Đơn vị, cơ chi nhánh Văn phòng đại diện ở nhiều nội thì có thể, có nhiều nội quy lao động không

“Doanh nghiệp có bắt buộc phải đăng ký nội quy, điều lệ lao động?” là một câu hỏi thường được đặt ra bởi khá nhiều người sử dụng lao động. Đặc biệt, kể từ năm 2021, khi Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực. Hãy cùng Luật sư lao động tìm câu trả lời thông qua các quy định của pháp luật hiện hành trong bài viết dưới đây

Đơn vị, cơ chi nhánh Văn phòng đại diện ở nhiều nội thì có thể, có nhiều nội quy lao động không
Doanh nghiệp có bắt buộc phải đăng ký nội quy, điều lệ lao động?

>>>Xem thêm: Thay Đổi Cơ Cấu Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Nguồn Lao Động Trong Doanh Nghiệp?

Doanh nghiệp sử dụng dưới 10 người lao động

Theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động

Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên

Khoản 1 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 (BLLĐ 2019) và khoản 1 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP chỉ rõ, khi sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì doanh nghiệp phải ban hành nội quy lao động phải bằng hình thức văn bản. Theo quy định tại Điều 119 BLLĐ 2019, những doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên còn phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.

Đơn vị, cơ chi nhánh Văn phòng đại diện ở nhiều nội thì có thể, có nhiều nội quy lao động không

Nội quy lao động phải bằng hình thức văn bản

Nội dung chủ yếu của nội quy lao động

Nội quy trong lao động được quy định tại khoản 2 Điều 118 BLLĐ 2019 và bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:

  • Thời giờ làm việc cũng như thời giờ được nghỉ ngơi;
  • Trật tự tại nơi người lao động làm việc;
  • An toàn, vệ sinh trong lao động;
  • Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi người lao động làm việc; trình tự các bước xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi người lao động làm việc;
  • Về việc bảo vệ tài sản, về bí mật kinh doanh, về bí mật công nghệ, về sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp;
  • Những trường hợp được phép tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với vị trí công việc được ghi trong hợp đồng lao động;
  • Những hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động;
  • Trách nhiệm về vật chất;
  • Người có thẩm quyền để tiến hành xử lý kỷ luật người lao động.

>>Xem thêm: Mẫu nội quy lao động công ty

Thực hiện thủ tục đăng ký nội quy lao động

Thủ tục đăng ký nội quy lao động

Người sử dụng lao động động phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
  • Nội quy lao động;
  • Văn bản góp ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
  • Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).

Người sử dụng lao động nộp hồ sơ tại một trong các cơ quan sau:

  • Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
  • Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp huyện (được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh ủy quyền): Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

Trình tự thủ tục đăng ký nội quy lao động như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện đăng ký kinh doanh.

  • Bước 2: Xử lý hồ sơ đăng ký

Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu nội dung nội quy lao động trái với pháp luật thì cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh sẽ ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.

Lưu ý: Khi có chi nhánh, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa phương khác nhau thì phải gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Hình thức xử phạt hành vi không đăng ký nội quy lao động

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp bắt buộc đăng ký nội quy lao động mà không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh thì sẽ bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng.

Đơn vị, cơ chi nhánh Văn phòng đại diện ở nhiều nội thì có thể, có nhiều nội quy lao động không

Trường hợp doanh nghiệp không đăng ký nội quy lao động theo quy định pháp luật bị xử phạt từ 05 – 10 triệu đồng

>>Xem thêm: Mức xử phạt hành vi ngược đãi người lao động

Sửa đổi nội quy lao động có phải đăng ký lại?

Trước đây, theo khoản 5 Điều 28 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành BLLĐ 2012, trường hợp sửa đổi, bổ sung nội quy lao động đang có hiệu lực, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thực hiện đăng ký lại nội quy lao động.

Tuy nhiên theo quy định hiện hành, tại khoản 3 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khi sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Hiện không có điều luật nào quy định việc doanh nghiệp phải đăng ký lại nội quy lao động khi sửa đổi.

Vì vậy, khi sửa đổi hay bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký lại nội quy lao động.

Hiệu lực của nội quy lao động

Hiệu lực của nội quy lao động được quy định tại Điều 121 BLLĐ 2019, theo đó:

  • Đối với nội quy lao động phải đăng ký: Có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (được ủy quyền) nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
  • Đối với nội quy lao động không phải đăng ký (trường hợp sử dụng dưới 10 người lao động): Hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động.

>>Xem thêm: Nội quy lao động phải sửa như thế nào từ năm 2021?

Trên đây là bài viết chi tiết về Doanh nghiệp có bắt buộc phải đăng ký nội quy, điều lệ lao động không? Nếu bạn đọc vẫn còn vướng mắc về các vấn đề có liên quan hoặc cần được TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG vui lòng gọi số HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

Hiện nay, con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện mang đến cho doanh nghiệp một số lợi ích và công dụng như sử dụng trong chứng thực văn bản, tiết kiệm thời gian,,…Vì vậy, để giúp đỡ khách hàng trong việc tìm hiểu các quy định pháp luật về con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện, Công ty Luật Thái An xin tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý quy đinh về con dấu của chi nhánh, con dấu của văn phòng đại diện là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Chi nhánh, văn phòng đại diện đều không phải pháp nhân độc lập. Pháp luật không yêu cầu bắt buộc chi nhánh, văn phòng đại diện phải có con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện. Do đó, việc chi nhánh, văn phòng đại diện có con dấu hay không phụ thuộc vào quyết định của chủ thể có thẩm quyền của doanh nghiệp hoặc điều lệ doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc chi nhánh, văn phòng đại diện có con dấu mang lại nhiều sự thuận tiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

=== >>> Xem thêm: Các vấn đề pháp lý về chi nhánh, văn phòng đại diện

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì:

Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.”

Theo đó, con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện có thể bao gồm con dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử.

Trong đó, theo quy định của Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

Theo khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về dấu của doanh nghiệp như sau:

“Doanh nghiệp có quyền quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.”

Theo quy định trên, doanh nghiệp được quyền quyết định về số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện.

Những chủ thể sau đây có quyền quyết định các vấn đề trên của con dấu là Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, trừ khi điều lệ có quy định khác.

Về số lượng con dấu chi nhánh, văn phòng đại diện phụ thuộc vào điều lệ của doanh nghiệp hoặc quyết định của chủ thể có thẩm quyền về con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện.

Hình thức của con dấu chi nhánh, con dấu của văn phòng đại diện do doanh nghiệp tự quyết định. Thông thường, về hình thức con dấu chi nhánh, văn phòng đại diện là hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác.

Về màu mực của con dấu chi nhánh, văn phòng đại diện, hiện nay, không có quy định pháp luật yêu cầu bắt buộc về loại màu mực cũng như các màu mực bị cấm sử dụng trong mẫu con dấu.

Do đó, hình thức, màu mực con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện phụ thuộc vào điều lệ của doanh nghiệp hoặc quyết định của chủ thể có thẩm quyền về con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện.

Đơn vị, cơ chi nhánh Văn phòng đại diện ở nhiều nội thì có thể, có nhiều nội quy lao động không
Quy định về con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện đã có nhiều thay đổi từ năm 2021 – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì nội dung của con dấu chi nhánh, con dấu của văn phòng đại diện cũng do doanh nghiệp tự quyết định. Pháp luật hiện hành cũng không có quy định về các nội dung bắt buộc phải có trên con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện. 

Đây là một điểm khác biết lớn của Luật Doanh nghiệp năm 2020 so với Luật Doanh nghiệp năm 2014 (và các văn bản hướng dẫn) trong quy định về con dấu.

Tuy nhiên thông thường, nội dung mẫu con dấu ca chi nhánh, văn phòng đại diện phải có tên chi nhánh, văn phòng đại diện. Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện.

Cần lưu ý, một số hình ảnh, ngôn ngữ không được sử dụng trong nội dung mẫu con dấu bao gồm: Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, ….

  • Doanh nghiệp có phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 thì trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định này tại Luật Doanh nghiệp 2014, cho nên từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.

Trường hợp doanh nghiệp muốn thay đổi mẫu dấu hay cấp lại mẫu dấu cũng sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh như trước đây.

  • Về việc quản lý, lưu trữ con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 thì:

 “Việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.”

=== >>> Xem thêm:Con dấu của doanh nghiệp theo quy định pháp luật

Trên đây là phần tư vấn về con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện. Để được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp lý của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

Pháp luật hiện hành không còn đặt ra nhiều quy định bắt buộc trong việc quản lý con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện. Tuy nhiên, trong quá trình giao dịch với các đối tác, việc các doanh nghiệp đặt ra các quy chế cụ thể trong quản lý và sử dụng con dấu sẽ có vai trò quan trọng để ngăn ngừa các giao dích bất hợp pháp.

Nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến con dấu, cũng như nhu cầu thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hãy sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Công ty Luật Thái An với nhiều năm kinh nghiệm thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện… sẽ giúp khách hàng thực hiện một cách nhanh chóng, vừa tiết kiệm chi phí.

--> Quý khách hàng vui lòng truy cập các đường dẫn sau để có thông tin hữu ích:

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Đơn vị, cơ chi nhánh Văn phòng đại diện ở nhiều nội thì có thể, có nhiều nội quy lao động không

Giám đốc tại Công ty Luật Thái An

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Đơn vị, cơ chi nhánh Văn phòng đại diện ở nhiều nội thì có thể, có nhiều nội quy lao động không