Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là gì

Tình huống pháp lý: Công ty MA có nợ Công ty tôi và các Công ty khác rất nhiều tiền nhưng không thanh toán mặc dù có tài sản. Việc vay, mượn có thỏa thuận bằng hợp đồng, ấn định rõ thời gian thanh toán mặc dù chúng tôi đã liên hệ rất nhiều lần nhưng vẫn không được giải quyết. Pháp luật Việt Nam có quy định về mức nợ cụ thể để xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không? Và Công ty MA có được xem là Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không? Trường hợp Công ty tôi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nhưng chỉ nộp lệ phí phá sản mà không nộp tạm ứng chi phí phá sản thì Tòa án có giải quyết hay không?

Trả lời:

Cảm ơn Qúy Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (FDVN). Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:

  1. Về việc xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định một mức khoản nợ cụ thể nào để xác định là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mà chỉ cần có đủ các điều kiện nêu tại Khoản 1 Điều 4 Luật phá sản 2014, cụ thể: “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.”

Căn cứ vào quy định trên thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có khoản nợ cụ thể, rõ ràng do các bên thừa nhận, thỏa thuận hoặc được xác định thông qua bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại, hoặc được xác định trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền và các bên không có tranh chấp về khoản nợ này.
  • Khoản nợ đến hạn thanh toán. Khoản nợ đến hạn thanh toán là khoản nợ đã được xác định rõ thời hạn thanh toán, mà đến thời hạn đó doanh nghiệp phải có nghĩa vụ trả nợ. Thời hạn thanh toán này được các bên thừa nhận, thỏa thuận hoặc được xác định thông qua bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại hoặc trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, trong trường hợp này mặc dù Công ty MA còn tài sản để trả nợ nhưng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho Công ty bạn theo Hợp đồng vay, mượn mà hai bên đã giao kết thì vẫn được xem là doanh nghiệp “mất khả năng thanh toán”.

  1. Về việc nộp lệ phí phá sản và tạm ứng chi phí phá sản

Theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 Luật Phá sản 2014 thì nộp lệ phí phá sản và tạm ứng chi phí phá sản là nghĩa vụ của người nộp đơn. Trừ trường hợp người nộp đơn quy định tại Khoản 2 Điều 5 và điểm a Khoản 1 Điều 105 của Luật phá sản 2014 không phải nộp lệ phí phá sản, gồm:

  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 của Luật phá sản 2014 mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản (Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.)

Và Điều 39 Luật Phá sản 2014 có quy định: “Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sau khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.”

Như vậy, việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản và biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản cho Tòa án là hai điều kiện bắt buộc để Tòa án thụ lý phá sản. Nếu Công ty bạn thuộc trường hợp phải nộp lệ phí và tạm ứng chi phí phá sản mà chỉ nộp lệ phí phá sản thì Tòa án trả lại đơn yêu cầu cho Công ty bạn theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 35 Luật Phá sản 2014:

“1. Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau:

đ) Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.”

Theo CVPL Nguyễn Thị Sương – Công ty Luật FDVN

…………………………….

Luật sư tại Đà Nẵng

99 Nguyễn Hữu Thọ, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Luật sư tại Huế: 

336 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

56A Điện Biên Phủ, phường Phường Đúc, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Luật sư tại Quảng Ngãi:

359 đường Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Luật sư tại Hà Nội:

Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội

Luật sư tại Nghệ An:

Số 19 đường Lê Nin, Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email:    

Điện thoại: 0935 643 666    –  0906 499 446

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là gì? Bất cứ một doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình mà rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán cũng là điều xảy ra ngoài mong muốn của chủ sở hữu nhưng đồng thời cũng là điều không tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là gì
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là gì? – Hình ảnh sưu tầm

Việc phát hiện doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và thông báo cho những người có quyền nộp đơn yêu cầu áp dụng thủ tục phá sản đối với các chủ thể có ý nghĩa rất lớn. Vậy ai có thể giúp cho các chủ nợ thấy được khoản nợ của mình đứng trước nguy cơ rủi ro khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014: Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Như vậy dấu hiệu để xác định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán được khoản nợ khi đến hạn.

Luật phá sản 2004 quy định chỉ Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý vốn, tổ chức kiểm toán hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp mà không phải là chủ sở hữu nhà nước của doanh nghiệp có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Điều này không sai bởi vì với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan này có khả năng và điều kiện phát hiện doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nhưng điều đó vô tình làm hạn chế khả năng của những chủ thể khác.

Khắc phục điều này, Luật phá sản 2014 đã quy định bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức khi phát hiện doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Điều này đã mở rộng phạm vi cho hầu hết các chủ thể đều có thể phát hiện được và được thông báo về tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Với quy định mở rông như vậy, vừa đảm bảo cho quá trình khai tử của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng,vừa giúp các chủ nợ chủ động hơn với tư cách của mình trong việc xử lý khoản nợ của minh đối với doanh nghiệp mắc nợ. Từ đó, việc giải quyết các “vết thương” của nền kinh tế do phá sản gây ra cũng diễn ra nhẹ nhàng hơn, ít “biến chứng” hơn.

CÔNG TY HỢP DANH QUẢN LÝ VÀ THANH LÝ TÀI SẢN SÀI GÒN (SGI)

Trụ sở: 16 Nguyễn Quý Cảnh, phường An Phú, quận 2, TP.HCM

Điện thoại: 0966 288 855

Website: http://tuvanphasan.vn/; http://phasan.com.vn/; http://tuvanphasan.com/

Email:   

Facebook: https://www.facebook.com/quantaivienSaigon

Bài viết xem nhiều:

  • Căn cứ pháp lý: Điều 4 Luật Phá sản 2014

    Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.