Hàng hóa vận chuyển quá cảnh là gì

Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho.

Chúng tôi, công ty DHDLogistics tự tin là một trong những đơn vị tiên phong trong dịch vụ vận chuyển hàng quá cảnh với mức chi phí giá cả hợp lý và tiết kiệm thời gian nhất cho quý khách hàng.

Với vị trí của Việt Nam là cửa ngõ vào các nước Đông Dương, rất nhiều doanh nghiệp Campuchia xuất, nhập hàng qua cảng và sân bay tại TP.HCM thay vì qua cảng Phnompenh hay Sihanoukville do thuận lợi về đường sá và thủ tục quá cảnh đơn giản. Hiệp định quá cảnh giữa Việt Nam – Lào cho phép các phương tiện hai nước được phép hoạt động trên lãnh thổ của nhau đã giúp giảm đáng kể chi phí khi hàng hóa không cần phải chuyển tải tại biên giới, giúp rút ngắn hành trình và giảm chi phí.

Xem thêm:

Dịch vụ vận chuyển và làm TTHQ hàng nguy hiểm

Vận chuyển và làm TTHQ hàng khó

Hàng hóa vận chuyển quá cảnh là gì

DHDlogistics chuyên cung cấp dịch vụ và giải pháp tối ưu nhất cho hàng hóa xuất nhập khẩu đến Trung Quốc, Campuchia và Lào, quá cảnh qua Việt Nam. Với nhiều năm hoạt động với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nắm vững quy trình thủ tục hải quan vận chuyển hàng quá cảnh tại các cảng và sân bay Việt Nam cũng như tại các cửa khẩu biên giới đường bộ Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia và Việt Nam – Lào, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ thủ tục hải quan hàng hóa quá cảnh tốt nhất với các tiêu chí đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm.

Đội ngũ nhân viên trẻ trung nhiều kinh nghiệm, tư vấn gói vận chuyển phù hợp với mọi đối tương khách hàng

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD

Website: https://dhdlogistics.com/ Hotline: 0967 783 698 Email:

Địa chỉ: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu,Cầu Giấy, Hà Nội

Quá cảnh hàng hóa là một vấn đề thu hút sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại. Vậy hàng hóa quá cảnh là gì, loại hàng hóa nào được quá cảnh, các tuyến đường quá cảnh hàng hóa.  Để làm rõ những thông tin liên quan đến vấn đề này, mời bạn đọc đến với bài viết hàng quá cảnh là gì? của công ty Luật Hoàng Phi.

Hàng quá cảnh là cách gọi tắt của hàng hóa quá cảnh, theo quy định tại Khoản 8 Điều 2 Thông tư 54/2018/TT-BGTVT về biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực từ 01/01/2019, có quy định như sau Hàng hóa quá cảnh là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) và nơi nhận hàng (đích) ở ngoài lãnh thổ Việt Nam đi thẳng hoặc được xếp dỡ qua cảng biển Việt Nam hoặc nhập kho, bãi để đi tiếp.

Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.

Những loại hàng hóa nào được quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam?

Hiểu được hàng quá cảnh là gì?, tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được quy định về những loại hàng hóa được quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.

Cũng giống như các quan hệ pháp luật khác, quá cảnh hàng hóa cũng nằm khuôn khổ pháp luật nhất định. Theo quy định tại điều 242, Luật thương mại 2005 quy định về quyền quá cảnh hàng hóa. Mọi hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài đều được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và chỉ cần làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên pháp luật cũng đưa ra các trường hợp hạn chế quá cảnh. Theo đó, các loại hàng hóa không được quá cảnh bao gồm:

– Hàng hóa là các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và các loại hàng hóa có độ nguy hiểm cao khác, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép;

– Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu chỉ được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi được Bộ trưởng Bộ Thương mại cho phép.

Việc quy định như vậy là hợp lý nhằm bảo vệ an ninh tổ quốc, trật tự an toàn xã hội cũng như đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam.

Thêm nữa, Hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh khi xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam phải đúng là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu, phương tiện vận tải đã nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam

Các tuyến đường quá cảnh hàng hóa

Theo quy định tại điều 243 Luật thương mại 2005 về tuyến đường quá cảnh, hàng hóa chỉ được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế và theo đúng những tuyến đường nhất định trên lãnh thổ Việt Nam.

Căn cứ điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể tuyến đường được vận chuyển hàng hoá quá cảnh. Trong thời gian quá cảnh, việc thay đổi tuyến đường được vận chuyển hàng hoá quá cảnh phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Theo quy định, Hàng hóa được phép quá cảnh bằng đường hàng không. Quá cảnh bằng đường hàng không được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế về hàng không mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hàng hóa được quá cảnh bao lâu?

Theo quy định tại điều 246, Luật Thương Mại 2005 thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là ba mươi ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất trong quá trình quá cảnh.

 Đối với trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận; trường hợp hàng hóa quá cảnh theo giấy phép của Bộ trưởng Bộ Thương mại thì phải được Bộ trưởng Bộ Thương mại chấp thuận.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Hàng quá cảnh là gì? của công ty Luật Hoàng Phi, chúng tôi mong rằng những thông tin chúng tôi đã cung cấp hữu ích đối với bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6557 để được giải đáp nhanh chóng, kịp thời.

Quá cảnh là sự đi qua một nước hay nhiều nước để đi tới một nước thứ ba, mà ở đó, con người, hàng hóa không bị khám xét, được quy định đầu tiên tại Hiệp ước Baccelone năm 1921 về sự tự do quá cảnh.

Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ nước thứ ba nhằm mục đích trung chuyển, lưu kho, vận tải,…Vậy Quá cảnh là gì? Những lưu ý khi quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam? Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các vấn đề pháp lý xung quanh vấn đề trên.

Quá cảnh là gì?

Quá cảnh là sự đi qua một nước hay nhiều nước để đi tới một nước thứ ba, mà ở đó, con người, hàng hóa không bị khám xét, được quy định đầu tiên tại Hiệp ước Baccelone năm 1921 về sự tự do quá cảnh.

Tiếp đó, theo Công ước Luật biển năm 1982, thì quá cảnh là việc thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không với mục đích duy nhất là đi qua liên tục và nhanh chóng qua eo biển giữa một bộ phận khác về kinh tế và một vùng đặc quyền về kinh tế và một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.

Trong đó, sự tự do quá cảnh được áp dụng đối với cả con người và hàng hóa.

Một điểm cần lưu ý, đó là chỉ được xem là quá cảnh nếu như đảm bảo được mục đích đi qua liên tục và nhanh chóng. Vậy như thế nào là đi qua liên tục và nhanh chóng?

Trên thực tế, tùy thuộc vào cách sắp xếp, thời gian di chuyển, hãng dịch vụ, quy định pháp luật của quốc gia quá cảnh… mà thời gian quá cảnh trong mỗi trường hợp là khác nhau. Tuy nhiên, có thể coi là quá cảnh khi phương tiện vận chuyển đó dừng lại để tiếp nhiên liệu hoặc nhận thêm hàng hóa hay hành khách.

Những lưu ý khi quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam

Hiểu được Quá cảnh là gì? Những lưu ý khi quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam sẽ tiếp tục được làm rõ qua phần nội dung này.

Các loại hàng hóa quá cảnh tại Việt Nam cần phải lưu ý những điểm sau:

Về thời gian quá cảnh:

– Thời gian quá cảnh tối đa đối với hàng hóa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp lưu kho tại Việt Nam.

– Trong trường hợp lưu kho do hàng hóa hư hỏng, thiệt hại thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian để khắc phục, sửa chữa các sự cố đó và phải được sự đồng ý của chủ thể có thẩm quyền.

Về trình tự thủ tục:

– Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh phải được thực hiện tại trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng.

– Hàng hóa quá cảnh không qua lãnh thổ đất liền được lưu kho trong khu vực cửa khẩu.

– Hàng hóa quá cảnh có lưu kho ngoài khu vực cửa khẩu hoặc đi qua lãnh thổ đất liền thì phải xin phép Bộ thương mại.

– Hàng hóa quá cảnh phải được vận chuyển theo tuyến đường vận chuyển hàng quá cảnh mà pháp luật Việt Nam quy định. Nếu có sự thay đổi, phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Về các hành vi bị cấm trong quá trình quá cảnh:

– Thanh toán thù lao quá cảnh bằng hàng hóa quá cảnh;

– Tiêu thụ trái phép hàng hóa, phương tiện vận chuyển hàng quá cảnh.

Loại hàng hóa không được hoặc hạn chế quá cảnh tại Việt Nam:

Theo Điều 40 Nghị định 187/2013/NĐ-CP thì mọi loại hàng hóa được phép tự do quá cảnh tại Việt Nam, trừ những mặt hàng sau:

– Loại hàng hóa là vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ.

– Các loại hàng hóa có độ nguy hiểm cao khác. Trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

– Những loại hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Trừ trường hợp được Bộ trưởng Bộ Thương mại cho phép.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Quá cảnh là gì? Những lưu ý khi quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam. Mọi thắc mắc liên quan tới nội dung bài viết, quý vị có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp nhanh chóng nhất.