Doanh nghiep dong thue tncn diễn giải như thế nào năm 2024

Bà Duyên hỏi, công ty bà không quyết toán lại số thuế đã phân bổ cho các tỉnh có đúng không? Trường hợp cá nhân ở tỉnh thì làm như thế nào để nhận được phần tiền đóng thừa thuế? Phần quyết toán thuế cuối năm công ty sẽ chỉ kê khai cho các nhân viên thuộc trụ sở chính có đúng không? Các cửa hàng ở tỉnh thì phải làm thủ tục gì cho việc quyết toán thuế này?

Chi cục Thuế Quận 3, TP. Hồ Chí Minh trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 19/9/2021của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật Quản lý thuế:

"Điều 12. Phân bổ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế hạch toán tập trung có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác nơi có trụ sở chính

1. Người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính theo quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và phân bổ số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh.

… 4. Người nộp thuế căn cứ vào số thuế phải nộp theo từng tỉnh hưởng nguồn thu phân bổ để lập chứng từ nộp tiền và nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định. Kho bạc Nhà nước nơi tiếp nhận chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế hạch toán khoản thu cho từng địa bàn nhận khoản thu phân bổ…

… Điều 19. Khai thuế, tính thuế, phân bổ thuế TNCN

1. Trường hợp phân bổ:

  1. Khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả tại trụ sở chính cho người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác…

… 2. Phương pháp phân bổ:

  1. Phân bổ thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công:

Người nộp thuế xác định riêng số thuế TNCN phải phân bổ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân làm việc tại từng tỉnh theo số thuế thực tế đã khấu trừ của từng cá nhân. Trường hợp người lao động được điều chuyển, luân chuyển, biệt phái thì căn cứ thời điểm trả thu nhập, người lao động đang làm việc tại tỉnh nào thì số thuế TNCN khấu trừ phát sinh được tính cho tỉnh đó…

… 3. Khai thuế, nộp thuế:

  1. Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công:

a.1) Người nộp thuế chi trả tiền lương, tiền công cho người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác với nơi có trụ sở chính, thực hiện khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công theo quy định và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 05/KK-TNCN, phụ lục bảng xác định số thuế TNCN phải nộp cho các địa phương được hưởng nguồn thu theo mẫu số 05-1/PBT-KK-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi người lao động làm việc theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Thông tư này. Số thuế TNCN xác định cho từng tỉnh theo tháng hoặc quý tương ứng với kỳ khai thuế TNCN và không xác định lại khi quyết toán thuế TNCN…".

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp công ty của bà có trụ sở chính ở TPHCM và các cửa hàng ở nhiều địa phương khác tỉnh. Khi chi trả tiền lương, tiền công cho người lao động thì công ty thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo quy định và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 05/KK-TNCN, phụ lục bảng xác định số thuế TNCN phải nộp cho các địa phương được hưởng nguồn thu theo mẫu số 05-1/PBT-KK-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Công ty nộp số thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi người lao động làm việc theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Cuối năm, khi quyết toán thuế TNCN cho người lao động tại trụ sở chính và các đơn vị phụ thuộc ở địa phương khác tỉnh thì công ty không phải xác định lại số thuế TNCN đã phân bổ và nộp vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi người lao động làm việc. Như vậy, các vướng mắc của công ty được thực hiện như sau:

- Đối với số thuế TNCN đã phân bổ và nộp vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi người lao động làm việc thì công ty không xác định lại khi quyết toán cuối năm.

- Cuối năm, đối với người lao động đủ điều kiện ủy quyền quyết toán thay thì công ty thực hiện quyết toán thuế TNCN thay cho cả người lao động tại trụ sở chính và các đơn vị phụ thuộc ở địa phương khác tỉnh. Đối với người lao động thuộc diện trực tiếp khai quyết toán với cơ quan thuế thì công ty cấp chứng từ khấu trừ để người lao động thực hiện thủ tục tự quyết toán thuế TNCN.

Chi cục Thuế Quận 3 thông báo công ty được biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.

Theo đó, điểm a và điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chí khai thuế theo quý như sau:

Tiêu chí khai thuế theo quý đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân
1. Tiêu chí khai thuế theo quý
a) Khai thuế giá trị gia tăng theo quý áp dụng đối với:
a.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này nếu có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch.
Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.
a.2) Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được lựa chọn khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.
b) Khai thuế thu nhập cá nhân theo quý như sau:
b.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này nếu đủ điều kiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý thì được lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý.
b.2) Việc khai thuế theo quý được xác định một lần kể từ quý đầu tiên phát sinh nghĩa vụ khai thuế và được áp dụng ổn định trong cả năm dương lịch.

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp mới thành lập nhưng đáp ứng điều kiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý thì doanh nghiệp đó được lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý.

Doanh nghiep dong thue tncn diễn giải như thế nào năm 2024

Doanh nghiệp mới thành lập thì kê khai thuế thu nhập cá nhân theo quý hay năm? Doanh nghiệp mới thành lập nhưng không đủ điều kiện khai thuế theo quý thì giải quyết như thế nào? (Hình từ internet)

Doanh nghiệp mới thành lập nhưng không đủ điều kiện khai thuế theo quý thì giải quyết như thế nào?

Theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về nội dung này như sau:

- Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện không đủ điều kiện khai thuế theo quý thì người nộp thuế phải thực hiện khai thuế theo tháng kể từ tháng đầu của quý tiếp theo.

Người nộp thuế không phải nộp lại hồ sơ khai thuế theo tháng của các quý trước đó nhưng phải nộp Bản xác định số tiền thuế phải nộp theo tháng tăng thêm so với số đã kê khai theo quý quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và phải tính tiền chậm nộp theo quy định.

- Trường hợp cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế không đủ điều kiện khai thuế theo quý thì cơ quan thuế phải xác định lại số tiền thuế phải nộp theo tháng tăng thêm so với số người nộp thuế đã kê khai và phải tính tiền chậm nộp theo quy định.

Người nộp thuế phải thực hiện khai thuế theo tháng kể từ thời điểm nhận được văn bản của cơ quan thuế.

Doanh nghiệp mới thành lập thì có kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 như sau:

Người nộp thuế
1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
2. Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam;
b) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;
c) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;
d) Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

Như vậy, dù doanh nghiệp mới thành lập nhưng có thu nhập chịu thuế thì phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.