Điểm chết là gì

Xác định đúng điểm chết của pit tông trong xi lanh là một yêu cầu rất quan trọng, nó liên quan đến nhiều công tác khác trong quá trình sử dụng sửa chữa và bảo dưỡng động cơ như: cân cam, điều chỉnh khe hở xu páp, cân bơm (động cơ diesel), cân lửa (động cơ xăng) v.v.
a.  Loại động cơ có dấu điểm chết trên. Có nghĩa là nhà chế tạo đã xác định điểm chết trên của pit tông trong xi lanh và đánh dấu chỉ thị.

Điểm chết là gì

- Trên những động cơ bánh đà không bị bịt kín, phía ngoài bánh đà có một dấu bằng chữ hoặc khoan lỗ, trên thân máy có dấu cố định. Khi quay trục khuỷu đến vị trí mà dấu trên thân máy trùng với chữ hoặc dấu trên bánh đà, thì tại đó pit tông xi lanh số 1 (động cơ nhiều xi lanh) ở điểm chết trên. Trên động cơ ôtô, các dấu chỉ ĐCT của pit tông số 1 thường được biểu thị ở nắp đậy bộ phận truyền động trục khuỷu, trục cam và dấu trên pu ly ở đầu động cơ.

- Các dấu bằng chữ để xác định điểm chết của pit tông do nhà sản xuất mỗi nước quy định.

Ví dụ : Động cơ sản xuất tại :  Anh (TĐC), Mỹ (UDC), Đức (OT), ý (PMS), Pháp (PMH), Nhật (T), Nga ( khoan lỗ).v.v.v...

b.  Loại động cơ không có dấu 

Nhiều trường hợp dấu điểm chết trên không rõ ràng nên buộc phải xác định lại ĐCT của máy 1 làm chuẩn cho việc kiểm tra, điều chỉnh. Sơ đồ 18 – 6 giới thiệu dụng cụ xác định ĐCT.

Dụng cụ là một ống trụ trong có lồng kim chỉ thị, được đẩy bằng lò xo. Kim dò xuyên qua lỗ lắp bu gi hay lỗ lắp vòi phun để luôn tỳ lên một điểm cố định của đỉnh pit tông. Khi kim dò di chuyển sẽ làm quay kim chỉ thị trên vành chia độ. Phương pháp xác định ĐCT như sau:

Đánh dấu vị trí đầu tiên trên bánh đà (điểm a, hình 18 – 6 a) ứng với (điểm d) trên thân máy, lúc này kim chỉ thị sẽ ở một vị trí nào đó trên vành chia độ.

 Dùng tay quay trục khuỷu cho pit tông vượt qua ĐCT, đẩy kim dò dao động lên xuống. Khi chỉ thị chỉ đúng về vị trí ban đầu trên vành chia độ, đánh dấu thứ hai trên bánh đà (điểm c 18 – 6 b) trùng với (điểm d) trên thân máy.

Chia đôi khoảng cách giữa hai điểm a và c ta sẽ có một tâm điểm của cung ab.

Quay trục khuỷu cho tâm điểm của cung ab ứng (với điểm d) trên thân máy ta có ĐCT cần tìm.

Xác định ĐCT bằng dụng cụ chuyên dùng

Trong trường hợp không có dụng cụ xác định điểm chết trên, có thể dùng que dò qua lỗ lắp bu gi hoặc lỗ lắp vòi phun để xác định. Trong trường hợp này, vị trí của kim chỉ thị trên vành chia độ được thay bằng (dấu R) trên que dò ngay mặt tiếp xúc của lỗ với bu gi hoặc lỗ lắp vòi phun. 

Phương pháp tìm điểm chết trên bằng que dò

Trong động cơ pittông, tâm chết là vị trí của pít-tông trong đó nó ở xa nhất, hoặc gần nhất với trục khuỷu. Cái trước được gọi là trung tâm chết trên cùng ( TDC ) trong khi cái sau được gọi là trung tâm chết dưới ( BDC ).
Tổng quát hơn, tâm chết là bất kỳ vị trí nào của tay quay trong đó lực tác dụng thẳng dọc theo trục của nó, nghĩa là không có lực xoay nào có thể được áp dụng. Nhiều loại máy móc được điều khiển bằng tay quay, bao gồm cả xe đạp, xe đạp, xe ba bánh, nhiều loại máy ép, động cơ xăng, động cơ diesel, đầu máy hơi nước và động cơ hơi nước khác. Các máy điều khiển trục khuỷu dựa vào năng lượng được lưu trữ trong bánh đà để vượt qua trung tâm chết hoặc được thiết kế, trong trường hợp động cơ nhiều xi lanh, do đó các trung tâm chết không bao giờ có thể tồn tại trên tất cả các trục. Một đầu máy hơi nước là một ví dụ về cái sau, các thanh kết nối được bố trí sao cho tâm chết cho mỗi xi lanh xảy ra lệch pha với một (hoặc nhiều) xi lanh khác.

Ví dụ, trong cơ cấu pít-tông / trục khuỷu, khi trục khuỷu và thanh nối được xếp thẳng hàng, một khoảnh khắc quay tay quay không được tạo ra ngay cả khi một lực lớn được tác dụng lên pít-tông. Một vị trí như vậy tồn tại trong cơ chế xoay 4 nút, v.v., và điều này được gọi là điểm chết của cơ chế. Ngoài ra, khi tập thể dục bắt đầu từ điểm chết, không biết phía nào của tay quay sẽ bắt đầu rẽ trái hoặc phải chống lại sự đi lên hoặc hạ xuống của piston. Từ quan điểm này, nó cũng được gọi là một điểm suy nghĩ. Do sự hiện diện của điểm chết gây bất tiện khi sử dụng cơ chế đó, cùng một cơ chế, vị trí của điểm chết được bố trí hai hoặc nhiều hơn để được bù trừ với nhau hoặc, đạt được chuyển động trơn tru, chẳng hạn như sử dụng bánh đà.

Nguồn Encyclopedia Mypedia

Những ngôn ngữ khác

VietJack

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Hay nhất

– Điểm chết:

Điểm chết của pittông là vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiểu chuyên động. Có hai loại điểm chết:

+Điểm chết dưới (ĐCD) là điểm chết mà tại đó pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất

+Điểm chết trên (ĐCT) là điểm chết mà tại đó pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.

– Hành trình:Hành trình pittông là quãng đường mà pit-tông đi được giữa hai điểm chết.

–Thể tích công tác:Thể tích công tác vctlà thể tích xilanh giới hạn bởi hai điểm chết.

– Chu trình làm việc của động cơ đốt trong: Khi động cơ làm việc, trong xilanh diền ra lần lượt các quá trình : nạp, nén. cháy – dãn nở và thải, tổng hợp cả bổn quá trình đó gọi là chu trình làm việc của động cơ.

Bài 21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong – Câu 1 trang 102 SGK Công nghệ 11. Hãy nêu các khái niệm : điểm chết, hành trình, thể tích công tác và chu trình làm việc của động cơ đốt trong.

Hãy nêu các khái niệm : điểm chết, hành trình, thể tích công tác và chu trình làm việc của động cơ đốt trong.

– Điểm chết: 

Điểm chết của pittông là vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiểu chuyên động. Có hai loại điểm chết:

+ Điểm chết dưới (ĐCD) là điểm chết mà tại đó pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất 

+ Điểm chết trên (ĐCT) là điểm chết mà tại đó pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.

Quảng cáo

– Hành trình: Hành trình pittông là quãng đường mà pit-tông đi được giữa hai điểm chết.

–  Thể tích công tác: Thể tích công tác vct là thể tích xilanh giới hạn bởi hai điểm chết.

– Chu trình làm việc của động cơ đốt trong: Khi động cơ làm việc, trong xilanh diền ra lần lượt các quá trình : nạp, nén. cháy – dãn nở và thải, tổng hợp cả bổn quá trình đó gọi là chu trình làm việc của động cơ.