Đi cầu ra dịch dầu màu vàng cam là gì

Sau đây, các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ hướng dẫn cho bạn cách kiểm tra màu sắc phân, để nhận biết khi nào là bệnh nguy hiểm.

Tại sao phân lại có màu nâu nhạt?

Tiến sĩ Monica Borkar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa của Đại học NorthShore, HelathSystem ở Glenview, Illinois (Mỹ), cho biết phân thường có màu nâu vàng nhạt, hoặc thay đổi từ nâu nhạt đến nâu sẫm. Nguyên nhân là do nó chứa một sắc tố gọi là bilirubin, hình thành khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ.

Nhưng nếu nhìn thấy một màu lạ thì sao?

Tiến sĩ Borkar cho biết, nói chung thì, những thay đổi về màu sắc của phân bị ảnh hưởng bởi thức ăn ăn vào, và thường không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, có một số trường hợp là nguy hiểm.

Sau đây là ý nghĩa của 7 màu phân và khi nào bạn nên đi khám, theo Live Strong.

1. Màu xanh

Phân xanh thường do chế độ ăn uống, không có gì phải lo lắng

2. Màu vàng

Tiến sĩ Jacqueline Wolf, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess ở Boston (Mỹ), cho biết nếu bị tiêu chảy, phân có thể có màu vàng hoặc hơi xanh. Tiêu chảy nghĩa là mọi thứ đi qua hệ thống quá nhanh, chưa đủ thời gian để phân chuyển thành màu sẫm hơn.

Phân màu vàng cũng có thể do chất béo dư thừa trong chế độ ăn uống và có thể là tác dụng phụ của chế độ ăn ít tinh bột.

3. Đỏ

Đây bắt đầu là dấu hiệu nguy hiểm. Tiến sĩ Wolf nói, có thể do thức ăn hoặc đồ uống màu đỏ, hoặc máu từ bệnh trĩ hoặc rách hậu môn do táo bón gây ra.

Nhưng, phân màu đỏ cũng có thể do nguyên nhân đáng lo ngại hơn, như chảy máu từ ruột dưới xuống.

Máu trong phân cũng là triệu chứng nguy hiểm của ung thư đại trực tràng, theo Live Strong.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, các triệu chứng khác bao gồm thay đổi thói quen đi tiêu - như tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, đau bụng và sụt cân.

Nếu bạn nghĩ mình còn trẻ, không thể bị ung thư đại trực tràng, hãy nghĩ lại: Tỷ lệ ung thư đại trực tràng và tử vong do căn bệnh này đang dần tăng lên ở những người dưới 50 tuổi.

Bởi vì người trẻ không thường xuyên đi nội soi để kiểm tra, nên cần phải đi khám ngay nếu thấy máu trong phân.

4. Nâu sẫm hoặc đỏ sẫm

Tiến sĩ Wolf cho biết, màu sẫm hơn cũng có thể xuất phát từ việc chảy máu trong đường tiêu hóa, đặc biệt là nơi ruột kết nối với ruột non. Ung thư ruột kết, bệnh túi thừa, viêm đại tràng và viêm ruột có thể tạo nên màu sẫm này. Đi khám ngay nếu thấy màu này trong phân.

Đi cầu ra dịch dầu màu vàng cam là gì

Đi khám ngay lập tức nếu có nghi vấn

Ảnh minh họa: Shutterstock

5. Đen

Đây là một màu khá nguy hiểm. Thuốc trị tiêu chảy Pepto-Bismol, bổ sung sắt hay ăn nhiều quả việt quất có thể khiến phân có màu rất sẫm, tiến sĩ Wolf nói.

Tuy nhiên, phân đen cũng có thể do chảy máu từ thực quản, dạ dày hoặc ruột non, tiến sĩ Borkar nói. Có thể do vết loét dạ dày hoặc hiếm gặp là do khối u ở đường tiêu hóa trên, theo Live Strong.

Phân trở nên đen vì máu đi qua đường tiêu hóa và bị phân hủy bởi các enzym tiêu hóa.

6. Màu đất sét, nhạt hoặc trắng

Đây là dấu hiệu của sự tắc nghẽn trong gan hoặc đường mật, tuy một số loại thuốc trị tiêu chảy cũng gây ra phân trắng, tiến sĩ Borkar nói.

Sỏi mật hoặc khối u trong tuyến tụy đều có thể chặn các ống dẫn mật. Đi khám ngay lập tức nếu phân có màu sáng bất thường, đặc biệt nếu bị đau giống như ống mật bị tắc, theo Live Strong.

Những bất thường khác

Một lần đi ngoài tối đa không nên lâu hơn 10 - 15 phút, theo Medical News Today.

Nếu mất nhiều thời gian hơn có thể bị táo bón, trĩ hoặc một bệnh khác.

Các tình huống sau có thể chỉ ra vấn đề tiêu hóa:

• Đi ngoài hơn 3 lần mỗi ngày

• Đi ngoài ít hơn 3 lần một tuần

• Phải “rặn” quá mức, đau khi đi ngoài

• Phân có màu đỏ, đen hoặc trắng, phân có dầu mỡ, theo Medical News Today.

• Thấy máu trong phân

• Tiêu chảy

• Phân rất cứng, khô và khó ra

Khi nào nên đi khám

Đi khám ngay lập tức nếu phân có màu đỏ tươi, đen hoặc trắng nhạt hoặc gặp các dấu hiệu bất thường kể trên.

Tiến sĩ Wolf khuyên nên chuẩn bị các thông tin sau để cung cấp cho bác sĩ.

• Có ăn cái gì lạ không, có ăn thức ăn gì có màu đậm không?

• Có dùng loại thuốc mới hay thực phẩm bổ sung nào không?

• Có triệu chứng nào khác không: Thay đổi lớn trong thói quen đi tiêu như táo bón hoặc tiêu chảy, giảm cân không chủ ý, đau bụng, buồn nôn, nôn và mệt mỏi... theo Live Strong.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Khi lượng mỡ trong phân sau khi thải ra ngoài vượt quá 7g/ ngày sẽ được bác sĩ chẩn đoán mắc chứng phân mỡ. Phân mỡ là tiếng chuông cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe như: Cơ thể kém hấp thụ chất dinh dưỡng, không tạo ra enzym hay dịch mật cần thiết để tiêu hóa thức ăn hiệu quả.

1. Phân mỡ là gì?

Phân người là phần còn lại của thức ăn mà không thể hấp thụ hay tiêu hóa ở ruột non và bị các vi khuẩn trong ruột già phân hủy. Thành phần chủ yếu trong phân là các chất xơ, vi khuẩn, lớp nhầy bao bọc bên ngoài phân, đạm, muối, tế bào chết và chất béo.

Phân mỡ là phân mà lượng chất béo vượt qua mức bình thường, nhiều hơn 7g/ngày. Hình dạng phân mỡ thường nhiều và nhớt hơn so với phân bình thường, khi dội nước thì khó trôi hơn.

2. Dấu hiệu nhận biết đại tiện phân mỡ

Đại tiện phân mỡ là tình trạng khi đi vệ sinh người bệnh nhận thấy phân có kích thước lớn, màu sắc nhợt nhạt và mùi hôi rất khó chịu. Người bị đại tiện phân mỡ khi đi vệ sinh thường thấy phân nổi lên trên vì có hàm lượng khí cao, ngoài ra còn có một lớp váng mỡ nổi nên trên mặt nước trong bồn cầu.

Ngoài các dấu hiệu trên, các biểu hiện trên cơ thể như sau cũng là tiếng chuông cảnh báo đại tiện phân mỡ:

  • Sụt cân không rõ lý do
  • Đau quặn bụng
  • Đầy hơi
  • Khó tiêu.

Đi cầu ra dịch dầu màu vàng cam là gì

Một số bệnh nhân đại tiện phân mỡ còn gặp phải tình trạng đầy hơi

Có nhiều nguyên nhân hình thành chứng đại tiện phân mỡ, nguyên nhân chủ yếu là do sự kém hấp thu các chất dinh dưỡng trong thực phẩm do bệnh lý u xơ nang, một bệnh lý di truyền gây ra. Kém hấp thu dưỡng chất còn xảy ra do một vài nguyên nhân như sau:

  • Không dung nạp đường lactose
  • Bệnh Celiac
  • Hẹp đường mật
  • Bệnh Whipple
  • Bệnh Crohn.

Đi cầu ra dịch dầu màu vàng cam là gì

Bệnh Crohn là một nguyên nhân gây ra tình trạng phân mỡ

4. Điều trị đại tiện phân mỡ như thế nào?

Đại tiện phân mỡ là căn bệnh có thể điều trị dứt điểm và sẽ không gây nguy hiểm cho người bệnh nếu được chữa trị sớm và đúng cách. Đến gặp bác sĩ ngay khi bạn có các dấu hiệu ban đầu về căn bệnh này, làm các xét nghiệm máu và các sinh thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Nếu nguyên nhân đại tiện phân mỡ do không dung nạp gluten người bệnh chỉ cần loại bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn uống, người bệnh sẽ cảm thấy các triệu chứng giảm thiểu hoặc biến mất sau khi không ăn thực phẩm chứa gluten. Tuy nhiên, phải mất từ 2-6 năm, ruột của người bệnh mới hoàn toàn lành lại.

Đi cầu ra dịch dầu màu vàng cam là gì

Xét nghiệm D-xylose giúp chẩn đoán chứng phân mỡ

5. Cách phòng ngừa đại tiện phân mỡ

Sau đây là một số cách phòng ngừa đại tiện phân mỡ bạn nên biết:

  • Nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, uống đủ 2 lít nước trong một ngày
  • Giảm lượng tiêu thụ chất xơ và chất béo.
  • Hạn chế hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng chất kích thích
  • Bổ sung các vitamin A, D, E, K, tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin B12, axit folic, sắt, magie...
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có chứa nhiều kali oxalate.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.