Đề thi học sinh giỏi về COVID-19

Đề thi học sinh giỏi về COVID-19
Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn năm 2022 vẫn theo lối mòn, cũ kỹ.

Bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn gồm 2 câu tự luận với thời gian làm bài 180 phút.

"Một hòn đá không thể sử dụng để xây bậc lên xuống, không làm được điêu khắc hay là vật để vò, giặt quần áo. Nhưng đó là hòn đá rơi từ vũ trụ xuống đã mấy trăm năm. Nó vô giá trị trong đời sống thường ngày nhưng quý giá với nhà khoa học". Đó là vấn đề được nêu trong câu nghị luận xã hội để yêu cầu học sinh bày tỏ ý kiến.

Cùng với đó, câu nghị luận văn học đặt ra vấn đề giá trị của văn học "dẫn dắt con người vượt lên giá trị nhất thời, vươn tới các giá trị bền vững".

Vấn đề được đặt ra trong đề thi đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm, nhận được những chia sẻ của các giáo viên có kinh nghiệm ôn luyện học sinh giỏi môn Văn, giáo viên cho rằng đây là một đề thi an toàn và chưa có sự đột phá.

Cô giáo Nguyễn Nguyệt Hà, giáo viên Văn từng ôn luyện cho các em tham gia kỳ thi học sinh giỏi đánh giá: "Thông điệp đặt ra trong đề thi nhân văn, nhưng đây là một đề thi chưa có đột phá, quen thuộc như cách ra đề thi 5-7 năm trước và thực sự đây là đề thi dễ thở với thí sinh".

Cô Nguyệt Hà chỉ ra cái quen thuộc và sự "dễ thở" thể hiện ngay ở câu nghị luận xã hội, ngữ liệu không hề lắt léo, tầng nghĩa, hình ảnh, biểu tượng rất dễ hiểu, nhìn vào đề nhận ra ngay từ khóa cần giải thích và chứa thông điệp, cô cho rằng có thể em khác thì cảm thấy khó còn đối với học sinh trình độ quốc gia thì rất dễ giải thích.

Theo như cô Hà, những thí sinh tham dự kì thi mang tầm cỡ quốc gia như vậy nếu được tiếp cận những ngữ liệu mới, mức độ khó hơn cập nhật hơn thì các thí sinh sẽ phát huy hết được điểm mạnh, tư duy đột phá sáng tạo của mình vì các em có mặt trong kì thi này là rất ưu tú vượt qua sàng lọc kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp rồi.

Đồng quan điểm với cô Nguyệt Hà, cô N.A một giáo viên dạy Văn của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam chia sẻ: "Đây là một đề không có gì sai, không quá chán, nhưng nói một cách khách quan thì đây là một đề không có gì quá ấn tượng. Tôi muốn là học sinh đến với kỳ thi mang tầm cỡ quốc gia thì nên được tiếp cận với những đề bài giúp cho học sinh thể hiện được cái suy nghĩ riêng, phát huy được tính sáng tạo thì tốt hơn một cái đề đọc lên thấy "hiền lành", an toàn và quen quen".

Cô N.A mong muốn đề thi ở tầm cỡ quốc gia nên có yêu cầu cao hơn, đặt ra những vấn đề mới mẻ hơn, cập nhật hơn, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh hơn. Điều đó sẽ khiến cho học sinh viết say chứ không chỉ dừng ở viết hay.

"Đề này nhiều học sinh sẽ viết được hay nhưng để viết say mê, hứng thú và để phát hiện ra những học sinh thật sự giỏi, thật sự sáng tạo thì đề thi năm nay chưa hoàn thành được chức năng phân hóa học sinh. Chính vì vậy, điểm thi năm nay dự kiến sẽ sàn sàn nhau, khó có thí sinh sở hữu điểm số đột phá", cô N.A cho hay.

Các thầy cô đang mong chờ, đang hy vọng đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn những năm sau sẽ "chất" hơn, thuyết phục hơn và đột phá hơn.

Đề thi nhìn dưới góc độ tích cực

Không thể phủ nhận sự an toàn, có phần cũ kỹ của đề thi học sinh giỏi quốc gia năm nay nhưng nhìn dưới góc độ tích cực, cô Nguyệt Hà bày tỏ sự đồng cảm: "Có thể thông cảm được với cách ra đề năm nay bởi các em đang sống trong bối cảnh đại dịch diễn biến rất phức tạp và khó lường, các em phải quay cuồng chóng mặt với việc học on-off lẫn lộn đã ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập.

Thêm vào đó là việc đi thi ngồi giữa một "rừng" F0, F1 không thể biết được ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của thí sinh. Việc các thầy cô ra một đề thi an toàn, thí sinh nào cũng có thể làm được có thể được hiểu như một cách làm giảm bớt áp lực cho các em".

Cô Hà cho biết thêm, đề thi năm nay tuy an toàn nhưng nếu không tỉnh táo, không cẩn thận thì học sinh rất dễ rơi vào "cái hố" của sự dài dòng, lan man và nhàn nhạt, nhưng cô tin các thí sinh sẽ biết làm "mới" cho những điều tưởng cũ tưởng quen.

Nhìn nhận vấn đề một cách tích cực, cô T.P, giáo viên dạy Văn của một trường THPT tại Thái Bình chia sẻ: "Trên quan điểm cá nhân của tôi thì câu nghị luận xã hội mang lại thông điệp rất nhân văn nhưng không có những phát hiện mới, chưa khai thác được hết sự sáng tạo của học sinh. Câu nghị luận văn học yêu cầu bàn luận về giá trị văn học từ một nhận định quen thuộc, an toàn trong Sách Ngữ văn 12 nâng cao, tập hai".

Tuy nhiên với cô, vấn đề trong đề thi có thể cũ, nhưng học sinh mỗi năm một khác. Bằng những hiểu biết và sự sáng tạo, các bạn vẫn có thể tìm ra cái mới trong cái cũ đó, nhưng đáp án cần phải "thoáng" và linh hoạt để công sức các em bỏ ra trong suốt quá trình ôn luyện được ghi nhận một cách xứng đáng.

"Dù chỉ một chút "thoáng" đó, một chút ghi nhận đó cũng chính là phần thưởng, là món quà vô giá cho những nỗ lực của các em, đặc biệt là trong bối cảnh các em phải "gồng mình" vừa học kiến thức, vừa chống dịch", cô T.P bày tỏ.

Kết quả tìm kiếm cho "đề thi học sinh giỏi"

Kết quả 1 - 10 trong khoảng 14

Đề thi học sinh giỏi về COVID-19

Cập Nhật 07/12/2015

Mỗi sáng ăn cơm nguội đến trường, 1 buổi đi học, 1 buổi nhận xếp vàng mã để phụ giúp gia đình, thế nhưng, em Mai Thị Tuệ Minh, học sinh lớp 8/5 Trường THCS Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An luôn là học sinh giỏi.

Tag: học trò nghèo, vượt khó, học giỏi, gương học sinh, Cần Giuộc

Đề thi học sinh giỏi về COVID-19

Cập Nhật 28/10/2015

Mồ côi cha lẫn mẹ, cuộc sống vô vàn khó khăn, nhưng em Phan Quốc Hiếu, học sinh lớp 9/1 Trường THCS Võ Duy Dương, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An vượt qua nhiều thử thách để đạt học sinh giỏi 8 năm liền.

Tag: Cậu học trò giàu nghị lực, học sinh giỏi

Mạng xã hội Facebook đang lan truyền một đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn, vào ngày 19/4 vừa qua tại tỉnh Quảng Nam về: “Sự thấu hiểu của con cái đối với cha mẹ”.

Đề thi học sinh giỏi Văn tỉnh Quảng Nam.

Nội dung đề thi câu 1 với 8 điểm là nghị luận xã hội có nội dung:

a. Trong bộ phim "Repply 1988" sau những ứng xử thiếu tinh tế đối với cô con gái tên Duk Sun, người bố giãi bày: Bố không phải vừa sinh ra đã làm bố, bố cũng là lần đầu tiên làm bố.

b. Trong bài viết: Nếu ba mẹ lỡ không may đi xa lạc mình, hãy chỉ đường, hướng dẫn, kéo tay ba mẹ với nhé!, nhà báo Trần Thu Hà chia sẻ:

Mẹ tuy nhiều tuổi hơn nhưng về việc làm mẹ, mẹ cũng chỉ bằng tuổi con. Con lúng túng, mẹ cũng lúng túng; con sai lầm, mẹ cũng sai lầm. Con thất vọng về mẹ có khi còn ít hơn mẹ thất vọng về chính mình nữa.

Từ những lời tâm sự trên, em hãy trình bày suy nghĩ về vấn đề: sự thấu hiểu của con cái đối với cha mẹ".

Nhiều ý kiến đồng tình cao về đề thi này và cho rằng đề khá hay, đánh thức được nhận thức và suy nghĩ của học sinh.

Trả lời báo chí, Ông Lê Văn Hiệp, Phòng Giáo dục Trung học – Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết, đề thi đang được mạng xã hội quan tâm là đề thi học sinh giỏi lớp 9 của tỉnh diễn ra vào ngày 19/4 vừa qua.

Ông Hiệp cho rằng, đề thi cập nhật được vấn đề thực tế cuộc sống đặt ra, hiện nay giới trẻ, nhiều học sinh ỷ lại bố mẹ, đòi hỏi bố mẹ quá nhiều. Từ đó, nhiều học sinh quên đi sự thấu hiểu đối với bố mẹ.

Đề hay vì đánh thức được nhận thức và suy nghĩ của học sinh

Cô Nguyễn Đình Thị Thủy, giáo viên dạy văn trường THPT Hoài Đức A, Hà Nội cho rằng, đề đã chạm đến vấn đề xã hội đáng quan tâm, vừa có tính thời sự, vừa khơi gợi suy nghĩ sâu lắng. Đánh thức mối liên hệ giữa con cái - cha mẹ và ngược lại

Cũng theo cô Thủy, ngữ liệu trong đề thể hiện được sự chân thành từ người lớn (cha - mẹ) khiến con trẻ dễ mở lòng thấu hiểu, bao dung với những điều chúng vốn cho là "sai" của cha mẹ.

“Nói chung đề đánh thức nhận thức và suy nghĩ của học sinh, giúp học sinh có cái nhìn rộng mở, thấu đáo hơn về cha mẹ, từ đó tạo điều kiện cho khoảng cách cha mẹ - con cái xích lại gần nhau hơn. Với đề này, học sinh cũng có thể phát huy tính phản biện”- cô Thủy nêu quan điểm.

Một số ý kiến cho rằng đề thi này quá sức đối với một học sinh lớp 9, cô Thủy cho rằng, đề thi này cũng có tác động đến nhận thức với lớp 9 nhưng khả năng để hiểu sâu sắc và đón nhận được thông điệp của đề thì chắc cần thêm thời gian.

Cô Nguyễn Ngọc Dung, giáo viên dạy Văn ở Hà Nội cho biết, về tổng thể, đề thi khá hay, đặc biệt là câu nghị luận xã hội rất nhẹ nhàng. Câu nghị luận văn học tương đối nhẹ nhàng, không quá nặng nề, cứng nhắc.

“Đây là một đề thi cho học sinh giỏi là hoàn toàn xứng đáng”- cô Dung nói.

Cũng theo cô Dung, đây là đề thi cho cơ hội để nhìn nhận lại mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái - một vấn đề đang gây ra nhiều tranh luận, đánh giá, phân tích trong thời gian qua.

Cô Dung cho rằng, thời gian gần đây, khi ra đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn đã để ý có những câu hỏi mang tính thời sự, ngữ liệu ra thường mới. Vấn đề mang tính giáo dục đạo đức học sinh thì đề ở đâu cũng muốn hướng tới. Để có những đề gây ấn tượng, "tươi mới" như thế thì người ra đề cần cập nhật các vấn đề mang tính thời sự, theo dõi những đầu sách mới,.... Và quan trọng, người ra đề phải có tư duy mới, bản lĩnh.