Đề kiểm tra văn học trung đại lớp 9 năm 2024

                      

Ôn tập Văn học Trung Đại

                      
I/ Chuyện người con gái Nam Xương
                      
*Câu 1: Giải thích ý nghĩa của nhan đề Truyền kì mạn lục.
                      
-Truyền kì mạn lục là ghi chép, tản mạn lại những câu chuyện có yếu tố kì lạ được nhân dân lưu truyền từ đời này sang đời khác.
                      
*Câu 2: Tóm tắt câu chuyện: "Chuyện người con gái Nam Xương"
                      
Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương xinh đẹp, nết na. Trương Sinh cùng làng, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Biết tính chồng da nghi, nàng giữ gìn khuôn phép không để xảy ra thất hòa.Cuộc sống sum vầy chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải tòng quân đi đánh giặc Chiêm. Trong buổi tiễn đưa. Vũ Nương rót chén rượu đầy đưa cho chồng và nói chỉ mong ngày chồng trở về mang theo hai chữ bình yên.
                      
Chồng ra lính được một tuần thì Vũ Nương sinh được đứa con trai đặt tên là Đản. Nửa năm đã trôi qua, bà mẹ chổng già yếu, buồn lo rồi đau ốm. Nàng hết lòng săn sóc cơm cháo thuốc thang, ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. Bệnh mỗi ngày một nặng, mẹ chồng qua đời, nàng vô cùng thương xót, mọi việc ma chay tế lễ, nàng lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.
                      
Qua năm sau giặc tan. Trương Sinh được trở lại nhà, con vừa học nói. Chàng bế con đi thăm mồ mẹ, đứa trẻ không chịu và quấy khóc. Nghe Sinh dỗ dành, con ngây thơ nói: "Thế ra ông cũng là cha tôi ư ? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ im thin thít". Nghe Sinh gạn hỏi, đứa bé lại nói: "Trước đây, thường có một người đàn ông, ngày nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả".
                      
Vốn có tính ghen, nghe con nói. Trương Sinh đinh ninh là vọ hư. Chàng la um lên cho hả giận. Vũ Nương khóc lóc phân trần, nhưng chàng lại càng mắng nhiếc đánh đuổi đi. Trước cảnh bình rơi trâm gãy. Vũ Nương tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than, mong thần sông linh thiêng chứng giám. Nàng nguyền, nếu đoan trang, trinh bạch xin được làm ngọc Mị Nương, làm cô Ngu Mĩ: nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con thì xin làm mồi cho tôm cá, làm cơm cho diều quạ...
                      
Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự tử. Chẳng bao lâu sau, một đêm vắng vẻ, ngồi dưới đèn khuya, bỗng đứa con chỉ chiếc bóng in lên vách mà nói rằng: "Cha Đán lại đến kia kìa !". Lúc bấy giờ Trương Sinh mới thấu nỗi oan cùa vợ.
                      
Lại nói chuyện Phan Lang người cùng làng, làm đầu mục ở bến đò Hoàng Giang. Một đêm chiêm bao thấy người con gái áo xanh đến kêu xin tha mạng. Sáng dậy, có người phường chài đem biếu một con rùa mai xanh; Phan chợt nghĩ đến chuyện mộng bèn đem thả con rùa ấy. Chẳng bao lâu sau, dưới thời Khai Đại nhà Hồ, giặc Minh sang cướp nước ta. Nhiều người sợ hãi chạy trốn, thuyền bè bị đắm, chết đuối đầy sông, trong đó có Phan Lang, xác dạt vào động Rùa ở hải đảo. Linh Phi là vợ vua Nam Hải chợt nhìn thấy, bèn nói: "Đấy là vị ân nhân cứu sống ta thuở xưa". Linh Phi lấy khăn dấu mà lau, thuốc thần mà đổ, một chốc sau Phan Lang hồi sinh.
                      
Linh Phi rước Phan Lang vào cung nước, mở tiệc lớn ở gác Triều Dương để đãi ân nhân. Trong bữa tiệc có nhiều mĩ nhãn, áo quán thướt tha, tóc búi xể, trong đó có một người chỉ điểm qua son phấn rất giống Vũ Nương. Tiệc xong, người đàn bà ấy đến gặp Phan Lang. Vũ Nương nói lại tình cảnh mình được các nàng tiên trong cung nước thương tình mà cứu sóng. Nghe Phan nhắc lại cố hương, mồ mả tiên nhân,... Vũ Nương khóc...
                              
Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 ở học kỳ I có các văn bản truyện thơ trung đại, dưới đây là các dạng bài thường xuất hiện trong đề kiểm tra, đề thi liên quan đến giai đoạn văn học này mà các bạn 2k4 cần đặc biệt lưu ý!

Đề kiểm tra văn học trung đại lớp 9 năm 2024

\>>> Xem ngay: Khóa ôn thi học kỳ I – Tự tin giành điểm 9,10

Chương trình Ngữ văn lớp 9 ở học kỳ I các bạn 2k4 sẽ được học rất nhiều các tác phẩm truyện, thơ tiêu biểu của giai đoạn văn học trung đại. Cụ thể là các văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, các đoạn trích trong Truyện Kiều và đoạn trích từ Truyện Lục Vân Tiên.

Đây là một phần kiến thức tương đối khó và thường gặp trong các đề kiểm tra, đề thi học kỳ hay đề thi vào 10. Tuy nhiên các bạn học sinh thường chủ quan mà bỏ qua phần kiến thức này hoặc ôn qua loa nên dẫn tới tình trạng bị “tủ đè” hoặc bị mất điểm hoàn toàn ở những câu hỏi này. Một ví dụ cụ thể nhất là trong kỳ thi vào 10 – 2018 vừa qua đã xuất hiện kiến thức văn học trung đại trong đề thi và chiếm trọng số điểm tương đối cao là 4 điểm với câu hỏi liên quan đến văn bản tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ khiến nhiều bạn bị bất ngờ vì trong quá trình ôn đã không liệt kê các tác phẩm này vào dạng kiến thức trọng tâm cần ôn sâu ôn kỹ, do vậy dẫn đến bài thi bị điểm thấp. Đây là một sai lầm mà các bạn 2k4 cần rút kinh nghiệm trong kỳ thi vào 10 – 2019 nhé.

Đề kiểm tra văn học trung đại lớp 9 năm 2024

Đề thi Ngữ văn kỳ tuyển sinh vào lớp 10 – 2018

Do vậy để giúp các bạn 2k4 nắm chắc kiến thức liên quan đến các tác phẩm truyện thơ thuộc giai đoạn văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9, cũng như có kế hoạch ôn thi hiệu quả đối với môn Văn để giành điểm cao trong các kỳ thi. Dưới đây HOCMAI xin liệt kê chi tiết các dạng câu hỏi thường gặp về văn học trung đại trong cấu trúc đề kiểm tra, đề thi vào 10 để các bạn cùng lưu ý nhé.

Đề kiểm tra văn học trung đại lớp 9 năm 2024

Đề kiểm tra văn học trung đại lớp 9 năm 2024

Hãy lên kế hoạch học và ôn thi với môn Ngữ văn 9 ngay từ bây giờ nhé các bạn 2k4 ơi. Hoặc nếu không biết cách hệ thống kiến thức trọng tâm, các kiến thức thường xuất hiện trong cấu trúc đề thi vào 10 thì các bạn hãy tham khảo ngay Chương trình Học Tốt khóa Ngữ văn 9 do thầy Nguyễn Phi Hùng trực tiếp giảng dạy nhé.