Dđầy bụng không tiêu rối loạn tiêu hóa trẻ em

Một số sai lầm trong chế độ ăn uống hay do cơ địa mà dẫn đến hiện tượng bé bị đầy bụng khó tiêu . Tình trạng này khiến trẻ khó chịu, bứt dứt và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên vấn đề này sẽ được giải quyết dễ dàng nếu như mẹ nắm rõ một vài mẹo chữa trị dưới đây.

Dđầy bụng không tiêu rối loạn tiêu hóa trẻ em
1. Dấu hiệu khi bé bị đầy bụng khó tiêu Đầy bụng khó tiêu là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Khi bị đầy bụng khó tiêu trẻ thường có các biểu hiện như: khó chịu, khóc, biếng ăn, bỏ ăn, dễ nôn ói, bụng phình trướng hơi hoặc có thể đi tiêu phân lỏng hoặc sền sệt mấy ngày…Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 2. Một số mẹo chữa trị khi bé bị đầy bụng khó tiêu Cách trị ăn không tiêu - “Xì hơi” sẽ giúp cho bé bớt khó chịu hơn khi bị đầy bụng. Để giúp bé xì hơi mẹ có thể làm một vài động tác sau: – Cử động chân bé giống như đạp xe có thể giúp bé hết đầy hơi: Đặt bé nằm ngửa sau đó lấy một chân bé kéo ngược lên ngực. Thực hiện thật nhẹ nhàng. Sau đó lại đẩy xuống đồng thời đẩy chân bên kia lên. Cử động này tương tự như khi ta đạp xe đạp. Nó khiến cho bé thích thú mà lại có thể giảm được khí trong bụng. Mẹ nhớ là không thực hiện động tác này khi bé vừa ăn no nhé. – Làm cho bé đưa hơi từ dạ dày ra bằng cách vuốt lưng cho bé. Bé không tự làm được và mẹ cần phải giúp bé một tay. Mẹ nên thực hiện biện pháp này một cách thường xuyên. Mẹ có thể thực hiện theo quy trình sau: Trước tiên, mẹ nên ngồi thẳng trên một chiếc ghế dễ chịu. Đặt bé yêu ngồi vào trong lòng và để lưng, đầu của bé đặt lên cánh tay. Tay bạn nên dựa vào thành ghế để có lực đỡ bé. Bạn dùng bàn tay giữ đầu, cổ của bé đồng thời khuỷu tay đỡ lưng. Bạn có thể cho bé bú hoặc cho bé bú bình theo cách này sẽ giúp bé giảm được hơi trong dạ dày cũng như khỏi bị nôn trớ. Khi bé ăn xong, bạn nên vuốt nhẹ dọc theo lưng cho bé để bé đưa hơi từ dạ dày ra ngoài. – Ôm bé: Ôm bé sát vào ngực mẹ, đu đưa bé nhẹ nhàng hoặc bế bé hơi ngả người xuống, với bụng của bé nằm ngang trên cánh tay mẹ. Vị trí này giúp bé xì hơi tốt và một số người mẹ nhận thấy, bé xì hơi được thì đỡ bị đầy bụng Nướng một củ hành hoặc tỏi bỏ vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé bị đầy bụng (không đặt trực tiếp hành, tỏi lên da bé vì có thể gây bỏng). Một lát bé sẽ xì hơi được và đỡ đầy bụng. Với bé lớn hơn, có thể phi thơm một lát tỏi và nêm vào cháo cho bé. Massage bụng khi trẻ bị đầy hơi Massage là cách giảm đầy hơi hiệu quả. Nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Có thể dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da của con. Tuy nhiên, không nên massage ngay sau khi bé vừa ăn xong. Chườm nóng trị đầy bụng ở trẻ sơ sinh Dùng gói chườm nóng để chườm vùng bụng cho bé. Tận dụng được hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ giảm được chứng đầy hơi cho bé. Để làm việc này, lấy 2 chiếc khăn tay và làm ấm chúng, không nên quá nóng. Bạn có thể nhúng nước nóng và vắt khô. Kiểm tra độ nóng bằng cách chườm lên tay bạn. Sau đó, gấp một chiếc khăn lại thành gói và đặt lên vùng bụng của bé. Lấy chiếc khăn thứ hai và quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất. Cần cẩn thận quấn không quá chặt, không quá nóng. Đối với những trường hợp bé không có dấu hiệu giảm đầy bụng khi mẹ thực hiện một số mẹo trên thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có thể chấn đoán bệnh đúng nhất và có cách xử lý phù hợp. Bổ sung men vi sinh cần thiết cho trẻ Men vi sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị bé tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi do loạn khuẩn ruột, nhiễm khuẩn ruột, dùng kháng sinh hoặc do các nguyên nhân khác. Giúp bé ăn ngon miệng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng cường hấp thu dưỡng chất, tăng cường hệ miễn dịch dùng cho trẻ em sau ốm hoặc suy dinh dưỡng, tiêu hóa hoặc hấp thu kém. Hoặc dùng hàng ngày để chăm sóc sức khỏe đường tiêu hóa. Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng cấp và mãn tính. Tuy nhiên với những bé sơ sinh thì không phải loại men vi sinh nào cũng có thể sử dụng được. Vì vậy các mẹ hãy cẩn thận trong việc lựa chọn men vi sinh hoàn hảo cho bé nhé!

Đầy bụng khó tiêu là chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây có thể là tình trạng tạm thời do thói quen ăn uống gây ra nhưng có thể là triệu chứng của bệnh lý tiêu hóa khác. Cảm giác đau tức bụng, phình chướng bụng cũng có thể xảy ra cùng lúc. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp bị đầy bụng khó tiêu đều có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Dđầy bụng không tiêu rối loạn tiêu hóa trẻ em

Đầy bụng khó tiêu là gì?

Đầy bụng khó tiêu là cảm giác bụng bị trương phình, căng tức sau khi ăn. Đây là một dạng rối loạn tiêu hóa phổ biến, hầu như ai cũng từng bị đầy bụng khó tiêu ít nhất một lần trong đời.

Cơ thể khi tiếp nhận quá nhiều thức ăn, đặc biệt là các loại thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ sẽ cản trở quá trình chuyển hóa thực phẩm của hệ tiêu hóa, gây ra sự tích tụ khí trong bụng, dẫn đến hiện tượng đầy bụng khó tiêu, đôi khi đi kèm những cơn đau âm ỉ cho người bệnh.

Đầy bụng khó tiêu được xem là triệu chứng rối loạn tiêu hóa tạm thời do cách ăn uống hoặc chất lượng thực phẩm gây nên, có thể khỏi trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể là triệu chứng của những bệnh lý tiêu hóa khác như: viêm loét dạ dày, hẹp môn vị dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích… Do vậy, nếu thường xuyên bị đầy hơi khó tiêu, người bệnh nên đi khám với bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe tiêu hóa.

Dđầy bụng không tiêu rối loạn tiêu hóa trẻ em

Nguyên nhân đầy bụng khó tiêu

1. Sinh lý

Đầy bụng khó tiêu do sinh lý (cách ăn uống và chất lượng thực phẩm) là nguyên nhân phổ biến và dễ xảy ra nhất. Nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu bao gồm:

  • * Ăn nhiều các loại thực phẩm gây đầy hơi như ngũ cốc nguyên hạt, thức ăn nhiều dầu mỡ, rau củ có hàm lượng đường cao, trái cây có lượng fructose cao,…
  • * Dùng các loại nước có gas, cồn như rượu bia, cà phê,…
  • * Ăn quá nhanh hoặc nói chuyện trong khi ăn, khiến cơ thể nạp nhiều hơi hơn bình thường, lâu dần sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
  • * Tình trạng căng thẳng, sức khỏe tâm thần kém gây suy giảm khả năng tiêu hóa thức ăn của hệ tiêu hóa, dẫn đến đầy hơi khó tiêu.
  • * Tác dụng phụ của một số loại thuốc: kháng sinh, kháng viêm.
  • * Hút thuốc lá

2. Bệnh lý

Đầy bụng khó tiêu là một trạng thái rối loạn hệ tiêu hóa nên cũng được xem là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiêu hóa.

Nếu tình trạng đầy bụng khó tiêu do bệnh lý kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Những bệnh có thể làm suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa, gây đầy bụng khó tiêu là:

  • * Viêm loét dạ dày tá tràng: Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc ở thành dạ dày bị viêm, hoặc nặng hơn là loét tổn thương đến lớp cơ. Bệnh gây ra cơn đau thắt ở vùng thượng vị. Nếu tiếp tục thu nạp những thức ăn khó tiêu hóa, nhiều gia vị sẽ khiến dạ dày dễ bị kích ứng, làm suy giảm chức năng dạ dày, gây đầy hơi khó tiêu.
  • * Trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, khiến người bệnh bị đau rát vùng ngực, ợ chua ợ nóng. Bệnh cũng thường đi kèm với những triệu chứng như đầy bụng khó tiêu và táo bón.(1)
  • * Hẹp môn vị dạ dày: Là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, gây cản trở đường di chuyển của thức ăn và dịch vị xuống tá tràng, tác động xấu đến hệ tiêu hóa và khả năng hấp thu của cơ thể.
  • * Hội chứng ruột kích thích: Đây là bệnh lý rối loạn tiêu hóa thường gặp, đi kèm với triệu chứng điển hình của bệnh là đầy bụng khó tiêu. Đến nay, căn nguyên của hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định. Người bệnh được khuyến cáo đi khám bác sĩ sớm, tốt nhất là khi các triệu chứng xuất hiện và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • * Bệnh Celiac: Còn được gọi là bệnh không dung nạp gluten. Khi người bệnh ăn phải những thực phẩm chứa gluten như lúa mạch, yến mạch, lúa mì và những loại ngũ cốc khác, bệnh Celiac dẫn đến tình trạng viêm và bất sản niêm mạc ruột non sẽ gây ra những triệu chứng như: đau bụng, đầy hơi khó tiêu, nôn mửa, suy giảm sức đề kháng và đau nhức xương khớp. Những triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa sẽ rõ ràng ở nhóm trẻ em hơn là người lớn.

Triệu chứng đầy bụng khó tiêu

Triệu chứng rõ ràng nhất của đầy bụng khó tiêu là cảm giác căng tức bụng đi kèm với cơn đau âm ỉ.

Dđầy bụng không tiêu rối loạn tiêu hóa trẻ em

Những triệu nhận biết khác bao gồm:

  • * Đau vùng thượng vị
    • Nóng rát thượng vị do sự bài tiết axit dạ dày và enzym
    • Căng tức bụng, chướng bụng
    • Dễ no hoặc chán ăn

Một số trường hợp nghiêm trọng hơn cũng có thể xảy ra các tình trạng như:

  • * Ợ nóng, ợ chua
    • Nôn trớ
    • Buồn nôn và nôn
    • Trào ngược acid dạ dày

Thông thường, triệu chứng của đầy bụng khó tiêu sẽ kéo dài khoảng vài phút đến vài giờ sau khi ăn. Tùy tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng sẽ kéo dài trong vài giờ đến vài ngày sau đó.

Dđầy bụng không tiêu rối loạn tiêu hóa trẻ em

Cách chữa đầy bụng khó tiêu

Đầy bụng khó tiêu do nguyên nhân sinh lý thường tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị, chủ yếu thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng có thể thúc đẩy quá trình hồi phục và ổn định hệ tiêu hóa cũng như hạn chế khả năng tái phát. Tuy nhiên những nguyên nhân do bệnh lý thì phải được chẩn đoán và điều trị.

1. Điều trị nội khoa

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc, giúp làm giảm khí tụ bên trong cơ thể, giải quyết tình trạng căng tức bụng cho người bệnh.

Những loại thuốc thường được dùng để điều trị đầy bụng khó tiêu (cần tuân theo chỉ định về liều lượng và thời gian dùng của bác sĩ):

  • * Thuốc nhuận tràng
    • Thuốc làm mềm phân
    • Thuốc giảm cảm giác đầy hơi
    • Thực phẩm bổ sung chất xơ

Để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh nên kết hợp với hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ và giãn cơ.(2)

Dđầy bụng không tiêu rối loạn tiêu hóa trẻ em

2. Cách trị đầy bụng khó tiêu tại nhà

Người bệnh đầy bụng khó tiêu do sinh lý có thể áp dụng những phương pháp sau đây để làm giảm triệu chứng, bao gồm:

  • * Chườm ấm bụng: Người bệnh có thể dùng khăn ấm chườm nhẹ lên vùng bụng trên rốn, có thể kết hợp mát xa nhẹ nhàng để giúp giảm bớt cảm giác căng tức và đau bụng
  • * Kê gối cao: Tư thế nằm kê gối cao nửa người giúp cổ họng được nâng cao hơn, từ đó hạn chế tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • * Vận động nhẹ nhàng: Việc vận động nhẹ nhàng giúp giảm bớt khí tích tụ trong hệ tiêu hóa và tình trạng đầy bụng khó tiêu

Người bệnh hoàn toàn có thể kết hợp những phương pháp này với điều trị nội khoa. Điều này sẽ giúp quá trình điều trị bệnh được diễn ra hiệu quả, đồng thời phòng ngừa được khả năng tái phát bệnh.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Người bệnh nên đi gặp bác sĩ khi triệu chứng đầy bụng khó tiêu kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Đầy bụng khó tiêu do sinh lý có thể tự khỏi từ vài giờ đến vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà nhưng tình trạng không thuyên giảm, rất có khả năng đây là triệu chứng của một bệnh lý tiêu hóa khác. Người bệnh cần nhanh chóng đi khám tại chuyên khoa Tiêu hóa để được chẩn đoán bệnh chính xác và có hướng điều trị kịp thời.

Ngoài ra, nếu đầy bụng khó tiêu đi kèm với cơn đau cường độ cao, hoặc kèm theo những triệu chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chung, người bệnh cũng cần đi khám ngay lập tức để ngăn chặn bệnh biến chuyển nặng hơn.

Cách phòng ngừa chứng đầy bụng khó tiêu

Không có cách phòng ngừa đầy bụng khó tiêu hoàn toàn, biện pháp hiệu quả nhất là xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp thói quen ăn uống khoa học.

Chủ động phòng tránh đầy bụng khó tiêu cũng như những bệnh tiêu hóa khác bằng cách xây dựng các thói quen sau đây:

  • * Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ chất; hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn, quá nhiều gia vị và dễ kích thích dạ dày
  • * Ăn uống chậm rãi, hạn chế tối đa việc nuốt vội, không nhai kỹ thức ăn
  • * Tăng lượng chất xơ trong mỗi bữa ăn
  • * Uống đủ nước mỗi ngày. Công thức tính lượng nước cần thiết cho cơ thể = cân nặng x 0.04
  • * Không lạm dụng thuốc lá và rượu bia
  • * Không ăn những thực phẩm có các thành phần mà cơ thể dị ứng

Các câu hỏi thường gặp khi bị đầy bụng khó tiêu

1. Bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì?

Người bệnh đầy bụng khó tiêu được khuyên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, đồng thời bổ sung thêm chất xơ trong mỗi bữa ăn và men vi sinh để dễ tiêu hóa.

Khi bị đầy bụng khó tiêu, người bệnh có thể tham khảo thực đơn BRAT (Banana: chuối; Rice: cơm; Apple: táo; Toast: bánh mì). Đây là chế độ dinh dưỡng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày, cũng như thúc đẩy quá trình phục hồi hệ tiêu hóa. Bởi vì BRAT gồm những thực phẩm giàu tinh bột, đặc biệt là chuối chứa hàm lượng pectin – một loại đường bột có lợi cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, thực phẩm BRAT có rất ít chất béo và protein nên cũng không thể gây kích ứng cho dạ dày người bệnh.

Dù vậy, thực đơn BRAT không có quá nhiều chất xơ, người bệnh chỉ nên duy trì trong một thời gian ngắn để làm giảm triệu chứng đau bụng do đầy hơi khó tiêu mang lại. Sau đó, người bệnh nên quay về với chế độ dinh dưỡng có đầy đủ các nhóm chất: Tinh bột, đạm, chất xơ và chất béo để xây dựng sức khỏe tốt và duy trì hệ tiêu hóa trong trạng thái ổn định.

Dđầy bụng không tiêu rối loạn tiêu hóa trẻ em

2. Đầy bụng khó tiêu uống nước gì?

Người bị đầy bụng khó tiêu có thể uống những loại trà thảo mộc, có công dụng tốt cho hệ tiêu hóa như: trà hoa cúc, nước gừng, nước có tinh dầu bạc hà.

3. Hay bị đầy bụng khó tiêu là bệnh gì?

Đầy bụng khó tiêu thường là hiện tượng sinh lý, xảy ra sau khi một người ăn quá nhanh, ăn quá nhiều khiến cho khí hơi bị tích tụ bên trong dạ dày.

Tuy nhiên, đầy bụng khó tiêu cũng là một triệu chứng thường gặp của các bệnh lý tiêu hóa như viêm loét dạ dày, hẹp môn vị dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích,…

4. Địa chỉ chữa chướng bụng khó tiêu ở đâu tốt?

Người bệnh đầy bụng khó tiêu, đặc biệt trường hợp nghi ngờ mắc các bệnh lý tiêu hóa khác, cần đến những trung tâm y tế, bệnh viện uy tín có chuyên khoa Tiêu hóa để được thăm khám và chẩn đoán bởi các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm.

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các đề về tiêu hóa từ nhẹ đến nặng (viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, nhiễm vi trùng HP dạ dày, bệnh Crohn, bệnh lý gan mật tụy…)Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Đầy bụng khó tiêu gây cảm giác căng tức bụng, khiến người bệnh khó chịu. Một số trường hợp đi kèm với cơn đau âm ỉ kéo dài. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng vài giờ đến vài ngày sau đó. Tuy nhiên, đầy bụng khó tiêu nếu là triệu chứng của một bệnh tiêu hóa khác, người bệnh cần được điều trị bệnh lý căn nguyên này để thuyên giảm triệu chứng.