Nguồn vốn 2.101.11.000 của kho bạc là nguồn gì năm 2024

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 17/2024/TT-BTC hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước, trong đó có hướng dẫn cụ thể về tạm ứng và thanh toán tạm ứng.

Thông tư nêu rõ, tạm ứng áp dụng đối với khoản chi NSNN của đơn vị sử dụng ngân sách chưa có đủ điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước.

Nội dung tạm ứng: Theo quy định của hợp đồng (đối với trường hợp thực hiện theo hợp đồng) và theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách (đối với trường hợp không có hợp đồng hoặc hợp đồng có giá trị không vượt quá 50 triệu đồng).

Mức tạm ứng

Đối với những khoản chi có giá trị hợp đồng trên 50 triệu đồng, mức tạm ứng theo quy định tại hợp đồng đã ký kết của đơn vị sử dụng NSNN và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đơn vị sử dụng ngân sách được tạm ứng vốn một lần hoặc nhiều lần cho một hợp đồng nhưng tối đa không vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết và không vượt quá dự toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho khoản chi đó, trừ trường hợp sau:

Đối với hàng hóa nhập khẩu, thiết bị chuyên dùng do đơn vị sử dụng ngân sách phải nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài (hoặc thông qua một đơn vị nhập khẩu ủy thác) phải mở thư tín dụng (L/C) tại ngân hàng và trong hợp đồng nhà cung cấp yêu cầu phải tạm ứng lớn hơn nhưng không vượt quá dự toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho khoản chi đó.

Đối với các trường hợp đặc thù khác có hướng dẫn riêng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc tạm ứng được thực hiện trong phạm vi dự toán được giao, theo hợp đồng ký kết giữa đơn vị sử dụng ngân sách và nhà cung cấp và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Đối với những khoản chi không có hợp đồng và những khoản chi có giá trị hợp đồng không vượt quá 50 triệu đồng: Mức tạm ứng theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách và trong phạm vi dự toán được giao. Đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về mức đề nghị tạm ứng theo đúng quy định.

Thanh toán tạm ứng

Đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện thanh toán tạm ứng với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch cụ thể như sau:

Đối với các khoản chi không có hợp đồng hoặc khoản chi không phải gửi hợp đồng đến Kho bạc Nhà nước, đơn vị sử dụng ngân sách phải thanh toán tạm ứng chậm nhất với Kho bạc Nhà nước vào ngày cuối cùng của tháng kế tiếp tháng tạm ứng (trừ khoản chi trợ cấp, phụ cấp theo quy định tại Thông tư số 44/2022/TT-BTC và Thông tư số 76/2021/TT-BTC).

Đối với các khoản chi phải gửi Hợp đồng đến Kho bạc Nhà nước (trường hợp hợp đồng có giá trị trên 50 triệu đồng), đơn vị sử dụng ngân sách thanh toán tạm ứng bắt đầu ngay từ lần thanh toán khối lượng hoàn thành đầu tiên của Hợp đồng, mức thanh toán tạm ứng từng lần do đơn vị sử dụng ngân sách thống nhất với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và quy định cụ thể trong Hợp đồng, đảm bảo thanh toán hết tạm ứng khi giá trị thanh toán (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) đạt 80% giá trị hợp đồng.

Khi thanh toán tạm ứng, đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm gửi đến Kho bạc Nhà nước Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng; Bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng (đối với những khoản chi không có hợp đồng hoặc những khoản chi có hợp đồng với giá trị không quá 50 triệu đồng); Các hồ sơ, chứng từ tương ứng có liên quan theo quy định để Kho bạc Nhà nước kiểm soát, thanh toán (trừ các hồ sơ đã gửi khi tạm ứng).

Trường hợp đủ điều kiện quy định, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách.

Tất cả các khoản đã tạm ứng (kể cả tạm ứng bằng tiền mặt và bằng chuyển khoản) để chi theo dự toán NSNN đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa đủ hồ sơ, thủ tục thanh toán được xử lý theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP và Điều 26 Thông tư số 342/2016/TT-BTC.

Báo cáo từ Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho biết, trong 3 tháng đầu năm, các đơn vị KBNN đã chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu trên địa bàn để tập trung nhanh, hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu cho ngân sách các cấp; cung cấp thông tin số liệu thu ngân sách thường xuyên, liên tục cho các cấp có thẩm quyền, phục vụ công tác điều hành thu ngân sách các cấp.

Để kịp thời đưa các khoản thu về cho NSNN, hiện KBNN đang phối hợp với các ngân hàng thương mại (NHTM) hoàn thiện, sửa đổi các thỏa thuận khung về phối hợp thu NSNN và thanh toán song phương điện tử (TTSPĐT). Kết thúc quý I/2024, KBNN đã triển khai ký thỏa thuận khung với 21 NHTM, tổ chức kết nối TTSPĐT với 16 NHTM và đang tiếp tục phối hợp với các NHTM còn lại để triển khai thực hiện.

Tính đến hết ngày 31/3/2024, lũy kế thu NSNN trong cân đối đạt 534.181 tỷ đồng, bằng 31,4% so với dự toán năm 2024.

Trong công tác kiểm soát chi NSNN, toàn hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát chi đảm bảo chặt chẽ, kịp thời, đúng quy định. Cung cấp số liệu giải ngân hàng ngày cho Bộ Tài chính, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương phục vụ kịp thời công tác quản lý điều hành NSNN. Đặc biệt, toàn hệ thống đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên NSNN; nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Ngoài ra, KBNN đã tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất và giám sát từ xa đối với việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi NSNN, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ, không gây phiền hà, sách nhiễu cho khách hàng giao dịch; kiểm soát chặt chẽ việc tiếp nhận thành phần hồ sơ kiểm soát chi NSNN, đảm bảo việc tiếp nhận đúng thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định.

Với những giải pháp đã thực hiện, kết thúc quý I/2024, toàn hệ thống KBNN dự kiến kiểm soát, thanh toán 711.805 tỷ đồng vốn chi thường xuyên, bằng 60,1% dự toán chi thường xuyên năm 2024 của NSNN qua KBNN (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng).

Đối với chi đầu tư, toàn hệ thống dự kiến kiểm soát, thanh toán trên 70.632 tỷ đồng thuộc kế hoạch năm 2024 là, bằng 10,8% kế hoạch năm 2024 Thủ tướng Chính phủ giao kiểm soát chi qua KBNN. Trong đó, vốn trong nước thanh toán trên 70.116 tỷ đồng, bằng 11,1% kế hoạch năm 2024 Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 10,5% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và UBND tỉnh giao thêm kiểm soát chi qua KBNN; vốn ngoài nước kiểm soát, xác nhận qua KBNN là 515,3 tỷ đồng, bằng 2,6% kế hoạch năm 2024 Thủ tướng Chính phủ giao kiểm soát chi qua KBNN.

Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng sách nhiễu

Nguồn vốn 2.101.11.000 của kho bạc là nguồn gì năm 2024

Để sẵn sàng nguồn vốn phục vụ cho các nhiệm vụ chi, bước sang quý II/2024, KBNN đang tiếp tục yêu cầu các đơn vị KBNN chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu trên địa bàn tập trung nhanh, hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu cho các cấp ngân sách.

Đối với công tác kiểm soát chi, KBNN yêu cầu toàn hệ thống đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng lấy khách hàng làm trung tâm, lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức làm thước đo quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ công của KBNN.

Bên cạnh đó, KBNN cũng yêu cầu các đơn vị trong toàn hệ thống tuyệt đối không để xảy ra tình trạng công chức KBNN có thái độ hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Chủ động phối hợp chính quyền địa phương và đơn vị sử dụng ngân sách triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách, song vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng chế độ và trong phạm vi dự được giao đối với các khoản chi của NSNN; tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên NSNN, nhất là các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài.

Triển khai thực hiện tốt dịch vụ công trực tuyến cho các đơn vị sử dụng NSNN, hướng tới nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng, chủ động, thường xuyên, định kỳ cảnh báo rủi ro trong hoạt động giao dịch giữa đơn vị thụ hưởng NSNN với KBNN, nhất là công tác quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số, thanh toán điện tử từ các đơn vị thụ hưởng NSNN.

Đặc biệt, theo Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước Trần Quân, với vai trò là cơ quan thực hiện kiểm soát, thanh toán nguồn vốn đầu tư công, trong quý II và các quý tiếp theo, ngoài việc yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, KBNN tiếp tục yêu cầu các đơn vị KBNN phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, cơ quan tài chính đồng cấp thực hiện nhập, phê duyệt kế hoạch vốn vào TABMIS (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) theo quy định, làm cơ sở để triển khai, thực hiện, kiểm soát thanh toán các dự án đầu tư đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, tuân thủ đúng quy định về hồ sơ, về kiểm soát thanh toán và quyết tâm, phấn đấu thời hạn giải quyết hồ sơ sớm hơn thời hạn giải quyết hồ sơ quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Hạch toán đầy đủ các khoản chi ngân sách

Từ đầu năm đến nay, các đơn vị Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã tổ chức hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu, chi NSNN, các loại vốn, quỹ, tài sản của Nhà nước. Đồng thời, duy trì hoạt động ổn định của các hệ thống thanh toán trong nội bộ hệ thống KBNN và thanh toán với các hệ thống ngân hàng đảm bảo thông suốt, kịp thời và an toàn.