Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là gì

Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là dự án đầu tư sử dụng đất thuộc khu công nghiệp để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kĩ thuật.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là gì

Hình minh họa (Nguồn: Tri Thực Trực Tuyến)

Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp

Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là dự án đầu tư sử dụng đất thuộc khu công nghiệp để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kĩ thuật và cho các nhà đầu tư thuê, thuê lại để xây dựng nhà xưởng, tổ chức sản xuất kinh doanh theo qui định của pháp luật. (Theo Nghị định Số: 82/2018/NĐ-CP)

Điều kiện xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp

Điều kiện xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp

1. Phù hợp với qui hoạch phát triển khu công nghiệp đã được phê duyệt; qui hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

2. Tổng diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã cho các dự án đăng kí đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư thuê đất, thuê lại đất đạt tối thiểu 60%.

Điều kiện xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp mở rộng

1. Phù hợp với qui hoạch phát triển khu công nghiệp đã được phê duyệt; qui hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

2. Khu công nghiệp đã hình thành trước đó đạt tỉ lệ lấp đầy tối thiểu 60%;

3. Khu công nghiệp đã xây dựng và đưa vào sử dụng công trình xử lí nước thải tập trung theo pháp luật về môi trường.

Một số trường hợp đặc biệt

1. Trường hợp khu công nghiệp đã được thành lập và phần mở rộng của khu công nghiệp đó không cùng chủ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thì điều kiện xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phần mở rộng khu công nghiệp được áp dụng như điều kiện đối với khu công nghiệp mới.

2. Trường hợp khu công nghiệp trước đó đã có dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, thành lập khu công nghiệp nhưng bị chấm dứt hoạt động theo qui định của pháp luật đầu tư và giao cho nhà đầu tư mới thì dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp của nhà đầu tư mới không phải áp dụng tỉ lệ lấp đầy khu công nghiệp khi xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.

3. Đối với khu công nghiệp có qui mô diện tích từ 500 ha trở lên hoặc trước khi triển khai qui hoạch đã xác định có nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo từng phân khu công nghiệp hoặc khu công nghiệp gắn liền với khu đô thị - dịch vụ, khu kinh doanh tập trung khác trong một đề án tổng thể phải lập qui hoạch chung xây dựng trước khi lập qui hoạch phân khu xây dựng, qui hoạch chi tiết xây dựng theo qui định pháp luật về xây dựng.

4. Đối với khu công nghiệp có qui mô diện tích từ 200 ha trở lên hoặc có vị trí cạnh các tuyến quốc lộ, các khu vực quốc phòng, khu bảo tồn di tích lịch sử, khu danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn sinh thái của vùng và quốc gia, khu, điểm du lịch quốc gia, nằm trong các đô thị loại II, loại I và loại đặc biệt phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ quản lí chuyên ngành và Bộ Quốc phòng (đối với khu công nghiệp gần khu vực quốc phòng) về qui hoạch xây dựng khu công nghiệp trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. (Theo Nghị định Số: 82/2018/NĐ-CP)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phải có quan điểm mới, tư duy mới, nhiệm vụ mới để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, tích hợp hiện đại, đi trước và mở ra không gian phát triển mới - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tham dự cuộc họp có lãnh đạo, đại diện 18 tỉnh, thành phố; các bộ: KH&ĐT, Xây dựng, Công Thương, GTVT, TT&TT, Y tế, VHTT&DL,…

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh sự cần thiết của phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển của bộ, ngành, địa phương với quốc gia. Vì vậy, các đại biểu phải đánh giá đầy đủ, toàn diện kết quả thực hiện, phân tích nguyên nhân của các hạn chế, bất cập, bài học kinh nghiệm, nhất là tính phù hợp về tư duy, quan điểm, mục tiêu và cơ chế tạo ra các nguồn lực đề ra trong Nghị quyết 13-NQ/TW, những vấn đề mới xuất hiện…

Diện mạo mới cho phát triển đất nước

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung cho biết Nghị quyết 13-NQ/TW tập trung phát triển 10 nhóm hạ tầng: Giao thông, cung cấp điện, thuỷ lợi, đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, thương mại, thông tin, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là gì

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung cho biết Nghị quyết 13-NQ/TW tập trung phát triển 10 nhóm hạ tầng: Giao thông, cung cấp điện, thuỷ lợi, đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, thương mại, thông tin, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hoa, thể thao, du lịch - Ảnh: VGP

Sau 10 năm triển khai Nghị quyết 13-NQ/TW, một khối lượng lớn nhiệm vụ về thể chế, đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng được hoàn thành, tạo ra diện mạo mới cho phát triển đất nước.

Nhiều chương trình, dự án công trình kết cấu hạ tầng, nhất là trong giao thông, năng lượng, thuỷ lợi, thông tin… được triển khai thực hiện theo hướng tập trung đầu tư để sớm đi vào khai thác, vận hành hiệu quả, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ hạ tầng cơ bản, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội.

Hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư với nhiều cơ sở vật chất của ngành giáo dục, y tế, thiết chế văn hóa, thể thao… từ Trung ương đến địa phương.

Hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn đã có những thay đổi vượt bậc, hiện đại hóa một bước, theo hướng đồng bộ, ngày càng khang trang dần bắt kịp nhu cầu phát triển kinh tế xã hội chung. Đời sống người dân nông thôn được nâng lên.

Hạ tầng đô thị thay đổi nhanh chóng, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM với sự hình thành của các trục hướng tâm, đường vành đai, nút giao lập thể giao lộ lớn, tuyến tránh đô thị, tuyến đường sắt đô thị…

Sự chỉ đạo quyết liệt và sát sao của Chính phủ đã thu hút được nguồn vốn khá lớn và sử dụng ngày càng hiệu quả hơn cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là gì

Lãnh đạo, đại diện 18 tỉnh, thành phố; các bộ: KH&ĐT, Xây dựng, Công Thương, GTVT, TT&TT, Y tế, VHTT&DL,… cho rằng sau 10 năm triển khai Nghị quyết 13-NQ/TW, một khối lượng lớn nhiệm vụ về thể chế, đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng được hoàn thành, tạo ra diện mạo mới cho phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Hạ tầng chưa theo kịp yêu cầu phát triển

Tuy nhiên, đại diện các bộ, ngành, địa phương cũng thẳng thắn cho rằng, công tác cải cách thể chế chưa đồng bộ, chậm ban hành hoặc chưa có chính sách đột phá để huy động các nguồn lực nhà nước, nguồn lực xã hội, nguồn lực từ tài nguyên để thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng. Một số lĩnh vực còn thiếu các quy định về luật, hệ thống pháp luật khác để điều chỉnh như Luật Viễn thông, Luật Quản lý phát triển đô thị… Cơ chế chính sách thì chưa theo kịp thực tiễn, nhất là cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng số, phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng, hợp tác công tư.

Công tác đầu tư, xây dựng mới, nâng cấp, duy tu sửa chữa các công trình còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ công trình như trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, đô thị.

Trong khi đó, cơ chế chính sách thu hút nguồn lực ngoài Nhà nước tham gia kết cấu hạ tầng chưa phát huy tác dụng và hiệu quả.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn thiếu tính đồng bộ, thiếu tính kết nối liên vùng và giữa các lĩnh vực làm giảm hiệu quả khai thác, vận hành. Đơn cử, lĩnh vực giao thông chưa đảm bảo kết nối tổ chức vận tải đa phương thức, mất cân đối giữa các loại hình vận tải. Hạ tầng điện chưa đồng bộ giữa nguồn điện và lưới điện. Hạ tầng thủy lợi thiếu đồng bộ, khép kín. Hạ tầng đô thị thì còn thiếu, chất lượng chưa cao. Hạ tầng xã hội vừa thiếu, vừa yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, cơ sở vật chất văn hóa, thể thao. Vấn đề hạ tầng về môi trường chưa được quan tâm, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

Các đại biểu cũng nêu ra một số vấn đề mới chưa được đề cập trong Nghị quyết 13-NQ/TW như hạ tầng kết nối thông tin, môi trường, huy động nguồn lực xã hội hoá...

Về một số khó khăn khi triển khai thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho biết, các bộ ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến việc bố trí vốn cho các dự án hạ tầng trọng tâm. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW trong bối cảnh tăng trưởng thấp nên khả năng tích lũy để đầu tư cho hạ tầng suy giảm, rơi vào tình trạng thiếu nguồn lực.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là gì

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cơ chế, chính sách trong phát triển kết cấu hạ tầng phải đi trước về tư duy, tầm nhìn quy hoạch; đa dạng các hình thức huy động nguồn lực xã hội; cải cách triệt để các thủ tục hành chính - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tư duy phát triển kết cấu hạ tầng chậm đổi mới

Nhấn mạnh bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai Nghị quyết 13-NQ/TW, lãnh đạo Bộ KH&ĐT cho rằng công tác tổ chức thực hiện cần có sự đồng bộ chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong toàn xã hội.

Công tác hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật vẫn là vấn đề các cấp, ngành cần quan tâm; nhất là tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật chuyên ngành; phân cấp, phân công trách nhiệm rõ ràng, đơn giản hóa thủ tục. Bên cạnh đó, công tác lập quy hoạch kết cấu hạ tầng cần có tầm nhìn dài hạn, mang tính liên vùng, liên tỉnh; nâng cao năng lực của chủ thể tham gia thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, quản lý đầu tư…

Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cần ưu tiên bố trí vốn các công trình cấp bách, trọng điểm, hệ thống hạ tầng sử dụng chung, bảo đảm tính đồng bộ, kết nối liên vùng, kết nối giữa các lĩnh vực hạ tầng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng các ý kiến tại cuộc họp đã nhìn nhận tổng quát, đồng bộ về kết quả thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW, cũng như thay đổi trong nhận thức về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.

"Chúng ta đã làm nhanh hơn, dành nhiều nguồn lực hơn, có ý thức hơn nhưng thực trạng, yếu kém của hệ thống kết cấu hạ tầng mà Nghị quyết 13-NQ/TW nêu ra như thiếu đồng bộ, kém tính kết nối, hiện đang là điểm nghẽn của quá trình phát triển, vẫn còn nguyên giá trị", Phó Thủ tướng nói và chỉ ra nguyên nhân của tình trạng này là tư duy phát triển kết cấu hạ tầng chậm đổi mới, thiếu tính liên thông, thiếu khả năng tích hợp, đồng bộ, thống nhất, tầm nhìn dài hạn của các công trình, dự án hạ tầng.

Phó Thủ tướng nêu ví dụ, trong phát triển hạ tầng giao thông thời gian qua chưa có sự kết hợp hài hoà các loại hình đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; chưa tích hợp đầy đủ hạ tầng giao thông với thuỷ lợi, viễn thông, điện lực; hay "đánh giá tác động, ảnh hưởng của các dự án hạ tầng giao thông tới những công trình thuỷ lợi, môi trường và ngược lại".

Đột phá về tư duy, chính sách

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu phải có quan điểm mới, tư duy mới, nhiệm vụ mới để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, tích hợp hiện đại, đi trước và mở ra không gian phát triển mới. Trong đó, nguồn lực nhà nước tập trung cho những công trình hạ tầng thiết yếu, đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt vốn đầu tư tư.

Cơ chế, chính sách trong phát triển kết cấu hạ tầng phải đi trước về tư duy, tầm nhìn quy hoạch từ tổng quát đến chi tiết, từ kết nối tầm quốc gia, quốc tế đến vùng, địa phương, tích hợp các quy hoạch ngành; đa dạng các hình thức huy động nguồn lực xã hội như đầu tư công quản trị công, đầu tư công quản trị tư; đầu tư tư quản trị công; đầu tư tư quản trị tư… Đồng thời, cải cách triệt để các thủ tục hành chính về đầu tư, đất đai, xây dựng, giao thông, năng lượng… đối với các dự án kết cấu hạ tầng.

Bên cạnh đó, trong từng lĩnh vực hạ tầng cũng phải xác định điểm đột phá. Phó Thủ tướng lấy ví dụ đối với hạ tầng đô thị, bên cạnh đường bộ cần quan tâm hơn nữa đến đường sắt, đường thuỷ; tập trung đầu tư cho hạ tầng thông tin, viễn thông đang ngày càng trở nên quan trọng trong phát triển đô thị thông minh.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh phát triển hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, văn hoá…, kiến tạo không gian sáng tạo cho hoạt động văn hoá, thông tin báo chí, công nghiệp kinh tế xanh, công nghệ cốt lõi,…; có lộ trình phát triển những loại hình hạ tầng mới về thông tin, viễn thông, môi trường, năng lượng tái tạo…

Kết cấu hạ tầng trong xây dựng là gì?

Kết cấu hạ tầng là tổng hợp các công trình vật chất kỹ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống của nhân dân, được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Như vậy, các công trình, kết cấu vật chất kỹ thuật ở đây rất đa dạng như: các công trình giao thông vận tải đường xá, cầu cống, sân bay...

Hà Tăng sở bao gồm những gì?

Hạ tầng số bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng, phủ sóng 5G, mỗi người một máy điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường Internet cáp quang, nền tảng điện toán đám mây, nền tảng danh tính số và các nền tảng về phần mềm, mạng vạn vật, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, an toàn, an ninh mạng để cung cấp như một dịch ...

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp khu chế xuất là gì?

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là dự án đầu tư có sử dụng đất để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại khu công nghiệp và cho các nhà đầu tư thuê đất, thuê lại đất để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, kho bãi, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng, thực hiện dự án đầu tư, tổ ...

Kết cấu hạ tầng khu công nghiệp gồm những gì?

Hạ tầng khu công nghiệp bao gồm hệ thống đường nội bộ, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lí nước thải, chất thải, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc nội bộ, nhà điều hành, bảo vệ và các công trình khác phục vụ hoạt động của cụm công nghiệp.