Phụ cấp nặng nhọc độc hại tiếng anh là gì

Theo đó, nếu giáo viên dạy thực hành tại Phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hoặc Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có một trong các yếu tố được quy định sau đây và thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì sẽ được hưởng phụ cấp độc hại:

- Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc; dạy thực hành ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định;

- Dạy thực hành trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép;

- Dạy thực hành những ngành, nghề học phát sinh tiếng ồn lớn hoặc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép;

- Dạy thực hành ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Phụ cấp nặng nhọc độc hại tiếng anh là gì

Mức phụ cấp độc hại của nhà giáo được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Mức phụ cấp độc hại của giáo viên được tính như thế nào?

Tại Điều 11 Nghị định 113/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

Mức phụ cấp
Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính theo mức Iương cơ sở, gồm các mức sau đây:
1. Mức 0,1 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
2. Mức 0,2 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có hai trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
3. Mức 0,3 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có ba trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
4. Mức 0,4 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có bốn yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.

Theo đó, mức phụ cấp độc hại của giáo viên được tính theo mức lương cơ sở, gồm các mức sau:

- Mức 0,1 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP.

- Mức 0,2 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có hai trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP.

- Mức 0,3 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có ba trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP.

- Mức 0,4 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có bốn trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP.

Cách tính tiền phụ cấp độc hại hằng tháng của giáo viên như thế nào?

Phụ cấp độc hại của giáo viên được tính theo số giờ dạy thực hành thực tế của ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH, công thức tính tiền phụ cấp độc hại hằng tháng của giáo viên như sau:

Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm = (Mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng x Mức lương cơ sở) / (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy thực hành, tích hợp ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thực tế trong tháng.

Ví dụ 11: Nhà giáo F là nhà giáo dạy thực hành nghề Hàn tại xưởng thực hành của trường trung cấp (tiếp xúc trực tiếp với khí độc) thì mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng là 0,1; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 480 giờ; số giờ thực hành thực tế trong tháng là 30 giờ. Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà nhà giáo F được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm = (0,1 x 1.800.000 đồng)/ (480 giờ/12 tháng) x 30 giờ = 135.000 đồng.

Lưu ý: Phụ cấp độc hại của giáo viên được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để xem xét giảm tuổi đời khi nghỉ hưu thì phải căn cứ chức danh, công việc của người lao động được người sử dụng lao động điều động, phân công, đồng thời đăng ký tham gia BHXH và được ghi nhận trên sổ BHXH.

Đối chiếu với danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì công việc: Trải vải, đánh số, xếp mex, giao nhận, kho mà ông nêu không có trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH nên không được xác định là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Phụ cấp nặng nhọc độc hại nguy hiểm là gì?

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm là khoản phụ cấp được chi trả cùng với tiền lương và khoản này được hưởng khi làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có điều kiện làm việc độc hại, nguy hiểm cao hơn bình thường.

Lương độc hại tiếng Anh là gì?

Toxic allowance are paid to compensate workers for part of their health, mental, physical, or even ability to work. 2. Khoản phụ cấp độc hại này sẽ được trả phụ thuộc vào đối tượng lao động và những yêu cầu công việc một cách khác nhau với từng lĩnh vực, công việc cụ thể.

Salary allowance là gì?

Phụ cấp lương là khi người sử dụng lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền muốn bù đắp về kinh tế cho người đang làm việc cho mình khi họ làm công việc ở tại vùng đặc biệt khó khăn hoặc làm việc mang tính chất phức tạp hoặc điều kinh sinh hoạt hoặc điều kiện lao động khó khăn. 1.