Dấu hóa có giá trị trong ô nhịp không năm 2024

Trên khoá Sol, nốt Sol bắt đầu từ dòng dẻ nhạc thứ hai. Từ đó tính lên hoặc tính xuống để có các nốt kế tiếp.

2. Sự biến thể của khoá Sol:

Ban đầu khoá Sol được ký hiệu là chữ G, dần về sau biến đổi thành khoá Sol như hiện nay.

V. HÌNH NỐT

1. Hình dạng nốt nhạc:

2. Độ ngân dài của nốt nhạc:

3. Cách viết hình nốt trên khuông nhạc:

Hình nốt có hai phần: Đầu nốt và đuôi nốt.

  • Đầu nốt: Có hình bầu dục, ở nốt tròn hình bầu dục nằm ngang, ở các nốt còn lại hình bầu dục hơi nghiêng về bên phải.
  • Đuôi nốt: Nốt tròn không có đuôi nốt. Nốt trắng và nốt đen có đuôi nốt hình vạch thẳng đứng. Ngoài ra, nốt móc đơn có dấu móc như cái cờ nên còn được gọi là nốt cờ.

Các nốt từ dòng kẻ thứ ba trở lên, đuôi nốt sẽ quay xuống dưới, từ khe thứ hai trở xuống đuôi nốt sẽ quay lên. Khi hai hay nhiều nốt móc đơn và móc kép đứng kề nhau trong cùng một phách sẽ được nối với nhau.

VI. CUNG VÀ NỬA CUNG

Hy vọng bản nhạc này sẽ giúp bạn thư giãn trong lúc đọc sách nhé: Mozart – Piano Sonata No. 16 in C Major, K.545 (1st Mvt)

1. Cao độ (Hauter):

Cao độ là độ cao của nốt nhạc trong thang âm.

2. Cung và nửa cung (Ton et demi ton):

  • Cung: Được chia thành những phần nhỏ gọi là COMMA. Mỗi cung có 9 commas.
  • Nửa cung dị: Hình thành từ hai nốt khác tên nhau.

Trên lý thuyết, giá trị cao độ của một nửa cung dị bằng 4 commas. Để tránh rắc rối, dễ tính toán cho nhạc cụ có phím, người ta coi một nữa cung dị có cao độ là 4,5 commas.

  • Nửa cung đồng: Hình thành từ hai nốt có cùng tên nhưng một trong hai nốt có mang dấu hoá.

Trên lý thuyết, giá trị cao độ của một nửa cung đồng bằng 5 commas. Để tránh rắc rối, người ta coi một nửa cung đồng có cao độ là 4,5 commas.

VII. DẤU LẶNG

1. Hình dạng dấu lặng (Figures des silence):

Để diễn tả thời gian ngừng nghỉ trong bài nhạc, người ta dùng dấu lặng. Dấu lặng được đặt tương ứng với hình nốt cùng tên, có bao nhiêu hình nốt thì có bấy nhiêu dấu lặng. Độ nghỉ dài hay ngắn cũng tương ứng với độ ngân dài của hình nốt cùng tên.

2. Độ ngân dài của dấu lặng:

3. Cách viết dấu lặng trên khuông nhạc: Dấu lặng tròn: Là một vạch đậm nằm ở dưới dòng kẻ nhạc thứ tư, không chạm vào dòng kẻ nhạc thứ ba. Dấu lặng tròn cho phép nghỉ lâu bằng một nốt tròn. Khi cần báo hiệu nghỉ một ô nhịp, người ta dùng dấu lặng tròn cho tất cả các sô chỉ nhịp. Dấu lặng trắng: Là một vạch đậm nằm trên dòng kẻ nhạc thứ ba, không chạm vào dòng kẻ nhạc thứ tư. Dấu lặng đen: Là một dấu ngoặc nằm ở giữa khuông nhạc. Dấu lặng móc đơn: Là một dấu móc nằm ở giữa dòng kẻ nhạc thứ hai và thứ tư. Dấu lặng móc đôi: Là một dấu móc nằm ở giữa dòng kẻ nhạc thứ nhất và thứ tư.

VIII. NHỊP, SỐ CHỈ NHỊP, PHÁCH

1. Nhịp:

Nhịp hay ô nhịp là đơn vị thời gian của một bài nhạc. Nhịp được giới hạn bởi hai vạch nhịp. Bao gồm các yếu tố : Phách, số chỉ nhịp, vạch nhịp.

  • Vạch nhịp: Là đoạn thẳng cắt khuông nhạc thành nhiều phần bằng nhau về trường độ. Khoảng cách giữa 2 vạch nhịp là ô nhịp, hay còn gọi là trường canh.

2. Phách:

Là đơn vị thời gian của nhịp. Để phân loại phách trong nhịp, người ta dựa vào các kiểu sau:

  • Phân loại phách theo trường độ.
  • Phách nhị phân : Là loại phách chia được cho hai. Ví dụ bài nhạc nhịp 3/4 , ta lấy nốt tròn chia cho 4 = nốt đen. Nốt đen chia 2 được = nốt móc.
  • Phách tam phân : Là loại phách chia được cho 3. Ví dụ, bài nhạc nhịp 6/8, giá trị một phách = nốt móc chấm. Nốt móc chấm chia được cho 3. Vậy đây là phách tam phân.
  • Phân loại phách theo cường độ : Số phách trong nhịp được phân ra 2 loại : Phách mạnh và phách nhẹ. Tuỳ theo số nhịp và vị trí phách mạnh và phách nhẹ khác nhau.

3. Số chỉ nhịp:

Số chỉ nhịp được ghi ở đầu bài, sau khoá nhạc và dấu hoá đầu khuông nhạc.

IX. DẤU HOÁ

1. Dấu hoá:

Dấu hoá còn được gọi là dấu biến thể với tác dụng làm thay đổi cao độ của nốt nhạc. Dấu hoá có thể tăng hoặc giảm cao độ của nốt nửa cung đồng hoặc một cung.

  • Dấu thăng: Dấu thăng ghi trước nốt nhạc, có tác dụng tăng cao độ của nốt nhạc đó lên nửa cung đồng ( 5 commas ).
  • Dấu giáng: Dấu giáng ghi trước nốt nhạc, có tác dụng giảm cao độ của nốt nhạc đó xuống nửa cung đồng ( 5 commas ).
  • Dấu thăng kép: Dấu thăng kép ghi trước nốt nhạc, có tác dụng làm cao độ của nốt nhạc đó tăng lên một cung.
  • Dấu giáng kép: Dấu giáng kép ghi trước nốt nhạc, có tác dụng làm cao độ của nốt nhạc đó giảm xuống một cung.

X. DẤU CHẤM

1. Dấu chấm dôi:

Là dấu đi kèm với nốt nhạc, dấu lặng với tác dụng làm tăng trường độ của nốt nhạc hay dấu lặng đó lên một nửa.

  • Dấu chấm đơn: Làm tăng nửa giá trị trường độ nốt nhạc hoặc dấu lặng đứng trước đó.
  • Dấu chấm đôi: Làm tăng ¾ giá trị trường độ của hình nốt đứng trước nó. Có nghĩa dấu chấm thứ hai làm tăng trường thêm nửa trường độ dấu chấm thứ nhất.

2. Dấu chấm lưu:

Hay còn gọi là dấu mất ngỗng, đặt ở nốt nào thì nốt đó được ngân tuỳ ý.

XI. DẤU NỐI – DẤU LUYẾN

1. Dấu nối:

Có dạng hình vòng cung, dùng để liên kết hai hoặc nhiều nốt nhạc cùng cao độ đứng liền nhau. Dấu nối hình thành một trường độ dài bằng tổng các trường độ nốt nhạc được liên kết.