Dấu hiệu của bệnh giang mai ở nam giới

Bệnh giang mai ở nam giới biểu hiện như thế nào, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng này. Các chuyên gia về bệnh xã hội cho biết: Bệnh giang mai ở nam giới là một bệnh lý xã hội nguy hiểm có tốc độ lây lan nhanh và đang là một trong những ám ảnh lớn nhất của xã hội hiện nay. Bệnh giang mai nếu phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi sẽ rất cao. Tuy nhiên, nếu phát hiện ở giai đoạn cuối thì việc điều trị sẽ rất phức tạp và tốn kém, cơ hội khỏi bệnh cũng rất thấp. Hiểu biết về bệnh giang mai là cách để mọi người có thể phòng tránh bệnh hiệu quả. Dưới đây là những chia sẻ của các chuyên gia bệnh lý xã hội về bệnh giang mai ở nam giới, mọi người không nên bỏ qua bài viết này.

Bệnh giang mai ở nam giới biểu hiện như thế nào?

Tương tự như các bệnh xã hội phổ biến khác, bệnh giang mai ở nam giới là một một căn bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây nên. Bệnh gây ra những thương tổn ở da, niêm mạc và nhiều tổ chức, cơ quan khác nhau của cơ thể như cơ, xương khớp, tim mạch và hệ thần kinh, trong đó bao gồm cả hệ thần kinh trung ương là não bộ.

Khi bị mắc bệnh giang mai, nam giới sẽ có những biểu hiện triệu chứng về bệnh ở mỗi người mỗi khác, tùy thuộc vào sức khỏe và khả năng miễn dịch trong cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh thường bỏ qua những dấu hiệu bệnh và cho rằng đó là bệnh ngoài da thông thường. Chỉ đến khi bệnh phát triển mạnh và gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và cuộc sống mới vội vàng đi tìm cách chữa bệnh, lúc này, dường như là đã muộn. Vì vậy nên, việc nắm bắt kỹ những biểu hiện bệnh giang mai đối với nam giới là hết sức quan trọng.

Các triệu chứng biểu hiện của bệnh giang mai được chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1:

Sau khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào trong cơ thể, trong khoảng từ 3-90 ngày (trung bình là 21 ngày) sẽ xuất hiện các tổn thương da ở những điểm tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, vùng sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là bộ phận sinh dục của nam giới (quy đầu, dương vật hoặc hậu môn trực tràng). Những tổn thương này là những vết loét nông có hình tròn hoặc hình bầu dục kích thước 0.3 đến 3 cm với bờ trơn nhẵn màu hồng nhạt hoặc đỏ.

Người bệnh sẽ không cảm thấy ngứa hay đau, thậm chí những vết loét này sẽ không tạo mủ. Một số nam giới bị giang mai giai đoạn 1 có thể sẽ bị nổi hạch nhưng tỷ lệ này không cao. Đây được xem là giai đoạn bệnh nhẹ nhất, nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ rất dễ dàng nhưng lại thường bị người bệnh bỏ qua.

Các triệu chứng trên của bệnh giang mai ở nam giới có thể tự biến đi sau 3 đến 6 tuần lễ kể cả khi không hoặc chưa điều trị nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh nhưng thực chất là vi khuẩn lúc đó đã đi vào máu, bệnh sẽ tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.

Giai đoạn 2:

Bệnh giang mai ở nam giới nếu không được chữa trị ở giai đoạn 1 sẽ chuyển sang giai đoạn 2 với việc xuất hiện những tổn thương ở niêm mạc. Giai đoạn 2 xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1. Giai đoạn này có rất nhiều biểu hiện khác nhau như:

- Xuất hiện các nốt ban đỏ đối xứng ở các vị trí khác nhau trên cơ thể như cơ quan sinh dục, da cánh tay, chân nhưng cũng không hề gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

- Các nốt ban không nổi cao trên mặt da, không bong vảy, dùng tay ấn nhẹ ấn vào thì mất. Chúng xuất hiện trên cơ thể trong vòng 1 đến 2 tuần, tồn tại không thay đổi trong vòng 1 -3 tuần sau đó nhạt màu dần rồi mất đi.

- Bệnh giang mai ở nam giới cũng có thể làm xuất hiện các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc có thể bị trợt ra, chảy nước, trong nước này có chứa rất nhiều xoắn khuẩn nên rất dễ lây khi tiếp xúc với những bệnh nhân này.

- Các triệu chứng khác người bệnh thường gặp trong giai đoạn này là: Sốt, đau họng, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, đau đầu, nổi hạch.

Những biểu hiện của bệnh giang mai ở nam giới giai đoạn này chứng tỏ bệnh đã tiến triển nặng hơn và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, việc trị bệnh lúc này là vẫn kịp thời và hiệu quả của nó vẫn được đánh giá cao nếu chọn đúng phương pháp.

Giai đoạn tiềm ẩn:

- Giang mai tiềm ẩn được xác định khi có bằng chứng xét nghiệm huyết thanh của bệnh nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng.

- Giai đoạn này chia làm hai loại: thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2 (sớm) và thời gian tiềm ẩn kéo dài hơn 1 năm sau giai đoạn 2 (muộn).

- Giang mai tiềm ẩn sớm có thể tái phát các triệu chứng bệnh, giang mai tiềm ẩn muộn không có triệu chứng và không lây bằng giang mai tiềm ẩn sớm.

Giai đoạn 3:

Đây được xem là giai đoạn bùng phát của bệnh giang mai ở nam giới với việc các dấu hiệu giang mai quay trở lại sau thời gian ở ẩn. Mức độ nguy hiểm của bệnh cực kì cao thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Dấu hiệu của bệnh trong giai đoạn này sẽ là các tổn thương trên toàn cơ thể với việc xuất hiện mủ, sưng viêm và hoại tử cơ thể. Hàng loạt các cơ quan khác như thần kinh, gan, thận, tĩnh mạch sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và được chia thành các dạng bệnh khác nhau.

  • Giang mai tim mạch: Xảy ra từ 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh. Các biến chứng thường gặp nhất là phình mạch.
  • Giang mai thần kinh: Bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương.
  • Bệnh có thể xảy ra sớm với các biểu hiện là không có triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng là viêm màng não.
  • Bệnh cũng có thể xảy ra muộn gây ra tổn thương ngoài màng não, mạch máu não, tổn thương não khu trú hoặc tổn thương thoái hóa ở não. Giang mai thần kinh thường xảy ra trong khoảng từ 4-25 năm sau khi nhiễm bệnh. Bệnh có thể gây suy nhược thần kinh, trầm cảm, rối loạn ý thức từng thời kỳ, động kinh, đột qụy hoặc gây ra ảo giác đối với người bệnh.
  • Củ giang mai: xuất hiện trong khoảng từ 1-46 năm sau khi nhiễm bệnh (trung bình 15 năm).

Các nốt ban có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ đậm, kích thước bằng hạt ngô, ranh giới rõ ràng, các củ giang mai tiến triển không lành tính, sẽ gây ra tình trạng hoại tử, teo hoặc tạo loét, rất chậm lành và ít lây hơn, sau khi khỏi thường để lại sẹo. Nếu củ giang mai khu trú vào các tổ chức quan trọng và không được điều trị sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

XEM THÊM: Bệnh giang mai ở nữ giới và những điều cần biết

Nhận biết được những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh giang mai, nam gới khi có những triệu chứng đầu tiên của bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa bệnh xã hội uy tín để được thăm khám, hướng dẫn làm các xét nghiệm, xác định chính xác tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị cụ thể.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở nam giới

Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Các chuyên gia về bệnh xã hội cảnh báo bệnh giang mai ở nam giới là bệnh lý nguy hiểm và rất khó chữa. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh giang mai ở nam giới, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân phổ biến thường gặp như:

  • Do quan hệ tình dục không an toàn: Đây là một nguyên nhân lây nhiễm chính và chủ yếu nhất khiến nam giới mắc bệnh giang mai
  • Lây truyền qua máu: Máu của người nhiễm giang mai có chứa xoắn khuẩn giang mai. Do đó, việc dùng chung kim tiêm hoặc truyền máu từ người mắc giang mai đều khiến nam giới có thể mắc bệnh.
  • Truyền từ mẹ sang con: Đây là nguyên nhân khiến nhiều nam giới bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
  • Do ôm hôn người mắc bệnh giang mai cũng là nguyên nhân làm cho nam giới có thể bị lây nhiễm bệnh.
  • Do niêm mạc da bị trầy xước và tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh.
  • Do viêm nhiễm gián tiếp: Do cơ thể có sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém khi dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, đồ lót, bồn tắm,…có chứa mầm bệnh, dịch tiết của người bệnh thì cũng có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên xoắn khuẩn giang mai chỉ có thể sống được trong môi trường ẩm ướt và ấm nóng, nên tỷ lệ lây nhiễm từ đồ dùng cá nhân của người bệnh không cao.
  • Những người có khả năng miễn dịch và sức đề kháng kém, khi dùng chung vật dụng cá nhân như đồ lót, bàn chải đánh răng, bồn tắm…với người bị bệnh giang mai cũng có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên xoắn khuẩn giang mai chỉ có thể sống được trong môi trường ẩm ướt và ấm nóng, nên tỷ lệ lây nhiễm từ đồ dùng cá nhân của người bệnh không cao.

Như vậy, mọi người đã biết bệnh giang mai lây truyền qua đường nào? Do vậy trong cuộc sống hằng ngày mọi người hãy chú ý phòng ngừa thì sẽ tránh được.

XEM THÊM: Cảnh báo dấu hiệu bệnh giang mai qua các giai đoạn

Bệnh giang mai ở nam giới có nguy hiểm không

Bệnh giang mai ở nam giới có nguy hiểm không. Bệnh giang mai là một căn bệnh rất nguy hiểm đối với nam giới, thuộc nhóm bệnh xã hội. Nó không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh mà lây truyền cho người thân theo đường tình dục và sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt. Vì vậy, bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhằm bảo đảm sức khỏe cho bản thân và người thân.

Bệnh giang mai ở nam giới nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

  • Các vết loét ở tại cơ quan sinh dục như: Quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu, trên đầu dương vật hoặc dây chằng, ngoài ra còn có thể ở cả hậu môn và miệng... cản trở quá trình vệ sinh, quan hệ tình dục, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
  • Nguy cơ ung thư dương vật, vô sinh hiếm muộn là điều không tránh khỏi khi nam giới mang trong mình mầm bệnh giang mai.
  • Phá hoại hệ xương khớp: Hệ xương khớp của người bệnh sẽ bị suy giảm chức năng nếu bị xoắn khuẩn giang mai tấn công vào dẫn tới tình trạng đau nhức các cơ xương, viêm khớp, trường hợp nặng có thể bị bại liệt, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Rối loạn cảm giác: Theo các chuyên gia hàng đầu về bệnh xã hội, hầu hết những người mắc bệnh giang mai thường bị rối loạn cảm giác, xuất hiện các cơn đau ngẫu nhiên lan từ đầu xuống chân. Người bệnh ở giai đoạn cuối sẽ gặp khó khăn trong vân đề di chuyển đi lại, thậm chí là bị bại liệt.
  • Tổn thương hệ thần kinh: Khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào tới trung khu thần kinh sẽ gây ra những tổn thương ở não gây viêm màng não, u não, rối loạn ý thức, chức năng thị giác bị suy giảm, động kinh hoặc bị ảo giác...
  • Tổn thương nội tạng: Bệnh giang mai có thể gây ra những tổn thương tới nội tạng tại các bộ phận như tim mạch, gan, dạ dày, hô hấp…

Ngoài ra bệnh còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác như gây ra bệnh viêm giác mạc, viêm màng kết, viêm dây thần kinh thị giác, viêm võng mạc, viêm khớp…

Những hậu quả mà bệnh giang mai để lại cho người bệnh là không lường hết được. Vì vậy để có cách phòng và tránh bệnh hiệu quả, mọi người nên duy trì một lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, có thói quen vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe thể lực cho cơ thể, chống lại mọi bệnh tật. Ngoài ra khi có biểu hiện đầu tiên của bệnh giang mai, nam giới nên chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng bệnh kéo dài gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh giang mai ở nam giới

Bác sĩ chẩn đoán giang mai ở nam giới dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng, chủ yếu tập trung vào các cơ quan sinh dục, miệng và hậu môn. Nếu phát hiện bệnh giang mai, bác sĩ sẽ xét nghiệm giang mai bằng cách lấy đi một mẩu mô hoặc dịch từ vết lở để tìm vi khuẩn, bằng cách sử dụng một loại kính hiển vi đặc biệt gọi là kính hiển vi trường tối.

Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu VDRL để xác định nếu có xuất hiện các kháng thể (các chất được sản xuất ra bởi hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn Treponema pallidum) hay không. Bác sĩ cũng có thể sẽ đề nghị kiểm tra cả người có quan hệ tình dục gần đây với bạn.

Phương pháp điều trị bệnh giang mai ở nam giới hiệu quả

Những phương pháp nào dùng để điều trị giang mai? Bệnh giang mai càng được chữa trị sớm khả năng khỏi càng cao. Ngược lại giang mai ở cuối giai đoạn tiềm ẩn và trong giai đoạn cuối không thể chữa khỏi triệt để được, các phương pháp áp dụng chỉ nhằm làm giảm sự tiến triển của bệnh và hạn chế những biến chứng do bệnh mang lại.

Tùy theo từng giai đoạn mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau:

Giai đoạn một của bệnh giang mai dễ chữa trị nhất và được chữa bằng cách tiêm hoặc uống thuốc kháng sinh.

Nếu bạn ở giai đoạn 2 và 3, bạn cần dùng kháng sinh với thời gian dài hơn.

Bác sĩ thường xuyên xét nghiệm máu khi điều trị để đảm bảo bạn đã hoàn toàn khỏi bệnh.

Khi có các triệu chứng của bệnh giang mai như xuất hiện các nốt ban đỏ mọc đối xứng tại các vị trí khác nhau trên cơ thể (cơ quan sinh dục, mạng sườn, chân tay, hậu môn…) người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa về bệnh xã hội để được tham vấn, khám và điều trị sớm.

Hiện nay, đối với bệnh xã hội nói chung và bệnh giang mai nói riêng, có nhiều phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng là cơ sơ y tế chuyên khoa khám và điều trị các bệnh xã hội uy tín và chất lượng nhất trên địa bàn Hà Nội.

Khi đến khám và điều trị bệnh giang mai, người bệnh sẽ được các bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh sau đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, các bác sĩ đã và đang áp dụng điều trị bệnh giang mai bằng phương pháp Đông tây y kết hợp. Việc sử dụng thuốc tây y đặc trị nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu như sóng hồng ngoại, viba, sóng ngắn chủ yếu tăng cường tuần hoàn máu cụ bộ, nâng cao khả năng hấp thụ thuốc, đạt hiệu quả tiêu viêm diệt khuẩn tốt nhất.

Ngoài ra, người bệnh còn được chỉ định dùng thêm thuốc Đông y để tăng sức đề kháng, ức chế các tế bào ung thư và hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây, giúp người bệnh ăn ngon ngủ tốt, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát. Người bệnh có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược giúp tăng cường và bảo vệ chức năng thận.

Để có thể chữa bệnh dứt điểm, nhanh chóng, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt, tránh để lâu bệnh sẽ biến chứng nặng hơn và việc điều trị bệnh cũng sẽ tốn kém, phức tạp hơn.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp nam giới hạn chế diễn tiến của bệnh giang mai?

Để phòng tránh bệnh giang mai người bệnh cần lưu ý:

  • Quan hệ tình dục chung thủy với một bạn tình an toàn. Trong trường hợp quan hệ với các đối tác lạ người bệnh bắt buộc phải sử dụng bao cao su để không lây nhiễm bệnh.
  • Trong thời gian điều trị phải kiêng quan hệ tình dục để không lây nhiễm sang cho bạn tình. Để không bị tái nhiễm bệnh, người bệnh cần kết hợp điều trị cả bạn tình (nếu cũng mắc bệnh).

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh giang mai của mình nếu bạn lưu ý những điều sau đây:

  • Không ngưng uống thuốc hoặc tự ý thay đổi liều dùng dù bạn có cảm thấy khỏe hơn cho đến khi bác sĩ cho phép.
  • Báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai. Lây nhiễm bệnh giang mai cho thai nhi là rất nguy hiểm.
  • Báo cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt với penicillin.
  • Rửa tay thường xuyên để tránh lây truyền bệnh.
  • Sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như dùng bao cao su.
  • Báo cho bạn tình biết về việc điều trị giang mai của bạn để họ đi kiểm tra.
  • Tránh quan hệ ít nhất 2 tuần sau khi chữa trị hoặc cho đến khi bác sĩ cho phép.
  • Kiểm tra các bệnh lây qua đường tình dục khác.
  • Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là những thông tin cụ thể về bệnh giang mai ở nam giới. Hi vọng qua bài viết này, mọi người sẽ có thêm những kiến thức và hiểu biết cơ bản về cách phòng và điều trị bệnh giang mai hiệu quả.

2bacsi Để được hỗ trợ thêm, mọi người có thể gọi đến số 0243.8746.999 hoặc trò chuyện trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa tại [Khung chat trực tuyến] để được các chuyên gia giải đáp rõ hơn. Ngoài ra, nam giới có thể trực tiếp đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng theo địa chỉ 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, các bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn và hỗ trợ cho bạn.

Các từ khóa tìm kiếm liê quan đến bài viết

thuốc điều trị bệnh giang mai ở nam giới

nguyên nhân bệnh giang mai

bệnh giang mai có chữa được không

cách chữa bệnh giang mai

bệnh giang mai có ngứa không

bệnh giang mai có dễ lây không

bệnh giang mai ở nữ là gì

xét nghiệm giang mai

Nguồn tổng hợp từ