Cách trị nhức răng sau khi trám

Răng trám bị nhức, ê buốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào thời điểm, mức độ và tình trạng thực tế sẽ có những cách trị nhức răng sau khi trám khác nhau. Cùng tham khảo chi tiết hơn tại bài viết dưới đây

1. Hiện tượng răng trám bị nhức do đâu?

Sau khi trám răng bị đau nhức, ê buốt xuất phát chủ yếu từ việc kỹ thuật của bác sĩ, vật liệu hàn trám sử dụng.

Tuy nhiên, cách chăm sóc của khách hàng sau khi hàn răng cũng là lý do cần phải xét đến.

1.1 Răng sâu chưa điều trị triệt để

Việc nạo bỏ hoàn toàn, triệt để và sạch sẽ mô răng sâu trước khi hàn trám là điều vô cùng quan trọng.

Nếu vì lý do nào đó, bác sĩ không làm tốt công việc này sẽ khiến vi khuẩn còn sót lại và tiếp tục phát triển. Sau vài ngay, phần răng trám sẽ bị đau nhức.

1.2 Tủy răng bị viêm nhưng chưa điều trị

Viêm tủy răng thường xảy ra khi răng bị sâu. Nếu bác sĩ điều trị răng sâu tốt nhưng không nhận ra tủy đã bị viêm và không xử lý sớm thì sẽ khiến chỗ trám răng vẫn bị nhức.

Thậm chí nếu lâu ngày không được xử lý, viêm tủy dần dần sẽ ảnh hưởng tới xương và gây ra áp xe răng rất nguy hiểm.

1.3 Dây thần kinh bị kích thích

Hiện tượng trám răng bị ê buốt đôi khi có thể do miếng trám bị không được xử lý tốt gây chèn ép tạo ra áp lực làm dịch ngà trong răng di chuyển.

Từ đó, tác động tới dây thần kinh bên trong răng gây ê nhức.

1.4 Phản ứng với vật liệu trám

Đi trám răng về bị nhức cũng có thể do khách hàng bị dị ứng với vật liệu hàn răng. Hiện tượng này thường khó kiểm soát do cả bác sĩ lẫn khách hàng không kiểm tra được điều này.

Tuy nhiên, cũng sẽ không loại trừ trường hợp nha khoa nhập các loại vật liệu hàn răng kém chất lượng.

Các loại sản phẩm này thường không đảm bảo tiêu chuẩn, chứa nhiều thành phần lạ nên dễ gây kích ứng, ê buốt cho răng.

1.5 Miếng trám bị hở

Thông thường sau khi trám, bác si sẽ chiếu đèn laser để đông cứng nhanh miếng trám.

Lúc đó miếng trám thường sẽ bị co lại, do vậy nếu bác sĩ không tính toán cẩn thận và đổ chất trám không đủ sẽ khiến vết hàn răng bị hở.

Cuối cùng, theo thời gian hiện tượng răng trám lâu ngày bị nhức xảy ra cũng là điều khá dễ hiểu.

1.6 Chăm sóc răng miệng không cẩn thận

Hiện tượng răng trám bị nhức buốt cũng có thể xuất phát từ việc chăm sóc và bảo vệ răng của khách hàng. Nếu thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm quá cứng, thực phẩm chứa tính axit mạnh, hay lười chải răng cũng khiến răng bị đau buốt hơn.

2. Các trường hợp trám răng bị đau nhức

2.1 Trám răng xong bị nhức, ê buốt

Mới trám răng xong bị nhức hay ê buốt là hiện tượng thường thấy, bởi miếng trám lúc này chưa thực sự ổn định và thích nghi hoàn toàn với răng.

Do vậy các tác động từ môi trường như không khí, gió, thực phẩm nóng lạnh hoặc cay sẽ dễ dàng khiến vị trí răng mới hàn răng bị khó chịu, ê nhức.

Sau khoảng 3 – 4 ngày, khi vết trám sẽ trở nên cứng cáp hơn thì cảm giác đau nhức và ê buốt sẽ tự động biến mất

2.2 Răng trám lâu ngày bị nhức

Hiện tượng răng hàn lâu ngày bị nhức là dấu hiệu cảnh báo vết trám đã gặp vấn đề.

Nguyên có thể do miếng trám bị sứt, mẻ hoặc vỡ khiến thực phẩm hay vi khuẩn xâm nhập được vào bên trong răng gây ê buốt.

Ngoài ra, cũng có trường hợp miếng trám không gặp vấn đề gì nhưng cơn đau nhức lại do nướu, lợi hay chân răng bị tổn thương tạo ra.

Do vậy, trong bất kể trường hợp nào bạn vẫn nên tới gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra và điều trị kịp thời.

3. Cách trị nhức răng, ê buốt sau khi trám hiệu quả 100%

3.1 Cách trị nhức răng sau khi trám tại nhà

Nếu răng trám bị đau nhức, ê buốt mà bạn chưa thể tới gặp bác sĩ ngay được thì có thể giảm cơn đau theo một số phương pháp sau

– Dùng đá chườm lên khu vực răng trám để giảm cơn đau.

– Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (acetaminophen hoặc ibuprofen).

Chú ý:  Sau khi dùng thuốc mà tình trạng đau nhức không thuyên giảm thì nên tới gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra kỹ hơn.

Uống các loại thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ.

3.2 Chữa đau răng sau khi trám tại nha khoa

Tại nha khoa, bác sĩ sẽ dựa vào từng nguyên nhân khiến răng trám bị nhức mà lựa chọn phương pháp phù hợp. Cụ thể như sau

– Nếu do miếng trám răng bị hở hoặc chưa điều trị sạch tủy viêm thì bác sĩ chụp X-quang để kiểm tra lại tình trạng viêm nhiễm. Sau đó, tháo miếng trám cũ, điều trị tủy và trám răng lại từ đầu.

– Nếu do vật liệu hàn răng kém, bệnh nhân được tháo miếng trám răng cũ và thay thế bằng vật liệu mới có chất lượng tốt hơn. Đảm bảo vừa khít với răng thật và hạn chế dẫn nhiệt gây ê buốt.

– Nếu do các bệnh lý nha chu thì bệnh nhân sẽ được kiểm tra tổng quát tình trạng miếng trám răng rồi  điều trị dứt điểm nguyên nhân gây đau nhức.

4. Phòng ngừa hiện tượng trám răng xong bị nhức ê buốt

Để tránh trám răng bị ê nhức, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

– Chà răng nhẹ nhàng trên răng và nướu.

– Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để loại bỏ thức ăn và vi khuẩn gây viêm nhiễm.

– Tránh những thức ăn chứa nhiều axit, quá nóng, lạnh cứng hoặc dai.

– Súc miệng sau khi ăn đồ ăn chứa nhiều axit để tránh làm mòn men răng.

Đặc biệt, nên lựa chọn cơ sở nha khoa trám răng uy tín để giảm thiểu nguy cơ răng trám bị nhức buốt  sau quá trình thực hiện.

Hiện nay, nha khoa Paris đang ứng dụng công nghệ hàn rám răng Laser Tech thế hệ mới nhất với những ưu điểm:

– Công nghệ Laser hiện đại an toàn, không làm tổn hại đến mô mềm quanh răng. Giúp đông cứng miếng trám răng nhanh chóng và bền chắc.

– Phần mềm máy tính tính toán chính xác các gờ rãnh sứt mẻ, từ đó tạo hình miếng hàn trám vừa khít với hàm răng.

– Kỹ thuật xử lý tủy răng giúp lấy toàn bộ mô viêm mà không ảnh hưởng đến tủy răng còn sống.

– Hệ thống gây tê tiêu chuẩn ADF giúp hạn chế đau buốt khi sử dụng.

Nha khoa Paris cam kết 100% khách hàng trám răng xong không bị ê buốt với công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay.

Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, và tận tình, chắc chắn sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng.

TƯ VẤN TRÁM RĂNG AN TOÀN

OFF 30% CHỈ TỪ 200K

Răng nhạy cảm sau trám răng là hiện tượng thường gặp và sẽ biến mất sau vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng này trở nên trầm trọng theo thời gian thì cần đi khám lại răng để tìm nguyên nhân và điều trị sớm, tránh gây đau nhức lâu dài.

Trám răng là thủ thuật nha khoa nhằm loại bỏ các vết sâu răng và lấp đầy chúng bằng các vật liệu được chọn như vàng, bạc, nhựa composite hoặc sứ.

Vài giờ sau khi trám răng, mặt vẫn có thể cảm thấy hơi tê, ngứa ran hoặc sưng húp gây khó khăn cho việc ăn, nuốt, nói và cử động. Nha sĩ thường khuyên không nên ăn hoặc uống trong vài giờ đầu sau trám răng để hạn chế nguy cơ cắn vào lưỡi hoặc má.

Những cảm giác này sẽ biến mất khi hết tác dụng của thuốc gây tê. Tuy nhiên, trong những tuần tiếp theo, có thể răng nhạy cảm vẫn tiếp tục xảy ra trong quá trình thích nghi với miếng trám mới.

Răng nhạy cảm sau trám răng biểu hiện rõ ràng khi tiếp xúc với một số loại tác nhân nhất định, thông thường là cảm giác đau đột ngột rồi lại biến mất, các tác nhân đó gồm:

  • Thực phẩm hoặc đồ uống lạnh như kem, kem que hoặc đồ uống có đá
  • Đồ uống nóng như cà phê hoặc trà
  • Không khí len vào các kẽ răng như thở bằng miệng, răng nhạy cảm hơn khi đó là không khí lạnh
  • Thực phẩm có đường như kẹo, bánh ngọt
  • Thực phẩm và đồ uống có tính axit như trái cây, nước trái cây và cà phê
  • Nhai thức ăn

Răng nhạy cảm sau trám răng là bình thường và mang tính chất tạm thời. Tuy nhiên, một số trường hợp răng nhạy cảm kéo dài thì cần phải đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị ngay. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây răng nhạy cảm sau trám răng:

2.1. Kích thích dây thần kinh

Lớp men răng có tác dụng bảo vệ dây thần kinh khỏi bị phơi nhiễm, nhưng các miếng trám, đặc biệt là miếng trám sâu có thể tiến gần dây thần kinh gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trong răng. Do đó, sau trám răng, dây thần kinh bên trong răng cần vài ngày đến vài tuần để lành lại. Trong khoảng thời gian này, tình trạng ê buốt có thể xảy ra khi gặp tác nhân kích thích nó.

Khi dây thần kinh lành lại, cảm giác răng nhạy cảm sẽ biến mất, bạn sẽ không cảm thấy có sự khác biệt nào giữa răng đã trám và các răng khác.

2.2. Căn chỉnh khớp cắn không chính xác

Nếu miếng trám không thẳng hàng mà quá cao so với các răng khác thì có thể tăng áp lực khi cắn gây đau và ê buốt. Thông thường, khớp cắn sẽ tự điều chỉnh trong quá trình ăn uống hàng ngày sau một vài tuần, tình trạng răng nhạy cảm theo đó cũng biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cảm giác đau tăng lên theo thời gian hoặc gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn thì nên đi khám để kiểm tra lại khớp cắn. Khi kiểm tra lại, nha sĩ có thể mài bớt điểm cao của miếng trám để vừa khít với khớp cắn, loại bỏ cảm giác đau và khó chịu.

Cách trị nhức răng sau khi trám

Căn chỉnh khớp cắn không chính xác sau trám răng có thể khiến răng nhạy cảm

2.3. Viêm tủy răng

Viêm tủy răng là tình trạng viêm nhiễm sâu bên trong răng, gây cảm giác đau nhức và ê buốt cho răng. Bệnh ít gặp khi trám miếng nhỏ, nhưng có thể xảy ra khi:

  • Răng đã bị chấn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn dẫn đến răng bị nứt hoặc gãy.
  • Lỗ sâu răng rất sâu, đến lớp tủy răng.
  • Răng đã trải qua nhiều lần trám răng hoặc thực hiện các thủ thuật khác.

Có hai loại viêm tủy răng:

  • Viêm tủy răng có thể hồi phục: Là tình trạng viêm nhẹ khi tủy răng vẫn khỏe mạnh và có khả năng hồi phục lại
  • Viêm tủy răng không hồi phục: Là tình trạng dây thần kinh trong răng bị tổn thương và chết đi, khi đó cần lấy tủy răng để bảo tồn chiếc răng.

Viêm tủy răng có thể được điều trị bằng cách thay miếng trám mới, lấy tủy răng hoặc dùng thuốc kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng.

2.4. Áp xe răng

Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng trong các dây thần kinh của răng, trong đó tác nhân chính là răng bị sâu, bệnh nướu răng hoặc nứt răng. Các triệu chứng của áp xe răng bao gồm:

  • Đau răng dữ dội
  • Răng nhạy cảm
  • Đỏ trên nướu
  • Hôi miệng
  • Vết sưng giống như mụn hoặc nhọt trên nướu răng
  • Sốt

Áp xe răng cần được chăm sóc y tế, do đó, khi xuất hiện các triệu chứng trên bạn cần đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị ngay.

2.5. Miếng trám cũ bị lỏng hoặc bị vỡ

Trám răng thường tồn tại trong nhiều năm nhưng không tồn tại mãi mãi. Nếu miếng trám lâu năm bị lỏng hoặc vỡ, nó có thể gây ê buốt và đau nhức khi nằm gần dây thần kinh. Ngay cả khi miếng trám không bị lỏng hoặc vỡ, thì bạn cũng nên đi thay khi đến hạn sử dụng để tránh miếng trám bị hỏng gây sâu răng và đau nhức răng.

2.6. Viêm nha chu

Nướu bị chảy máu khi dùng chỉ nha khoa có thể là dấu hiệu của viêm nha chu, gây ê buốt răng. Điều này là do nướu bị tụt lại làm lộ một phần chân răng, mà chân răng không có men răng để bảo vệ nên gây cảm giác ê buốt khi tiếp xúc.

Các triệu chứng khác của viêm nha chu bao gồm:

  • Nướu đỏ hoặc chảy máu, đặc biệt là trong khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa
  • Nướu trông khác thường
  • Răng như đang tách ra
  • Răng lung lay ở người lớn
  • Vết loét hoặc mủ trong miệng

Viêm nha chu thường không gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu, do đó, bạn nên thường xuyên khám nha khoa để kiểm tra các vấn đề trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.

Cách trị nhức răng sau khi trám

Bệnh viêm nha chu có thể khiến răng nhạy cảm hơn

Một số biện pháp sau được các nha sĩ khuyên dùng để điều trị răng nhạy cảm sau trám răng:

  • Dùng kem đánh răng chứa nitrat kali giúp ngăn chặn các cảm giác trên bề mặt răng truyền đến các đầu dây thần kinh bên trong. Dùng kem đánh răng 2 ngày/lần, sau vài ngày sẽ bắt đầu thấy tác dụng.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Thuốc mỡ bôi tê dùng cho răng miệng.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng dành cho răng nhạy cảm với các sợi lông mềm mại, ít gây kích thích răng hơn.
  • Đánh răng nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc trên răng và nướu, tránh chà đi chà lại hoặc chà mạnh lên răng.
  • Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần, cẩn thận nhẹ nhàng trên nướu và răng.
  • Tránh các loại thức ăn hoặc đồ uống gây ê buốt răng
  • Tránh kem đánh răng và các sản phẩm làm trắng răng vì có thể khiến tình trạng ê buốt trở nên trầm trọng hơn.
  • Súc miệng bằng nước sau khi tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống có tính axit như cà phê và trái cây vì chúng có thể làm mòn men răng.
  • Tránh đánh răng ngay sau khi ăn thực phẩm có tính axit vì có thể làm mất nhiều men răng.
  • Nhai ở bên đối diện với vùng răng được trám

Bạn không nên lo lắng nếu răng nhạy cảm nhẹ trong những tuần đầu sau trám răng. Sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà và kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm sẽ giúp làm giảm cảm giác khó chịu trong khoảng thời gian này.

Khi tình trạng ê buốt trở nên trầm trọng, gây ảnh hưởng đến việc ăn uống, kèm theo các triệu chứng khác như sốt, đau răng thì cần gặp nha sĩ để kiểm tra lại răng ngay.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý răng hàm mặt, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu. Do đó, nếu có dấu hiệu nhạy cảm răng sau khi trám răng không thuyên giảm, kèm theo các bất thường khác thì bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com, medicalnewstoday.com

XEM THÊM: