Đạo mẫu tiếng anh là gì năm 2024

Đạo Mẫu (Mother Goddess Religion) is an indigenous polytheistic religion that originated in Viet Nam millennia ago, placing a strong emphasis on the worship of goddesses, with the central figure often being represented as the Mother. These goddesses are believed to possess the power of creation, nurturing, and protection, not only for their devotees but also for the well-being of the entire country.

The practices and rituals of Đạo Mẫu exhibit significant regional variations, reflecting the distinct characteristics of each locality. Over the course of Viet Nam’s history, the religion has undergone the influence of various external factors, including Taoism, Buddhism, and other religions, which have shaped and molded its development.

What is Four Palaces?

Four Palaces [Tứ Phủ] is a significant branch of Đạo Mẫu that boasts a rich historical background and a substantial following. Originating from the northern region of Viet Nam, the Four Palaces belief has expanded its influence throughout the entire country.

At the core of the Four Palaces belief stands the veneration of Mother Goddess Liễu Hạnh, one of Viet Nam’s Four Immortals, as the central figure. The mythical narrative surrounding Mother Goddess Liễu Hạnh originated during the 15th century, within the period of the Lê Dynasty, which also marks the strong development of the Four Palaces belief.

The Four Palaces doctrine perceives the universe as comprising four distinct realms: Heaven, Earth, Water, and Mountain. Each of these realms is governed by a divine Palace, hence the appellation “Four Palaces.”

The Four Palaces Cosmology

The cosmos in the Four Palaces belief is divided into the four following realms:

Heaven Palace [天府]

heaven realm, represented by the red color

Earth Palace [地府]

earth and human realm, represented by the yellow color

Water Palace [水府]

water realm, represented by the white color

Mountain Palace [岳府]

mountain realm, represented by the green color

Each deity in the Four Palaces belongs to a specific Palace, governing and managing the affairs of that Palace. Their regalia usually has the representative color of their Palace. To view the official pantheon of Four Palaces, kindly click the button below.

One of the motivations for us to create and maintain the Four Palaces - Tứ Phủ page is to contribute a small part to introduce the Four Palaces branch of the Mother Goddess religion to people around the world. The very first project we did was to translate the deities’ titles into English.

Since then, more than two years later, the translation is getting better and better after frequent edits. We constantly review and make corrections as necessary. Today we share it again so that those of you who already knew the translations can update and those who haven’t can refer to it.

🖊 Translation: read here

Hopefully this translation will be useful for those who want to introduce Vietnamese culture to foreigners.

•••••••••••••••••••••••••••••••••••••

🐲 Bản Dịch Tiếng Anh Của Tôn Hiệu Các Thánh Trong Thần Điện Tứ Phủ

Đạo mẫu tiếng anh là gì năm 2024

Một trong những động lực thôi thúc chúng mình lập ra và duy trì trang Four Palaces - Tứ Phủ là nhằm góp một phần nhỏ vào việc giới thiệu Đạo Mẫu Tứ Phủ đến với mọi người trên thế giới. Dự án đầu tiên chúng mình thực hiện chính là dịch tôn hiệu của các Ngài sang tiếng Anh.

Từ đó đến nay đã hơn hai năm, bản dịch ngày càng hoàn thiện sau các thay đổi thường xuyên. Chúng mình liên tục rà soát và chỉnh sửa khi thấy cần thiết. Hôm nay chúng mình chia sẻ lại một lần nữa để bạn nào đã biết thì cập nhật, chưa biết thì tham khảo.

🖊 Bản dịch: đọc tại đây

Hy vọng bản dịch này sẽ hữu ích cho những ai có nhu cầu giới thiệu về văn hoá Việt Nam đến với người nước ngoài.

Four Palaces [Tứ Phủ] is a denomination of the Mother Goddess religion [Đạo Mẫu], Vietnam’s indigenous polytheistic belief.

The pantheon of the Four Palaces’ belief is organized in the forms of both a royal court and a family. Each deity belongs to a specific “palace” (i.e.: Heaven, Earth, Water, Mountain).

The basic pantheon of Four Palaces includes the following deities:

—————

☀️ HOLY EMPEROR: THÁNH ĐẾ

also known as Father Emperors [Vua Cha]

Even though the rank of Father Emperors is higher than the rank of Mother Goddesses, they are not the primary deities.

  • Father Emperor of Heaven Palace: Vua Cha Thiên Phủ. Usually identified with the Jade Emperor [Ngọc Hoàng]
  • Father Emperor of Earth Palace: Vua Cha Địa Phủ. Usually identified with High Grand Emperor of the Underworld Earth Palace [Địa Phủ Chí Tôn Bắc Âm Phong Đô Huyền Thiên Đại Đế]
  • Father Emperor of Water Palace: Vua Cha Thoải Phủ. Usually identified with Dragon King of Động Đình Lake and the East Sea [Bát Hải Động Đình Long Vương]
  • Father Emperor of Mountain Palace: Vua Cha Nhạc Phủ. Usually identified with Saint of Mount Tản Viên [Tản Viên Sơn Thánh]

—————

🌸 MOTHER GODDESS: THÁNH MẪU

  • First Mother Goddess of Heaven: Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên. Usually referred to as Mother Goddess of High Heaven [Mẫu Thượng Thiên]. Identified with Mother Goddess of Nine Heavens [Mẫu Cửu Trùng Thiên]. Usually, Mother Goddess Liễu Hạnh represents Her in the Earth realm.
  • Second Mother Goddess of Earth: Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên. Also known as Mother Goddess Liễu Hạnh [Mẫu Liễu Hạnh], the primary deity of the religion
  • Third Mother Goddess of Water: Mẫu Đệ Tam Thuỷ Tiên. Usually referred to as Mother Goddess of Water [Mẫu Thoải]
  • Fourth Mother Goddess of Mountain: Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên. Usually referred to as Mother Goddess of Mountain and Forest [Mẫu Thượng Ngàn]

—————

🐲 VENERABLE MANDARNS: TÔN QUAN, QUAN LỚN

  • First Venerable Mandarin of Heaven: Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên
  • Second Venerable Mandarin of Mountain, Chief Commander: Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn Giám Sát
  • Third Venerable Mandarin of Water: Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ
  • Fourth Venerable Mandarin of Earth, Imperial Commissioner: Quan Lớn Đệ Tứ Địa Phủ
  • Fifth Venerable Mandarin, Governor General: Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Sát

—————

🦚 HOLY COURTIERS: THÁNH CHẦU

also known as Court Dames [Chầu Bà]
  • First Courtier, Imperical Commissioner of Heaven: Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên, Thiên Cung Khâm Sai
  • Second Courtier, Imperical Commissioner of Mountain: Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn, Nhạc Cung Khâm Sai
  • Third Courtier, Imperical Commissioner of Water: Chầu Đệ Tam Thoải Cung, Thủy Cung Khâm Sai
  • Fourth Courtier, Imperical Commissioner of Earth: Chầu Đệ Tứ Địa Cung, Địa Cung Khâm Sai
  • Fifth Courtier of Lân Stream: Chầu Năm Suối Lân
  • Sixth Courtier of Femininity: Chầu Sáu Lục Cung
  • Seventh Courtier of Kim Giao: Chầu Bảy Kim Giao
  • Eighth Courtier Bát Nàn: Chầu Tám Bát Nàn
  • Ninth Courtier of Nine Wells: Chầu Chín Cửu Tỉnh
  • Tenth Courtier of Đồng Mỏ: Chầu Mười Đồng Mỏ
  • Little Courtier of Bắc Lệ: Chầu Bé Bắc Lệ
  • Local Courtiers: Chầu Bản Đền Bản Cảnh

—————

🐉 HOLY PRINCE: THÁNH HOÀNG

also known as Princes [Ông Hoàng]
  • First Prince of Heaven: Ông Hoàng Cả Thượng Thiên
  • Second Prince, Imperial Commissioner: Ông Hoàng Đôi Khâm Sai
  • Third Prince of Water: Ông Hoàng Bơ Thoải Phủ
  • Fourth Prince: Ông Hoàng Tư
  • Fifth Prince: Ông Hoàng Năm
  • Sixth Prince: Ông Hoàng Sáu
  • Seventh Prince of Bảo Hà: Ông Hoàng Bảy Bảo Hà
  • Eighth Prince: Ông Hoàng Bát
  • Ninth Prince of the Cờn Estuary: Ông Hoàng Chín Cờn Môn
  • Tenth Prince of Nghệ An: Ông Hoàng Mười Nghệ An

—————-

🌸 HOLY MISTRESS: THÁNH CÔ

also known as Holy Damsels
  • First Mistress of Heaven: Cô Đệ Nhất Thượng Thiên
  • Second Mistress of Mountain: Cô Đôi Thượng Ngàn
  • Third Mistress of Water: Cô Bơ Thoải Cung
  • Fourth Mistress of Earth: Cô Tư Địa Cung
  • Fifth Mistress of the Lân Stream: Cô Năm Suối Lân
  • Sixth Mistress of Mountains Village: Cô Sáu Sơn Trang
  • Seventh Mistress of Kim Giao: Cô Bảy Kim Giao
  • Eighth Mistress of Tea Hills: Cô Tám Đồi Chè
  • Ninth Mistress of Mount Sòng: Cô Chín Sòng Sơn
  • Tenth Mistress of Đồng Mỏ: Cô Mười Đồng Mỏ
  • Local Mistresses of Mountain and Forest: các Thánh Cô địa phương thuộc rừng núi
  • Local Mistresses of Water: các Thánh Cô địa phương thuộc sông nước

—————-

🎍 HOLY MASTER: THÁNH CẬU

There is little to know about the rank of the Holy Masters. They are usually young squires who attend to the Princes.

The popular Masters include:

  • First Master of Mount Sòng/ First Master of Dầy Palace
  • Second Master: he is believed to reside in different places including Mount Sòng, Phố Cát, Ngang Hill.
  • Third Master: he attends on the Father Emperor of Water Palace, Mother Goddess of Water Palace or Third Prince of Water.
  • Fourth Master: he attends on the Fourth Grand Mandarin or the Fourth Courtier, both are the Imperial Commissioners
  • Little Master of Ngang Hill: he was a son to Mother Goddess Liễu Hạnh in her third incarnation
  • Local Masters: each shrine might have its own Young Master.
  • * ### The Hagiography of the SIXTH PRINCE AN BIÊN
    • - Tiếng Việt bên dưới -
      Đạo mẫu tiếng anh là gì năm 2024
      Source: Tinh Hoa Đạo Mẫu

      On the 10th day of the lunisolar Eighth month, we honor the festival of the Sixth Prince An Biên, a figure of great significance. Born into a minority ethnic family, he later rose to prominence as a revered military general during the Lý dynasty. His remarkable contributions were instrumental in the resistance against the Sòng invaders. The primary shrine dedicated to the Sixth Prince An Biên resides in his hometown of Cao Bằng province. According to historical accounts in “Cao Bằng thực lục” (The Chronicle of Cao Bằng) by Nguyễn Hữu Cung, the Sixth Prince was born into a family with a long legacy of tribal leadership in Lũng Đĩnh village, situated in the Thượng Lang region (modern-day Đình Phong commune, Trùng Khánh district, Cao Bằng province). At the age of 18, he assumed the role of tribal chief, earning deep respect from the local community due to his righteousness and generosity, particularly towards the less fortunate. During the reigns of Emperor Lý Thái Tông and Emperor Lý Anh Tông, the Sixth Prince An Biên made substantial contributions to the resistance effort against the Sòng invaders. He held the esteemed title of General An Biên, overseeing the soldiers guarding the borderlands. The shrine dedicated to the Sixth Prince An Biên stands proudly at his hometown, Lũng Đính, atop the peak of Mount Đoỏng Lình in Cao Bằng Province. This site is believed to be where the Sixth Prince strategically orchestrated battles to thwart the enemy. The remnants that endure today are marked by mounds, both rectangular and spiral in shape, strewn along the banks of the Quây Sơn River, located just 1 kilometer from the shrine. •••••••••••••••••••••••••••••••••••••

      Thần Tích Về ÔNG HOÀNG LỤC AN BIÊN

      Đạo mẫu tiếng anh là gì năm 2024
      Nguồn: Tinh Hoa Đạo Mẫu Ngày 10/8 âm lịch hằng năm là ngày khánh tiệc Ông Hoàng Lục An Biên. Ông sinh ra trong một gia đình dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng, về sau trở thành danh tướng thời Lý nhờ vào những chiến công lẫy lừng trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lăng. Đền thờ chính Ông Hoàng Lục An Biên nằm ở tỉnh Cao Bằng, quê nhà của Ông. Theo “Cao Bằng thực lục” của Nguyễn Hữu Cung, Hoàng Lục sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhiều đời làm tù trưởng ở làng Lũng Đĩnh, châu Thượng Lang (nay là xã Đình Phong, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng). Năm 18 tuổi, ông được cử làm thổ tù. Ông là người có tính khẳng khái, trọng nghĩa, luôn đem tài sản chia cho dân nghèo, vì vậy mọi người dân trong vùng đều quý trọng ông. Vào thời vua Lý Thái Tông đến Lý Anh Tông, Ông Hoàng Lục có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược, được triều đình nhà Lý phong chức An Biên Tướng Quân, thống lĩnh quân để bảo vệ biên giới. Đền thờ Quan Hoàng Lục An Biên được nhân dân xây dựng ngay tại quê hương Lũng Đính, trên đỉnh núi Đoỏng Lình, tỉnh Cao Bằng. Đền được cho là nơi năm xưa Hoàng Lục đã lập trận địa để chặn bước tiến của quân xâm lược Tống. Dấu tích sót lại cho đến hôm nay là những ụ, thành đất hình chữ nhật, hình xoáy trôn ốc nằm rải rác dọc hai bên bờ sông Quây Sơn, cách đền khoảng 1 km.

      - Tiếng Việt bên dưới -

      “….. She spreads Her agarwood fans, a sight so divine, To vanquish suffering, where compassion does shine. Her golden fans shimmer, granting prosperity’s gleam, Longevity’s blessings in a radiant stream. Her aromatic fans waft, bringing peace to each land, Blessings near and far, by Her gentle hand. From emperors to people, in harmony’s ceaseless song, In Her tranquil embrace, all hearts do belong…” (Excerpt from the court literature hymn to the Fourth Mistress of Earth. Transliterated by Four Palaces - Tứ Phủ)

      Đạo mẫu tiếng anh là gì năm 2024
      “…Xoè hoa đôi cánh quạt trầm Quạt cho tan biến tham sân khổ nàn. Xoè hoa đôi cánh quạt vàng Quạt cho bốn chữ an khang thọ trường. Xoè hoa đôi cánh quạt hương Quạt cho bát hướng tứ phương thái hoà. Phúc lành đưa đến gần xa Quân thần đồng thuận âu ca thái bình…” (Trích văn chầu Cô Tư Địa Cung)

      Hagiography of the SEVENTH COURTIER OF KIM GIAO

      - Tiếng Việt bên dưới -

      Đạo mẫu tiếng anh là gì năm 2024
      The 21st day of the Seventh lunisolar month in the Vietnamese lunar calendar is the festival to celebrate the Seventh Courtier of Kim Giao. She is often referred to as the Seventh Courtier of Kim Giao or the Seventh Courtier of Mỏ Bạch, owing to Her primary shrine, the Kim Giao Shrine located in the Mỏ Bạch area. The Seventh Courtier incarnated into an ethnic minority family in Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên province. While details about Her early life are scant, Her legacy is profound. She bravely resisted foreign invaders and shared Her wisdom by teaching the local people the art of agriculture. It is believed that She was the guiding force behind Thái Nguyên’s renowned tradition of cultivating exquisite tea. To this day, Thái Nguyên remains synonymous with high-quality tea production in Vietnam. Upon Her ascension, the Courtier assumed Her role as the patron goddess of the majestic mountains and pristine forests of Mỏ Bạch, Thái Nguyên. The Kim Giao shrine, also known as the Mỏ Bạch Temple, stands proudly in Her hometown. It is considered the holiest sanctuary in all of Thái Nguyên, a testament to the reverence She commands. Among the esteemed Holy Courtiers, the Seventh is known for Her rare appearances. Only the thanh đồng (priests) granted the privilege of conducting ceremonies at Her primary shrine are permitted to invoke Her presence. During these rituals, the thanh đồng dons purple or blue attire, and with graceful reverence, they perform the sacred rites of igniting light and dance with flaming mini-torches in Her honor. •••••••••••••••••••••••••••••••••••••

      Thần tích về CHẦU BẢY KIM GIAO

      Đạo mẫu tiếng anh là gì năm 2024
      Ngày 21/7 âm lịch hằng năm là khánh tiệc Chầu Bảy Kim Giao. Chầu có nhiều danh hiệu khác nhau, có lúc gọi là Chầu Bảy Kim Giao hoặc Chầu Bảy Mỏ Bạch (vì đền chính của Chầu là đền Kim Giao tại Mỏ Bạch). Chầu Bảy sinh ra trong một gia đình dân tộc thiểu số ở vùng Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên. Thông tin về Chầu không có nhiều, cũng không rõ Chầu giáng sinh vào thời gian nào. Chỉ biết rằng Chầu Bảy từng góp sức chống giặc xâm lược, giúp dân làm ăn canh tác, trồng trọt chăn nuôi. Tương truyền rằng Chầu chính là người dạy dân Thái Nguyên trồng chè tuyết. Đến ngày nay, Thái Nguyên vẫn là vùng trồng trà nức tiếng nhất Việt Nam. Sau khi về trời, Chầu được giao quyền quản cai núi rừng Mỏ Bạch, Thái Nguyên. Đền thờ Chầu Bảy là ngôi đền Kim Giao hay Mỏ Bạch Linh Từ, tọa lạc tại đất Chầu sinh sống là vùng Thanh Liên, Mỏ Bạch thuộc tỉnh Thái Nguyên. Đây là ngôi đền được cho là anh linh bậc nhất vùng Thái Nguyên. Trong các vị Thánh Chầu thì Chầu Bảy hiếm khi ngự đồng nhất. Chầu chỉ về trong các vấn hầu tại chính đền Kim Giao. Chầu ngự đồng mặc áo màu tím hoặc màu xanh, khai quang rồi múa mồi.

      🔥 An Introduction on the Hat Assemblage of the Four Palaces’ Public Council

      - Tiếng Việt bên dưới -

      Đạo mẫu tiếng anh là gì năm 2024
      “… The Public Council hat assemblage hold a significant place in the halls of Đạo Mẫu (Mother Goddess religion). While the large banners are usually found in Buddhist temples’ main halls, these votive paper hat assemblages, often positioned near the main altar, are comprehensive intricate folk artifacts, adorned with rich colors. They cost quite a lot. Their primary purpose is votive decoration and is burned only when replaced by a new set. Structurally, these assemblages comprise multiple layers, reflecting the ranks of the public pantheon. The pinnacle features a grand six-sided umbrella akin to the precious umbrellas of Buddhism, adorned with divine beasts like dragons or serpents at each corner. These creatures serve as hooks to hold smaller two-layer umbrellas. Below, golden bead strings hang, while carefully-drawn patterns and fans, color-coded to the primary Mother Goddesses, grace the space. Layer upon layer, the hats of Mother Goddesses, Ladies, Venerable Mandarins, Courtiers, Princes, Mistresses, and Masters are displayed. At the center rests a dragon boat, symbolizing the Third Mandarin of Water or the Father Emperor of Water. The craftsman ensures artistic excellence, resulting in beautiful and sophisticated color schemes. To avoid monotony, blooming chrysanthemums and sacred leaves add charm, captivating all….“ ——— 🖊 Source: Associate Professor, Dr. Trương Minh Hằng, Giang Nguyệt Ánh, “Đồ Mã Trong Điện Thờ Mẫu (Votive Paper Craft in the Shrine of the Mother Goddesses.)” •••••••••••••••••••••••••••••••••••••

      🔥 Ghi Chép Khái Quát Về Toà Nón Công Đồng Tứ Phủ

      Đạo mẫu tiếng anh là gì năm 2024
      “… Quả nón công đồng: nếu như ở trong chùa, tại vị trí trung tâm của tiền đường thường hay treo lá phướn đại, thì ở điện Mẫu tại vị trí này hoặc lùi sát vào chính điện người ta thường treo quả nón công đồng bằng đồ mã. Đây là một hiện vật có tính tổng hoà với nhiều màu sắc, cầu kỳ, đậm chất dân gian và rất đắt tiền… nên thường chi treo cho đẹp và chỉ đem đốt khi thay quả mới. Về bố cục, quả nón này được chia làm nhiều cấp theo cương vị của hệ thần linh công đồng. Trên cùng là một chiếc lọng sáu cạnh gần giống như bào cái của nhà Phật, nó như tượng cho tầng trời, ở các góc đều có hình linh thú là rồng hoặc rắn nhô đầu ra làm điểm treo những “lọng” hai tầng nhỏ, lọng này có rủ kim tòng lớn. Để làm cho đẹp phía dưới của lọng cái, ở các mặt, người ta thường trang trí hoa văn và gắn quạt hoặc một vài hiện vật nào đó có liên quan đến việc làm sang cho Thánh Mẫu (màu quạt theo chức năng của vị Thánh Mẫu chính tại đền). Ngay dưới hệ thống này thường có rất nhiều nón to nhỏ khác nhau, mở đầu là các nón của Thánh Mẫu, cấp hai là nón Chúa, tiếp tới là nón của Ngũ Vị Tôn Quan, rồi mười hai Thánh Chầu, nón của Ông Hoàng (thường ba nón), nón Cô (thường bốn nón, cũng có khi là mười hai nón nhỏ), nón Cậu (thường có ba nón), dưới cùng ở chính tâm của cả hệ thống là một thuyền rồng của Quan Lớn Bơ Phủ hay bình thường là thuyền của Vua Cha Bát Hải. Ở nhiều quả nón công đồng, ngoài thuyền của Vua Cha còn có chiếc mảng của Cậu Bé Thoải tức Cậu Bơ… Nhìn chung quả nón công đồng được quan tâm rất nhiều đến nghệ thuật nên hoà sắc khá nhuần nhuyễn, đồng thời để tránh sự đơn điệu khô cứng người ta đã điểm xuyết những hoa cúc mãn khai hoặc là những lá thiêng tạo sự vui mắt, dễ quyến rũ…” ——— 🖊 Nguồn: PGS-TS Trương Minh Hằng, Giang Nguyệt Ánh, “Đồ Mã Trong Điện Thờ Mẫu”.

      Đạo mẫu tiếng anh là gì năm 2024

      - Tiếng Việt bên dưới - “… In every direction, a shrine stands, five in perfect reflection, The Lady’s rule embraces all, young goddesses’ flowers in affection. Her throne, amid the air, a divine connection, Princess Bạch Hoa reigning, the five directions under protection…” (An excerpt of the court literature hymn dedicated to the Lady of Five Directions in Hải Phòng. Transliterated by Four Palaces - Tứ Phủ.) •••••••••••••••••••••••••••••••••••••

      Đạo mẫu tiếng anh là gì năm 2024
      “… Năm phương năm miếu rõ ràng Quyền cai bản cảnh, tiên nàng dâng hoa Trung thiên thiết lập một toà Bạch Hoa Công Chúa ngự toà năm phương …” (Trích đoạn văn chầu Chúa Ngũ Phương Bản Cảnh Hải Phòng)

      * ## 🪐 Celebrate the Annual Festival of the LADY OF FIVE DIRECTIONS IN HẢI PHÒNG PROVINCE

      - Tiếng Việt bên dưới -

      Đạo mẫu tiếng anh là gì năm 2024
      The Lady of Five Directions is a cherished deity among Four Palaces devotees even though She is not in the official pantheon. Her annual festival falls on the 16th of the lunisolar 6th month. As the legend unfolds, She was once a divine being before descending to Earth and becoming an illustrious military general during King Ngô’s reign. After Her divine ascension, She assumed the role of ruling over the five directions, hence the title Lady of Five Directions. Another name She bears is Princess Vũ Quận Bạch Hoa, where “Vũ” symbolizes Her mortal lineage, and “Bạch Hoa” means White Flower. Throughout the region, numerous shrines honor the Lady of Five Directions, but Her primary shrine resides in Her hometown, Hải Phòng province, particularly at the renowned Cấm Giang Bản Cảnh Shrine (Nguyệt Quang Temple). In Hải Phòng province and its nearby regions, numerous priests hold the serving-the-reflection ceremony with a special request to serve the reflection of the revered Lady of Five Directions. During the opening-palace rite of passage, participants engage in a deeply meaningful tradition by presenting a votive paper-craft set dedicated to Princess of Five Directions. This set comprises finely crafted figurines of the Lady herself, accompanied by Her loyal handmaidens, the distinguished Quai Thao hat, elegant Hài mules, and a beautifully adorned pulled rickshaw. This offering symbolizes the profound reverence and devotion towards the esteemed Lady, preserving ancient customs and traditions that continue to resonate throughout generations. •••••••••••••••••••••••••••••••••••••

      🪐 Cung Nghênh Khánh Tiệc CHÚA NGŨ PHƯƠNG ĐẤT HẢI PHÒNG

      Đạo mẫu tiếng anh là gì năm 2024
      Chúa Ngũ Phương là một trong số những vị nữ thần tuy không nằm trong thần điện chính thức nhưng luôn được kính ngưỡng bởi nhiều tín đồ Đạo Mẫu Tứ Phủ. Ngày 16/6 âm lịch hàng năm là khánh tiệc của Chúa. Tương truyền rằng Chúa là tiên nữ thiên cung, sau này giáng thế hạ trần vào nhà họ Vũ ở cửa Cấm Giang, đất Gia Viên (nay là Hải Phòng). Khi trưởng thành, Chúa trở thành một nữ tướng anh dũng lừng danh dưới thời Tiền Ngô Vương (tức Ngô Quyền). Khi đã hồi tiên, Chúa Bà được giao quyền cai quản năm phương trời đất, bản cảnh bản xứ ngũ phương, vậy nên được tôn xưng là Bà Chúa Ngũ Phương. Chúa còn có danh hiệu khác là Vũ Quận Bạch Hoa Công Chúa. Đền Chúa Bà Năm Phương được lập ở rất nhiều nơi, nhưng nổi tiếng hơn cả là một số ngôi đền ở nguyên quán Hải Phòng, đất Chúa ngự. Ngôi đền tiêu biểu thờ Chúa Năm Phương là Cấm Giang Bản Cảnh Linh Từ (còn gọi là Nguyệt Quang Tự) ở Hải Phòng. Có nhiều thanh đồng khi hầu ở Hải Phòng sẽ hầu bóng Chúa Bà Ngũ Phương. Ở Hải Phòng và một số địa phương lân cận, trong các đàn lễ mở phủ sẽ có toà đàn Chúa Bà. Toà đàn này tất thảy đều màu trắng, gồm có mã hình Chúa Bà, hai tiên cô hầu cận (hoặc 12 tiên nàng), nón quai thao, hài cườm, cỗ xe kéo tay.

❄️ The Hagiography of the THIRD MOTHER GODDESS OF WATER

- Tiếng Việt bên dưới -

Đạo mẫu tiếng anh là gì năm 2024

Painting “Bà Chúa” (The Goddess) by painter Phạm Tuấn Anh. Photo taken by Công Đạt.

Within the divine realms of the Four Palaces belief, the Third Mother Goddess of Water reigns supreme, Her divine presence embracing water bodies, bestowing blessings upon sea voyagers, and orchestrating wind and rain. She usually adorns Herself in the white regalia, symbolizing Her connection to the Water Palace.

Born of the revered Father Emperor of Water, Dragon King of the East Sea, the Mother Goddess of Water radiates with grace. Among the many hagiographies devoted to Her, the tale of Her marriage with Kính Xuyên holds a place of prominence. Yet, amidst their love, shadows of envy loom, as Kính Xuyên’s concubine, Thảo Mai, weaved a wicked web to tarnish the goddess’ virtuous name, accusing Her of having an affair with another man.

Unjustly accused and imprisoned in the depths of a dark forest, the Mother Goddess found solace in the loving care by the creatures of the wild. Fate intervened when Liễu Nghị, a young man on his way to a national academic contest, stumbled upon Her prison. Touched by Her plight, Liễu Nghị readily offered his help, becoming a messenger of hope in Her hour of need.

Liễu Nghị ventured towards the East Sea until he encountered a sacred parasol tree. Following the Goddess’ instructions, he used Her golden hairpin to knock upon the tree thrice. Winds surged, rain cascaded, and waves danced immediately. From the depths emerged two mighty white serpents, obediently leading him to the majestic dragon palace.

Fulfilling his sacred mission, Liễu Nghị presented the Father Emperor of Water with the letter, revealing all the truth. Enraged by what happened to His beloved daughter, the Father Emperor swiftly dispatched His attendants to apprehend Kính Xuyên and Thảo Mai, while also taking the Mother Goddess to Her rightful place within the embrace of the Water Palace.

•••••••••••••••••••••••••••••••••••••

❄️ Thần Tích MẪU ĐỆ TAM THUỶ TIÊN (MẪU THOẢI)

Đạo mẫu tiếng anh là gì năm 2024

Tác phẩm “Bà Chúa” bởi hoạ sĩ Phạm Tuấn Anh. Ảnh chụp bởi Công Đạt.

Trong Đạo Mẫu Tứ Phủ, Mẫu Đệ Tam Thuỷ Tiên (Mẫu Thoải) là vị thánh mẫu quản cai các miền sông nước, phù hộ cho người đi biển và điều hoà gió mưa. Mẫu thường mặc xiêm y trắng, màu đại diện của Thuỷ Phủ.

Mẫu Thoải là con gái Vua Cha Thuỷ Phủ, Bát Hải Động Đình Long Vương. Một thần tích phổ biến lưu truyền về Mẫu là câu chuyện Mẫu kết duyên cùng Kính Xuyên. Kính Xuyên có người tiểu thiếp tên Thảo Mai. Ả Thảo Mai vì ghen ghét mà đặt điều, nói xấu rằng Mẫu tư thông cùng kẻ khác. Kính Xuyên không phân phải trái, ghen tuông mù quáng nên một mực nhốt vợ nơi thâm sơn cùng cốc.

Ở nơi tù đày, Mẫu được muôn loài quý mến, tìm dâng quả ngon nước ngọt cho Ngài. Một ngày kia, có chàng thư sinh tên Liễu Nghị trên đường lai kinh ứng thí chẳng may lạc vào chốn rừng thiêng nước độc. Thấy Mẫu chịu đày ải, Liễu Nghị hỏi han nên biết rõ sự tình, nhận lời giúp đỡ. Mẫu thảo một phong thư, nhờ Liễu Nghị mang về long cung trình lên Vua Cha.

Theo lời Mẫu căn dặn, Liễu Nghị ra ngoài Biển Đông, thấy có cây ngô đồng bèn rút cây thoa vàng, gõ vào cây ba lần. Tức thì gió giật mưa sa, biển động sóng nổi, giữa dòng hiện lên đôi bạch xà. Liễu Nghị trình bày mọi việc, đôi bạch xà vâng lệnh đưa Liễu Nghị xuống long cung. Tại đây, Liễu Nghị trao cho Vua Cha Thuỷ Phủ bức thư và kể hết mọi chuyện. Vua cha tức giận, sai người đi bắt Kính Xuyên và Thảo Mai, còn truyền cho người lên rước Mẫu về Thuỷ Phủ.