Đánh giá đề thi học sinh giỏi quốc gia môn lịch sử

Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Sử lớp 12 năm 2014 chi tiết đã được cập nhật. Để làm quen với các dạng bài hay gặp trong đề thi, thử sức với các câu hỏi khó giành điểm 9 – 10 và có chiến lược thời gian làm bài thi phù hợp, các em truy cập link thi Online học kì 2 môn Toán lớp 12 có đáp án

Bứt phá 9+, đạt HSG lớp 12 trong tầm tay với bộ tài liệu Siêu HOT

  • Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch Sử lớp 12 THPT Yên Hòa – Đề cương số 1
  • Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Sử lớp 12 năm 2015 chi tiết
  • Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 12B năm 2020 – 2021 THPT Đinh Tiên Hoàng
Xem toàn màn hình Tải tài liệu

Previous Trang 1 Next

Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Sử lớp 12 năm 2014 chi tiết

Previous Trang 1 Next

Tìm tài liệu: Học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử

  • Đề khảo sát chất lượng môn Lịch sử năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 301 Xin giới thiệu tới các bạn học sinh "Đề khảo sát chất lượng môn Lịch sử năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An -

    Download

  • Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Lịch sử có đáp án - Sở GD&ĐT Gia Lai Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến

    Download

  • Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lý Thường Kiệt TaiLieu.VN giới thiệu đến bạn “Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lý

    Download

  • Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Trần Quốc Tuấn Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến

    Download

  • Đề KSCL ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Lịch sử có đáp án - Cụm trường THPT Thuận Thành Luyện tập với “Đề KSCL ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Lịch sử có đáp án - Cụm trường THPT Thuận

    Download

  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm về bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia trong giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần nâng cao chất lượng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch

    Download

  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn nội dung và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia chuyên đề Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 2000 Nghiên cứu đề tài Lựa chọn nội dung và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia chuyên đề Quan hệ

    Download

  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh trong ôn thi THPT Quốc gia qua phần dạy các nước Á, Phi Và Mĩ latinh (1945-2000) Lịch Sử lớp 12 THPT Mục đích nghiên cứu của sáng kiến là nghiên cứu, phân tích đề thi THPT quốc gia năm 2019- 2020 môn Lịch sử; và

    Download

  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp hướng dẫn học sinh tự học và ôn thi Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 theo định hướng phát triển năng lực (Chương trình Lịch sử lớp 12, THPT) Đề tài được lựa chọn thực hiện nhằm chia sẻ kinh nghiệm dạy học của bản thân cùng đồng nghiệp. Đồng

    Download

  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế chuyên đề ôn thi Trung học phổ thông quốc gia: Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm ôn tập, hệ hống, khái quát hóa những vấn đề nổi bật của châu Á

    Download

Xem Thêm

Từng đạt giải Ba học sinh giỏi quốc gia môn Sử năm học 2013 - 2014, Thủ khoa đầu ra Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2018, anh Trần Tùng Ngọc hiện đang theo học Thạc sĩ chuyên ngành Đông Á học tại Đại học Sungkyunkwan Hàn Quốc theo diện học bổng chính phủ Hàn.

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết.

Đánh giá đề thi học sinh giỏi quốc gia môn lịch sử

Anh Trần Tùng Ngọc hiện đang theo học Thạc sĩ chuyên ngành Đông Á học tại Đại học Sungkyunkwan Hàn Quốc theo diện học bổng chính phủ Hàn. Ảnh: Tác giả cung cấp

Trong những năm gần đây, vấn đề ôn tập, bồi dưỡng cho học sinh thi học sinh giỏi các cấp và vấn đề ra đề thi đánh giá chất lượng học sinh giỏi đặc biệt với các môn học mang tính xã hội như Văn học và Lịch sử luôn thu hút được sự quan tâm, bình luận của dư luận xã hội.

Trong bài viết này, trên kinh nghiệm của một thành viên từng trực tiếp tham gia ôn luyện và thi học sinh giỏi Quốc gia một lịch sử, người viết mong muốn có thể cùng đưa ra một vài nhận xét cùng những hướng đi mới nhằm cải thiện chất lượng bồi dưỡng và đánh giá chất lượng học sinh giỏi cho bộ môn này.

Nếu xem xét đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử trong những năm gần đây, có thể nhận thấy, khuynh hướng ra đề thi Lịch sử không có nhiều thay đổi.

Trong đó, về mặt nội dung đề thi bao gồm hai bộ phận là lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Về mặt kỹ năng, đề thi bao gồm các cấp bậc ghi nhớ - phân tích (trình bày diễn biến, nguyên nhân, kết quả, vai trò, tính chất của sự kiện, nhân vật), bình luận – đánh giá (trình bày quan điểm, đánh giá tác động về một vấn đề cụ thể), vận dụng (đánh giá khả năng áp dụng bài học kinh nghiệm trong thời kì mới).

Nếu chỉ căn cứ trên phương diện cấu trúc của đề bài, có thể thấy, đề thi đánh giá học sinh giỏi Quốc gia được phân chia một cách tương đối khoa học dựa trên các cấp bậc cụ thể về phân loại, đánh giá học sinh. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách kỹ lưỡng hơn thì cách ra đề theo dạng thức không cung cấp sử liệu khiến cho việc ôn tập và đánh giá học sinh giỏi dễ phát sinh vấn đề lặp lại cách ra đề thi với nội dung hầu như tương tự qua các năm.

Hệ quả của vấn đề này, học sinh và giáo viên sẽ tập trung vào hình thức ôn thi theo mẫu, học thuộc đáp án của các đề trước.

Hình thức ôn thi theo mẫu học thuộc lại lời giải cũng giống như cách thức ôn tập thông qua học thuộc lòng văn mẫu của môn Ngữ văn.

Cách làm này vô hình trung làm hạn chế tư duy phân tích, đánh giá sử liệu – kỹ năng tư duy tối quan trọng trong nghiên cứu và giáo dục lịch sử. Từ đó, dẫn đến thực trạng tư duy theo “định hướng”, “khuôn mẫu” không phát huy được tính sáng tạo và kỹ năng tư duy phản biện của người học.

Ví dụ như khi phân tích về quan điểm cứu nước của các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX, phần lớn học sinh sẽ đề cập đến đánh giá của Nguyễn Ái Quốc về Phan Bội Châu là “đón hổ cửa trước, rước beo cửa sau” sau đó dễ dẫn đến suy nghĩ kết luận xem nhẹ về đóng góp, tập trung vào khuyết điểm của Phan Bội Châu trong tiến trình cách mạng Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng với đánh giá của Nguyễn Ái Quốc trong những văn bản khác, Người đã đề cập đến Phan Bội Châu là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập được hơn 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng” hay nhà quốc gia chủ nghĩa lớn của Việt Nam.

Tương tự như khi yêu cầu phân tích so sánh nội dung ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị tháng 10/1930, hầu hết học sinh đều ôn tập theo mô thức học thuộc cách giải từ đề mẫu, hiếm có học sinh nào đã từng trực tiếp đọc qua nội dung của Cương lĩnh hay Luận cương.

Nếu như tiếp cận với nguồn sử liệu đa dạng hơn thì chắc chắn sẽ giúp cho người học có được cách nhìn khách quan hơn, đa chiều hơn về nhân vật, sự kiện lịch sử. Bên cạnh đó, tiếp cận sử liệu cũng là cách để thu hút sự quan tâm, hứng thú của người học đối với bộ môn này.

Thực tế, cách thức ra đề có nội dung lồng ghép sử liệu đã từng được sử dụng trong đề thi năm 1997, 2000 – 2001 song sau đó không còn được áp dụng lại nữa. Các trích dẫn (nếu có) cũng đều là trích dẫn lại từ sách giáo khoa.

Thiết nghĩ, để môn Lịch sử không còn chịu cách nhìn sai lầm là môn “học thuộc lòng” cần phải có những phương hướng mới. Nếu như theo chiều thuận, việc kiểm tra đánh giá là để phản ánh quá trình ôn tập và bồi dưỡng thì ngược lại, chúng ta đang tiến hành ôn tập và bồi dưỡng để “chạy theo” cách đánh giá, ra đề.

Do vậy, không thể nâng cao năng lực tư duy lịch sử cho học sinh nếu chỉ tập trung vào một trong hai vấn đề. Cần phải có sự đổi mới trong cách thức ra đề cũng như có sự đổi mới trong ôn tập và bồi dưỡng cho người học.

Theo đó, để phát triển được tư duy lịch sử, người học cần phải được tiếp cận với tư liệu lịch sử, cần có kỹ năng nhận xét, đánh giá tư liệu lịch sử thay vì học thuộc cách giải đề mẫu.

Trần Tùng Ngọc