Đặc sản hà nam là gì năm 2024

Đặc sản Hà Nam có gì đặc sắc mà nhiều người yêu thích đến vậy? Cùng khám phá những món ăn thơm ngon dưới đây để bạn thưởng thức ngay khi có dịp nhé.

Món cá kho làng Vũ Đại còn được người dân gọi với nhiều cái tên khác nhau như: cá kho Hà Nam, cá kho Đại Hoàng, cá kho Nhân Hậu… Đây cũng là món đặc sản Hà Nam nổi tiếng nhất, có bề dày lịch sử lâu đời và được mệnh danh là tinh hoa ẩm thực của mảnh đất này.

Cá kho làng Vũ Đại có cách chế biến rất tỉ mỉ, cầu kỳ. Nguồn nguyên liệu để làm nên cá kho ngon phải là loại cá trắm đen to, khối lượng từ 4 đến 6 kg/con. Cá đánh bắt từ tự nhiên là ngon nhất nhưng hiện nay để đủ nguồn cung, người dân Hà Nam cũng xây dựng nhiều trang trại nuôi cá trắm.

Cá có thể kho riêng hoặc kho thêm với thịt ba chỉ hoặc các loại tôm cua đồng quê đặc trưng khác. Niêu cá kho Vũ Đại đạt “chuẩn” thì phải có độ sánh vừa phải, phần nước đặc quánh lại. Cá có màu nâu cánh gián, không còn mùi tanh, vị béo ngậy, gia vị thấm đẫm đậm đà. Khi vừa đưa vào miệng thì cá đã mềm và tơi ngay, ăn cùng cơm nóng, thêm chén canh cua mồng tơi thì không còn gì bằng.

Món tiếp theo trong danh sách đặc sản Hà Nam là bánh cuốn Phủ Lý. Loại bánh này được làm bằng gạo tẻ, là loại gạo tám xoan ngon nhất, vừa dẻo vừa thơm nên thành phẩm cũng đặc biệt ngon.

Quá trình chế biến bánh cuốn Phủ Lý cũng tốn rất nhiều thời gian. Trước hết gạo tám xoan phải được mang đi ngâm nước từ 3 đến 4 tiếng, sau đó sẽ xay ra thành bột nước. Bánh được tráng bằng nồi hấp rồi cuốn lại. Bánh cuốn không có nhân, thường được ăn kèm với chả lụa, nem và hành phi, chấm vào chén nước mắm chua ngọt đậm đà.

Bánh cuốn Phủ Lý là món đặc sản Hà Nam dân dã, chỉ vài chục ngàn đồng một phần nhưng chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ vì hương vị quá đỗi thơm ngon và bắt miệng.

Hà Nam không chỉ là mảnh đất nổi tiếng với những cánh đồng bồi đắp từ phù sa rộng lớn mà còn có loại cáy cực kỳ ngon, sinh sống nhiều ở những vùng biển nước lợ như Bình Lục, Kim Bảng, Thanh Liêm... Vì vậy người dân đã biết cách ngâm ủ để tạo ra món mắm cáy Bình Lục với hương vị vô cùng độc đáo.

Mắm cáy thơm lừng, có mùi hăng nhẹ, hương vị cực kỳ đậm đà. Mắm thành phẩm sẽ có màu cánh gián rất ngon mắt, mặn mòi hương vị miền biển. Khi pha mắm, người Hà Nam thường cho thêm gừng và riềng giã nhuyễn, chanh ớt để chấm các món thịt luộc, món cuốn, rau sống… Bạn cũng có thể mua loại đặc sản Hà Nam này về làm quà cho người thân, bạn bè hoặc để ăn dần.

Bún cá rô là món ăn khá quen thuộc tại các tỉnh miền Bắc, Ở Hà Nam, người dân có công thức riêng để tạo nên hương vị vô cùng hấp dẫn, dần dần trở thành đặc sản khiến thực khách gần xa mê mẩn.

Toàn bộ phần nước dùng của món này được ninh từ xương cá rô nên vị ngọt rất thanh, mùi thơm nhẹ nhàng. Phần thịt cá rô thì chiên lên giòn tan, hoàn toàn không còn mùi tanh. Một tô bún cá rô đồng ăn cùng với rau cải, rau thơm, thì là, dọc mùng cho vài miếng cá lên trên nữa sẽ là bữa sáng hoàn hảo.

Nhắc đến đặc sản Hà Nam thì bún Tái Kênh cũng là món ăn chúng ta không nào bỏ qua. Người dân tại làng Tái Kênh có kinh nghiệm nhiều đời làm bún, tạo nên những vắt bún trắng ngần, dẻo và thơm.

Để cho ra được loại bún hảo hạng này, người dân phải tuyển chọn nguồn nguyên liệu từ gạo ngon, sau đó trải qua rất nhiều bước: ngâm gạo, xay thành bột, nhào nặn, luộc, giã rồi rây thành sợi. Hầu hết các quán bún ngon tại Hà Nam đều chọn bún Tái Kênh để món ăn có hương vị thơm ngon nhất.

Làng Kiện Khê có truyền thống làm món bánh đa với công thức bí truyền. Loại bánh đa này giòn tan, vị thơm và đậm đà hơn nhiều so với những nơi khác. Bánh to, dày, thường kết hợp với một số nguyên liệu khác như vừng, lạc, dừa… để tạo độ bùi béo, ngon miệng.

Những năm gần đây, nhờ du lịch phát triển nên bánh đa Kiện Khê có nhiều cơ hội để được biết đến rộng rãi hơn. Những gói bánh đa giòn tan bán đến Hà Nội, Ninh Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Phòng, Yên Bái… và được rất nhiều người yêu thích.

Nếu bạn là một người đam mê thưởng thức các loại rượu thì đừng quên khám phá hương vị Vọc Long Tửu. Người làng Vọc có truyền thống nấu rượu lâu đời với bí quyết tạo nên hương vị rượu gạo truyền thống ủ với men và 36 vị thuốc Bắc.

Quá trình nấu ra loại rượu đặc sản Hà Nam này rất kỳ công. Từ lúc bắt đầu úp men phải đợi 2 đến 3 ngày chờ cho tới khi men dậy mới được mở. Sau đó mang gạo đi nấu chín vừa, không nhão cũng không khô, đánh cơm rượu tơi, để nguội rồi mới rắc men lên trên. Cơm, men và thuốc Bắc cho vào vò sành ủ trong 48 tiếng, khi bắt đầu thấy có mọng mới được đổ nước đi, để thêm 2 đêm thì mới đem đi nấu rượu.

Rượu Vọc Long Tửu có mùi thơm của thuốc Bắc, uống xong sẽ thấy vị ngọt nhẹ ở cuống họng. Ra Bắc vào mùa đông, thưởng thức nồi lẩu nghi ngút và nhâm nhi vài chén Vọc Long Tửu thì không còn gì bằng. MIA.vn hi vọng bạn sẽ sớm có dịp thưởng thức.

Người dân Hà Nam còn gọi chuối ngự Đại Hoàng là chuối “Tiến Vua” bởi vỏ ngoài vàng và đẹp, ruột ngọt vừa phải, mùi thơm thoang thoảng. Chuối Đại Hoàng rất kén đất trồng, chỉ mọc ở khu vực đất ven sông Châu Giang, thuộc huyện Lý Nhân bởi sự trù phú, màu mỡ.

Nải chuối Đại Hoàng đều và đẹp, 10 trái tăm tắp cả 10. Bên cạnh đó, chuối còn chứa giá trị dinh dưỡng cao với các chất như kali, axit amin, các loại khoáng chất và vitamin. Bạn có thể mua chuối già về làm quà cho người thân, bạn bè, khi chuối chín có thể bảo quản thêm được từ 7 đến 10 ngày.

Với những bạn là tín đồ của các món ăn từ gạo nếp thì đặc sản Hà Nam bánh chưng làng Đầm là món không thể nào bỏ lỡ. Đây là ngôi làng có truyền thống làm bánh chưng hơn 100 năm với loại bánh dẻo, thơm, mang đậm hương vị truyền thống Việt Nam.

Vị ngon của bánh chưng Làng Đầm đến từ loại gạo ngon, phần nhân bằng đỗ xanh và thịt heo được tẩm ướp cực kỳ đậm đà. Điều đặc biệt là loại nước dùng làm bánh chưng này đều bằng nước mưa chứ không phải nước giếng. Thật không ngoa khi nói, bánh chưng làng Đầm gói trọn hương vị ẩm thực truyền thống của mảnh đất này.

Làng Chều, Hà Nam được biết đến với loại bánh đa nem hảo hạng và cực kỳ nổi tiếng. Bánh được người dân làm thủ công, nguyên liệu 100% tự nhiên, không hóa chất bảo quản nên được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.

Mỗi mẻ bánh đa nem làng Chều được làm bằng gạo tẻ thơm, thường là gạo Khang Dân. Bột xay xong thì mang đi tráng rồi phơi dưới trời nắng to. Làng Chều đã có hơn 700 năm lịch sử vì vậy bánh đa nem tại đây chắc chắn là loại đặc sản Hà Nam mà bạn nên thưởng thức ngay khi có dịp.

Trên đây là danh sách 10 món đặc sản Hà Nam mà cẩm nang du lịch MIA.vn muốn giới thiệu đến bạn. Chúc bạn có chuyến đi thật nhiều niềm vui và những trải nghiệm đáng nhớ ở Hà Nam nhé.

Hà Nam có những đặc sản gì?

8 đặc sản Hà Nam “vạn người mê”.

Cá kho làng Vũ Đại..

Thịt dê núi..

Bánh chưng làng Đầm..

Bánh cuốn chả Phủ Lý.

Bún Cá Rô Đồng..

Chim to dần..

Thịt gà Móng Duy Tiên..

Trái cây đặc sản Hà Nam..

Lý Nhân có đặc sản gì?

Lý Nhân là một huyện nằm ven sông Hồng và được thiên nhiên ưu đãi nên có đất đai màu mỡ, lý tưởng để trồng quýt - đặc sản để tiến vua ngày xưa. Quýt Lý Nhân có vỏ mỏng, giòn, quả dẹt và màu vàng ươm, chứa rất nhiều vitamin C. Thịt quýt có vị ngọt dịu, mùi thơm và nhiều nước.

Bình Lục có đặc sản gì?

Bình Lục là một huyện nằm ở phía đông nam của tỉnh Hà Nam, nằm cách thành phố Phủ Lý khoảng 10 km. Nơi đây nổi tiếng với đặc sản mắm cáy, có hương vị đặc trưng vừa hăng vừa cay, mùi thơm nồng. Ảnh minh họa. Sau khi bắt cáy về, đem rửa thật sạch rồi giã nhuyễn trong cối đá.

Đặc sản của Hà Tĩnh là gì?

Ngất ngây với 10 đặc sản Hà Tĩnh, ăn là ghiền.

Gỏi Cá Đục. Nhắc đến món ngon Hà Tĩnh thì gỏi cá Đục là món ăn nhất định bạn nên thử một lần khi có dịp đến đây. ... .

Cháo canh. ... .

Bún bò Đò Trai. ... .

Mực nhảy. ... .

Hến xúc bánh đa Đức Thọ ... .

Bánh ngào. ... .

Kẹo cu đơ ... .

Dê núi Hương Sơn..