Đặc điểm cơ bản của thời kỳ 1841- 1844 trong triết học mác là:

Đặc điểm cơ bản của thời kỳ 1841- 1844 trong triết học mác là:

IJ Dhafi Quiz

Find Answers To Your Multiple Choice Questions (MCQ) Easily at ij.dhafi.link. with Accurate Answer. >>


Đặc điểm cơ bản của thời kỳ 1841- 1844 trong triết học mác là:

This is a List of Available Answers Options :

  1. Kế tục phép biện chứng trong triết học Heghen
  2. Thời kỳ phê phán chủ nghĩa duy vật của Phoiobac
  3. Thời kỳ hình thành tư tưởng triết học với bước quá độ từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản
  4. Thời kỳ đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử


The best answer is C. Thời kỳ hình thành tư tưởng triết học với bước quá độ từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản.

Reported from teachers around the world. The correct answer to ❝❞ question is C. Thời kỳ hình thành tư tưởng triết học với bước quá độ từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản.
I Recommend you to read the next question and answer, Namely Phép biện chứng thời kỳ Cổ đại là: with very accurate answers.

Click to See Answer

IJ Dhafi Quiz Is an online learning educational site to provide assistance and insight to students who are in the learning stage. they will be able to easily find answers to questions at school.We strive to publish Encyclopedia quizzes that are useful for students. All facilities here are 100% Free. Hopefully, Our site can be very useful for you. Thank you for visiting.

Mục lục bài viết

  • 1. Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen
  • 2. Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện
  • 3. Ý nghĩa cuộc cách mạng
  • 4. V.I.Lênin phát triển triết học Mác như thế nào?
  • Hoàn cảnh lịch sử
  • Nội dung cơ bản của quá trình V.I.Lênin phát triển triết học Mác
  • 5. Triết học Mác - Lênin thời đại ngày nay
  • Biến đổi của thời đại
  • Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác - Lênin trong thời đại ngày nay

1. Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen

Trong giai đoạn này ta có thể chia nó thành ba giai đoạn nhỏ hơn:

- Về quá trình chuyển biến tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm và lập trường dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và lập trường cộng sản chủ nghĩa (1842 - 1844)

Bước đầu hoạt động chính trị - xã hội và khoa học của C.Mác và Ph. Ăngghen.

Khuynh hướng tư tưởng, chính trị của C.Mác thời niên thiếu chịu ảnh hưởng của môi trường sống, tư tưởng duy lý và chủ nghĩa tự do về tôn giáo; hoạt động chính trị của người cha và ảnh hưởng của một số giáo viên có tư tưởng dân chủ. Năm 1837, C.Mác làm quen với triết học Hêghen, tham gia phái Hêghen trẻ. Năm 1841, C.Mác nhận học vị tiến sỹ triết học với luận án Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Êpiquya với triết học tự nhiên của Đêmôcrít tại trường Đại học Tổng hợp Iêna.

Sự chuyển biến tư tưởng có nội dung hơn và sự chuyển biến thế giới quan triết học ở C.Mác bước đầu chỉ thực sự diễn ratrong thực tiễn đấu tranh thông qua báo chí, trong thời kỳ ông làm việc ở báo Sông Ranh (5/1842-4/1843). Chính trong thực tiễn này mà C.Mác nhận thức được những mối quan hệ vật chất của đời sống xã hội, tạo ra sự chú ý đến vai trò của lợi ích kinh tế và sở hữu; nhận thức đầy đủ hơn về những hạn chế của triết học Hêghen, tính phản động, bảo thủ của nhà nước Phổ. Đụng chạm đến những mâu thuẫn thực tế của xã hội, với những vấn đề về kinh tế, C.Mác viết những bài báo như Nhận xét bản chỉ thị mới nhất về chế độ kiểm duyệt của Phổ, Tuyên ngôn triết học của trường phái lịch sử pháp quyền, Những cuộc tranh luận về luật cấm trộm củi rừng[3] v.v để thể hiện quan điểm của mình về tình cảnh quẫn bách của quần chúng lao động, bảo vệ lợi ích của những con người nghèo khổ, những người lao động, đấu tranh vì tự do và dân chủ.

C.Mác đặt cho mình nhiệm vụ tìm những động lực thật sự để biến đổi thế giới bằng cách mạng. Từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1843, C.Mác nghiên cứu lại mang tính phê phán Triết học pháp quyền của Hêghen, ông viết Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen để phê phán học thuyết Hêghen về nhà nước và pháp luật (về thực chất tóm tắt những quan niệm duy tâm của Hêghen về xã hội) và qua đó phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen. Trong sự đối lập với Hêghen, C.Mác đi tới kết luận, không phải nhà nước quy định xã hội công dân[4], mà ngược lại, xã hội công dân quy định nhà nước. Việc làm nổi bật vai trò quyết định của mối quan hệ vật chất đối với sự phát triển của lịch sử đã mở ra con đường khắc phục quan niệm duy tâm của Hêghen về xã hội, làm tăng xu hướng duy vật trong tư tưởng và là điểm xuất phát nhận thức duy vật về lịch sử của C.Mác trong tương lai.

Tháng 9 năm 1841, trong thời gian làm nghĩa vụ quân sự tại Béclinh, Ph.Ăngghen tự học ở các trường đại học và tham gia phái Hêghen trẻ, chịu ảnh hưởng sâu sắc Bản chất đạo Cơ đốc của Phoiơbắc. Những tác phẩm của Ph.Ăngghen thời kỳ 1841 - 1842 như Sêlinh nói về Hêghen (1841), Sêlinh- nhà triết học trong Kitô, hoặc việc cải biến đạo lý thế tục thành đạo lý thần thánh (1842) v.v, cho thấy tuy vẫn đứng trên lập trường duy tâm của triết học Hêghen, nhưng ông đã nhận ra mâu thuẫn giữa tính cách mạng với tính bảo thủ trong triết học ấy, đồng thời thấy tính triệt để hơn trong triết học Phoiơbắc. Từ mùa Thu 1842, trong thời gian sống gần hai năm ở Mansextơ (Anh), việc nghiên cứu đời sống kinh tế và sự phát triển chính trị của nước Anh, nhất là việc trực tiếp tham gia phong trào công nhân mới dẫn ông đến bước chuyển biến căn bản trong thế giới quan và lập trường chính trị.

Giới thiệu sự chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa của C.Mác và Ph.Ăngghen.

Các tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen; Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu; Lập trường của các chính đảng; Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh; Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị đánh dấu sự chuyển biến hoàn toàn từ chủ nghĩa duy tâm và lập trường dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và lập trường cộng sản chủ nghĩa của C.Mác và Ph.Ăngghen.

- Về giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử (1844-1848)

Các tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844; Gia đình thần thánh; Luận cương về Phoiơbắc; Hệ tư tưởng Đức; Sự khốn cùng của triết học và Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đánh dấu chủ nghĩa Mác đã được trình bày chỉnh thể với các quan điểm lý luận nền tảng của ba bộ phận hợp thành, thể hiện từng bước sự đề xuất, khẳng định vai trò của triết học trong đời sống xã hội.

- Về giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung, phát triển lý luận triết học (1848-1895)

Các tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp; Ngày 18 tháng S¬ương mù của Lui Bônapáctơ; Cách mạng và phản cách mạng ở Đức; Tư bản; Nội chiến ở Pháp; Phê phán Cương lĩnh Gôta; Chống Đuyrinh; Biện chứng của tự nhiên; Nguồn gốc và gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước; Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức thể hiện sự bổ sung và phát triển toàn diện những vấn đề triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen, tạo nên chủ nghĩa Mác hoàn chỉnh.

2. Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện

Tại sao nói "Sự ra đời của triết học Mác là cuộc cách mạng trong triết học", Điều đó nó thể hiện ở những điểm nào?

Dưới đây sẽ là các điểm thể hiện câu hỏi trên:

- Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng

Trong lịch sử triết học duy vật, chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng tách rời nhau; chủ nghĩa duy vật trước Mác bị hạn chế bởi tính trực quan và siêu hình; phép biện chứng trước Mác bị hạn chế bởi tính siêu hình và duy tâm.

Trong triết học Mác, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau tạo nên học thuyết hoàn chỉnh.Học thuyết đó cung cấp cho loài người công cụ nhận thức vĩ đại, làm cho chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ dừng lại ở phương pháp giải thích, nhận thức thế giới, mà còn trở thành phương pháp cải tạo thế giới.

- Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử

Chủ nghĩa duy vật biện chứng mở rộng nhận thức từ giới tự nhiên sang nhận thức xã hội loài người, làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để.

- Sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn

Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ bản của triết học Mác - Lênin (xem chương VII); nguyên tắc đó đã khắc phục sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của con người.

- Sự thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng

- Bản chất khoa học đã bao hàm tính cách mạng của triết học Mác, phản ánh bản chất của giai cấp công nhân

- Xác định đúng mối quan hệ giữa triết học với các khoa học chuyên ngành

Ph.Ăngghen cho rằng, cứ mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật phải thay đổi hình thức của nó. Những phát minh của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XIX là một trong những tiền đề cho sự ra đời của triết học Mác và triết học Mác đã làm biến đổi căn bản tính chất, đối tượng của triết học và mối quan hệ của nó đối với các khoa học chuyên ngành.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã xác định đúng giới hạn và mối quan hệ mới giữa triết học với các khoa học chuyên ngành. Triết học Mác không nghiên cứu những vấn đề cụ thể và cũng không đóng vai trò khoa học của mọi khoa học, mà là thế giới quan khoa học và phương pháp luận chung nhất cho sự phát triển của các khoa học đó.

3. Ý nghĩa cuộc cách mạng

- Làm cho chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học.

- Vai trò xã hội của triết học cũng như vị trí, chức năng của triết học trong hệ thống tri thức khoa học cũng thay đổi. Triết học Mác trở thành công cụ giải thích, nhận thức và cải tạo thế giới.

4. V.I.Lênin phát triển triết học Mác như thế nào?

Hoàn cảnh lịch sử

Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa làm tăng thêm khả năng kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa; mặt khác sự áp bức, bóc lột biểu hiện gay gắt hơn. Xu hướng thống nhất giữa phong trào giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản; giữa nhân dân các nước thuộc địa với giai cấp công nhân ở chính quốc thể hiện trong các hình thức và mức độ khác nhau.

Khoa học tự nhiên phát triển mạnh với những thành tựu mới, nhưng những khái quát triết học về chúng chưa dựa trên thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật, tạo nên sự đối lập giữa các dữ liệu của khoa học tự nhiên với các khái quát triết học, điển hình là cuộc khủng hoảng vật lý đầu thế kỷ XX.

Nhiều khuynh hướng triết học như chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa xét lại trong Quốc tế Cộng sản II v.v tấn công nhằm phủ định chủ nghĩa Mác để quay lại với chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo.

Chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực ở nước Nga. Trải qua các cuộc cách mạng dân chủ - tư sản 1905 - 1907 và cách mạng Tháng Hai năm 1917, vào tháng 10 (Nga) năm 1917, Cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi, tạo nên nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới; mở ra thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Nội dung cơ bản của quá trình V.I.Lênin phát triển triết học Mác

- Giai đoạn từ 1893 đến 1907, V.I.Lênin nghiên cứu thể chế xã hội Nga và vai trò của các giai cấp khác nhau trong cuộc cách mạng đang tới gần; phê phán mọi hệ thống quan điểm duy tâm và phương pháp siêu hình của những người dân tuý.

+ Plêkhanốp và nhóm Giải phóng lao động, tuy truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga nhưng mắc sai lầm trong đấu tranh chống phái dân tuý; coi giai cấp tư sản tự do là giai cấp cách mạng.

+ Để đấu tranh chống lại quan điểm đó, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác, V.I. Lênin viết một số tác phẩm như Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao? Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân tuý và sự phê phán trong cuốn sách của ông Xtơruvê về nội dung đó; Làm gì? Hai sách lược của đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ v.v.

- Giai đoạn từ 1907 đến Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.

+ Tiếp tục đấu tranh chống các tư tưởng đối lập, bảo vệ và phát triển triết học Mác; xác lập thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật cho giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản.

+ Các tác phẩm Một bước tiến hai bước lùi; Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán với định nghĩa về vật chất; Bút ký triết học với sự phát triển nội dung của triết học duy vật biện chứng, đặc biệt là phép biện chứng duy vật; Nhà nước và cách mạng với vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là nhà nước và nêu ra con đường để giai cấp vô sản xác lập nhà nước chuyên chính vô sản. Trong những năm 1914 - 1916, V.I.Lênin tóm tắt tác phẩm Khoa học Lôgíc và phần một của Từ điển bách khoa toàn thư về khoa học triết học, Những bài giảng về lịch sử triết học và Những bài giảng về triết học lịch sử của Hêghen, một số tác phẩm của Phoiơbắc và Lắcxan, Siêu hình học của Arítxtốt và các tác phẩm khác theo chuyên ngành triết học và khoa học tự nhiên vào 8 quyển và đặt tên là Bút ký triết học.

- Giai đoạn sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga từ 1917 đến 1924.

+ V.I.Lênin tiếp tục phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử thông qua các tác phẩm cơ bản như Sáng kiến vĩ đại; Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản; Về Chính sách kinh tế mới; Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu v.v. Sáng kiến vĩ đại với định nghĩa về giai cấp; Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu v.v.

+ Để bảo vệ chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin không chỉ phê phán đối với kẻ thù, mà còn kịch liệt phê phán những người nhân danh lý luận Mác trên lời nói, nhưng trên thực tế là chủ nghĩa xét lại, hoặc đã xa rời chủ nghĩa Mác. Để bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng và dựa vào những thành quả mới của khoa học, tạo nên giai đoạn Lênin trong lịch sử triết học mácxít. Di sản triết học của V.I.Lênin trở thành cơ sở cho việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn; thiên tài về lý luận và thực tiễn của V.I.Lênin được những người cộng sản đánh giá cao. Họ đặt tên cho chủ nghĩa của mình là chủ nghĩa Mác - Lênin.

5. Triết học Mác - Lênin thời đại ngày nay

Biến đổi của thời đại

- Thời đại ngày nay được xác định từ Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 đến nay, trong thời đại này lịch sử thế giới đã xẩy ra những thay đổi lớn lao trên tất cả các mặt kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội.

- Sự tác động giữa hai quá trình cách mạng xã hội và cách mạng khoa học, công nghệ tạo nên sự biến đổi nhanh chóng và phức tạp.

Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác - Lênin trong thời đại ngày nay

- Thể hiện trong vai trò thế giới quan khoa học và phương pháp luận cách mạng của triết học Mác - Lênin trong việc vận dụng và phát triển chúng của các đảng cộng sản với các bổ sung từ điều kiện lịch sử của thời đại.

- Thể hiện trong vai trò định hướng nhận thức và thực tiễn mục tiêu của xã hội loài người; giải quyết theo quy luật những vấn đề do thời đại đặt ra.

- Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, kim chỉ nam cho hành động là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận.

(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập).