Dạ trong tiếng hán nghĩa là gì năm 2024

trt. Vâng, tiếng lễ-phép đáp lại lời nói, lời gọi của người tỏ rằng mình đã nghe hoặc tiếng mở đầu mỗi câu nói lễ-phép: Gọi dạ bảo vâng; Trình, thưa, vâng, dạ; Nào khi lên võng xuống dù, Kêu dân dân dạ, bây-giờ dạ dân; Ai kêu ai hú bên sông, Mẹ kêu con dạ, thương chồng phải theo (CD). dạ dt. Cái bụng, cái bao-tử: Bụng mang dạ chửa, bợn dạ, dạ-dày, dạ dưới // (R) Lòng, ý-tứ: Bụng làm dạ chịu; lòng dạ, gan-dạ, phỉ dạ // (B) Trí-óc: Sáng dạ, tối dạ. dạ dt. Đêm, tối: Bán-dạ, trường-dạ // tt. Thuộc về ban đêm: Dạ-lữ-viện, dạ-vũ // trt. Làm về đêm: Dạ-hành, dạ-du.Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đứcdạ - 1 d. 1 (dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Bụng con người, về mặt chức năng làm nơi chứa và làm tiêu hoá thức ăn, hoặc chứa thai. No dạ. Người yếu dạ. Bụng mang dạ chửa. 2 Bụng con người, coi là biểu tượng của khả năng nhận thức và ghi nhớ. Sáng dạ*. Ghi vào trong dạ. 3 Bụng con người, coi là biểu tượng của tình cảm, thái độ chủ đạo và kín đáo đối với người, với việc. Mặt người dạ thú. Thay lòng đổi dạ. Thuyền ơi, có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền (cd.). - 2 d. Hàng dệt dày bằng lông cừu, có thể pha thêm loại sợi khác, trên mặt có tuyết. Quần áo dạ. Chăn dạ. - 3 I c. 1 Tiếng dùng để đáp lại lời gọi hoặc để mở đầu câu nói một cách lễ phép. (- Nam ơi!) - Dạ! Dạ, thưa bác, mẹ cháu đi vắng. 2 (ph.). Vâng. (- Con ở nhà nhé!) - Dạ. - II đg. Đáp lại lời gọi bằng tiếng "". Dạ một tiếng thật dài. Gọi dạ, bảo vâng. Dạ - Tên gọi một nhóm nhỏ của dân tộc Xinh-mun Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đứcdạ dt. 1. Bụng con người với chức năng chứa đựng thức ăn và các bộ phận khác của cơ thể: ăn lót dạ o bụng mang dạ chửa. 2. Bụng con người với sự hàm chỉ về tình cảm, trí tuệ: thay lòng đổi dạ o khắc sâu trong dạ o sáng dạ. dạ dt. Hàng dệt bằng lông cừu, có lớp tuyết trên mặt: áo dạ o mũ dạ o Chăn dạ. dạ I. tht. Tiếng đáp lại để tỏ sự lễ phép khi nghe tên gọi mình: Cháu ơi! - Dạ!. II. đgt. Đáp lời bằng tiếng "dạ": Ai gọi cũng dạ o gọi dạ bảo vâng. dạ Đêm: dạ đài o dạ hội o dạ hợp o dạ hương o dạ quang o dạ xoa o nhật dạ o trú dạ o trường dạ. Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việtdạ dt Đồ dệt bằng lông cừu, có tuyết mịn: áo dạ; Mũ dạ. dạ dt 1. Dạ dày nói tắt: Yếu dạ; Dạ bò 2. Bụng: Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn (cd) 3. Tính tình; Cách cư xử: Lòng lang dạ thú (tng); Xin đừng ra dạ bắc, nam (cd) 4. Trí khôn: Em bé sáng dạ 5. Dạ con nói tắt: Bụng mang dạ chửa (tng). dạ tht 1. Tiếng thưa có lễ độ: Con ơi! - Dạ! 2. Như vâng: Con coi nhà nhé! - Dạ!. đgt Đáp lại một cách lễ phép: Nó dạ một tiếng thật to.Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lândạ trt. Tiếng lễ-phép người dưới đáp lời lại người trên: Dưới thi gọi dạ bảo vâng. dạ dt. Đồ dệt bằng lông cừu: Mũ dạ, áo dạ. // Mũ dạ. Áo dạ. dạ dt. Bao trong bụng để chứa đồ ăn uống; ngr. Cái bụng: Bụng mang dạ chửa. Ngb. Lòng tốt xấu: Lòng lang dạ thú. E thay những dạ phi-thường (Ng.Du). // Sáng dạ. Bụng dạ. Hả dạ. dạ (khd). Đêm.Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghịdạ 1 d. Đồ dệt bằng lông cừu, có tuyết mịn, lông ngắn và mượt: [M(1]Áo dạ, Mũ dạ. dạ 2 1. Túi đựng thức ăn trong bụng của một số động vật: Dạ bò. 2. Bộ máy tiêu hoá: Yến dạ. 3. Tính tình cách ăn ở, trí khôn; Lòng lang dạ thú, sáng dạ; Hởi dạ. 4. "Dạ con " nói tắt: Bụng mang dạ chửa. trẻ người non dạ Còn ngây thơ dại dột. [thuộc dạ2]. dạ 3 ph 1. Tiếng thưa có lễ độ. 2. Tiếng trả lời đồng ý người trên.Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tândạ Tiếng người dưới đáp lại lời người trên: Gọi dạ, bảo vâng. dạ Cái bao ở trong bụng để chứa đồ ăn đồ uống (tức là con vị). Nghĩa rộng: nói chung cả cái bụng: Bụng mang dạ chửa. Nghĩa bóng: lòng tốt xấu của người ta: Lòng lang, dạ thú. Văn-liệu: Lòng chim dạ cá. Gan vàng dạ sắt. E thay những dạ phi thường (K). Dạ này tấm-tức với người quyền-gian (Nh-đ-m). Bằng ra lòng cá dạ chim (Nh-đ-m).

Bụng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [𩪌] mà âm Hán Việt là phụng vì thiết âm của nó là “phòng dụng thiết” [房用切], như đã cho trong Tập vận. Nhưng âm xưa (Cổ Hán Việt) của chữ phòng [房] là buồng nên theo đó âm xưa của [𩪌] lại là bụng vì “b[uồng]+[d]ụng = bụng. Hiện tượng “B xưa hơn PH” đã được Vương Lực chính thức chứng minh từ năm 1948 tại thiên Hán Việt ngữ nghiên cứu (in trong Hán ngữ sử luận văn tập, Khoa học xuất bản xã, Bắc Kinh, 1958, tr.209 - 406). Còn nghĩa nữa của [𩪌] là “ngực” (hung dã [匈也]), như Ngọc thiên đã giảng (dẫn theo Hán ngữ đại tự điển). Ngực liền với bụng nên việc chuyển nghĩa từ “ngực” sang “bụng” không phải là chuyện tối kiêng kỵ.

Làm thì có liên quan về nguồn gốc với chữ lãm [攬], mà nghĩa gốc quen thuộc là “cầm, nắm”. Hán ngữ đại tự điển (Thành Đô, 1993) đã ghi cho nó 7 cái nghĩa cụ thể nhưng riêng Văn Tân thì lại còn đối dịch nó là “làm” trong Từ điển Trung Việt (NXB Sự thật, 1956).

Dĩ nhiên Văn Tân có cái lý của ông vì cái nghĩa “làm” của lãm [攬] nằm ngay trong ngữ vị từ lãm công [攬工], thường được giảng là “tố trường công” [做長工], nghĩa là “làm thuê dài hạn”. Nếu có người bẻ rằng lãm công [攬工] chỉ thuộc về phương ngữ chứ không phải là một đơn vị từ vựng chung thì ta lại còn có một ngữ vị từ “chung” là lãm hoạt [攬活], có nghĩa là “làm công việc nặng nhọc (để mưu sinh)”. Đằng nào thì cái nghĩa “làm” cũng đã nằm trong hệ nghĩa của từ lãm [攬]. Nói tóm lại thì làm là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [攬], có âm Hán Việt là lãm, mà “làm” là cái nghĩa nằm trong một góc khuất.

Dạ bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ dã [也], hiện nay chỉ dùng theo lối giả tá như là một hư từ nhưng cái nghĩa cực kỳ cổ xưa của nó lại là “bộ phận sinh dục của đàn bà”, như Hứa Thận đã giảng trong Thuyết văn giải tự: “Nữ âm dã. Tượng hình” [女陰也。象形] Đi vào tiếng Việt, dạ có nghĩa rộng như có thể thấy trong dạ con, bụng dạ, lòng dạ...

Chịu bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [遂], mà âm Hán Việt hiện hành là toại, có nghĩa là “hài lòng, thỏa mãn; thuận theo”. Nhưng âm gốc của [遂] lại là tụy, vì đây là một chữ thuộc vận mục chí [至]. Thiết âm của nó trong Quảng vận là “từ túy thiết” [徐醉切]. T[ừ]+[t]úy = tụy (sở dĩ tụy thuộc dấu nặng vì chữ từ thuộc dấu huyền). Tương quan T « CH giữa tụy và chịu còn có thể thấy qua: - tạc [笮], dây xoắn bằng lạt tre « chạc trong thừng chạc; - tán [饡], cho canh vào cơm « chan trong chan canh; - tiệm [漸] trong tiệm tiến « chậm trong chậm trễ; - tiên [煎], đun cho cạn « chiên trong chiên xào; - tiết [紲], buộc bằng dây « chít trong chít khăn; - tiệt[截], cắt đứt « chịt (làm cho tắc lại);... Về quan hệ I/Y « IU, ta có: - bỉ [鄙] trong khinh bỉ « bỉu trong dè bỉu;

- bị [被], mắc, dính « bịu trong bận bịu; - quỵ [跪], còn có âm khụy, quỳ gối « khuỵu trong khuỵu chân; - trì [持], cầm, giữ « trìu trong trìu mến; - trụy [墜], rơi xuống, sa xuống « trĩu trong nặng trĩu...