Cuộc sống có ý nghĩa là như thế nào

Chúng ta làm các việc mình yêu thích

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta đối mặt với rất nhiều điều phải xử lý như: Công việc, gia đình, bạn bè, kinh doanh, đối tác,… Tất cả đều chiếm thời gian của ta rất nhiều và có khi chúng ta không còn thời gian rảnh, công việc cứ tới liên tục liên tục khiến ta phải giải quyết, các công việc này có khi không phải là những việc mà ta ưa thích lại càng khiến ta căng thẳng và mệt mỏi. Vậy thì làm sao để sống cuộc đời ý nghĩa và phúc hơn mỗi ngày? Vâng, thời gian một ngày có hạn và trong cuộc đời này cũng thế, ta nên chọn các công việc mà ta yêu thích để khi làm việc chúng ta sẽ cảm thấy yêu đời và yêu việc, để không còn nhàm chán và vơi đi mệt mỏi, như thế sẽ làm cuộc sống có ý nghĩa hạnh phúc hơn.

Cuộc sống có ý nghĩa là như thế nào

Hạnh phúc không chỉ có tiền, mà hạnh phúc là khi sống đúng bản chất con người của mình. Cuộc sống đơn giản mới là cuộc sống hạnh phúc. Đời người gặp được sự tình gì cũng không nên nghĩ phức tạp. Nên bỏ đi những ký ức không tốt đẹp trong trí nhớ, sống một cuộc sống vui tươi, an hòa cùng mọi người. Buông bỏ sẽ giúp lòng nhẹ nhàng hơn sẽ làm cuộc sống có ý nghĩa, hạnh phúc hơn.

Một cuộc đời ý nghĩa là gì?

10:18 20/05/2019

Cha mẹ chúng ta thường nói: "Tôi muốn con cái mình được hạnh phúc". Sẽ thật bất thường nếu ta nghe thấy họ bảo rằng 'tôi muốn con mình sống một cuộc đời ý nghĩa'.

  • Nếu cuộc đời đơn giản vậy
  • Bi kịch đời người
  • Một thế kỷ, một lý tưởng, một đời người

Nhưng đấy mới là điều chúng ta thường hay nói với chính mình: Tất cả đều sợ sự vô nghĩa. Một khi cảm thấy cuộc đời của mình trở nên thiếu ý nghĩa, đa số chúng ta sẽ rơi vào trầm cảm. Vậy cuối cùng thì ý nghĩa của đời sống là gì?

Sống hạnh phúc chưa chắc đã có ý nghĩa

Hãy bắt đầu bằng việc thử phân biệt xem hạnh phúc khác ý nghĩa như thế nào. Trong đời sống, hai điều này thường xuyên chồng chéo nhau. Có thể một mức độ ý nghĩa nào đó là điều kiện cần cho hạnh phúc, và ngược lại, hạnh phúc cũng làm cho ta cảm thấy đời sống này đầy ý nghĩa. Và tách biệt được hai cảm giác này là điều không hề đơn giản.

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí tâm lý tích cực của Hoa Kỳ vào tháng 8/-2013, nhóm tác giả đã cố gắng làm rõ sự khác biệt của hai loại cảm giác này.

Họ tiến hành khảo sát 400 công dân Mỹ trong độ tuổi từ 18-78, với một số lượng lớn câu hỏi để có thể “dán nhãn” xem yếu tố nào làm cho con người hạnh phúc và cái gì đi đôi với sự ý nghĩa. Sau khi nhận được kết quả, bằng một công cụ thống kê phức tạp, nhóm tác giả thu hẹp và phát hiện ra năm khác biệt lớn giữa hạnh phúc và cảm giác có ý nghĩa như sau:

Điều đầu tiên là hạnh phúc cần sự thỏa mãn, có được thứ bạn muốn và cần, còn ý nghĩa thì có thể không. Thỏa mãn ham muốn là cội nguồn đáng tin cậy dẫn đến hạnh phúc, trong khi một cuộc đời có ý nghĩa hoàn toàn có thể không có gì cả.

Mọi người đều cảm thấy hạnh phúc hơn nếu cuộc đời họ nhiều sự dễ dàng hơn là khó khăn. Những người hạnh phúc trong cuộc khảo sát nói rằng họ có đủ tiền để mua những thứ họ muốn và thỏa mãn nhu cầu. Sức khỏe tốt cũng là yếu tố góp phần mang lại hạnh phúc, nhưng không phải là điều làm cho cuộc đời bạn thêm ý nghĩa. Người khỏe mạnh sẽ hạnh phúc hơn người ốm yếu, nhưng cuộc sống của một người bệnh cũng có thể đầy ý nghĩa.

Nếu một người thường xuyên cảm thấy ổn - một cảm giác xuất hiện khi nhu cầu và mong muốn được thỏa mãn - anh ta càng thấy hạnh phúc. Nhưng điều này không liên quan gì đến cảm giác có ý nghĩa, thứ có thể nảy mầm từ những điều kiện vô cùng khắc nghiệt.

Cuộc sống có ý nghĩa là như thế nào
Cuộc sống, về cơ bản, là một cuộc hành hương không ngừng về phía cái chết. Vậy thì rốt cục ý nghĩa của nó là gì? (Nguồn ảnh: Philosophytalk.org)

Khác biệt thứ hai là về cảm thức thời gian. Hạnh phúc là khoảnh khắc hiện tại; ý nghĩa có màu sắc tương lai, hay chính xác hơn là sự liên kết giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Khi một người dành quá nhiều thời gian nghĩ về quá khứ và hiện tại, cuộc sống của họ dường như càng có ý nghĩa, nhưng ít hạnh phúc hơn.

Thời gian dành cho việc tưởng tượng ra tương lai, hoặc hồi tưởng quá khứ, trong nghiên cứu kể trên, được liên kết mạnh mẽ với cảm giác có ý nghĩa ngày một cao hơn, nhưng tỉ lệ nghịch với cảm giác hạnh phúc. Ngược lại, một người càng dành thời gian nghĩ về việc ở đây, ngay bây giờ, hiện hữu hoàn toàn trong hiện tại, họ càng hạnh phúc hơn.

Nỗi đau khổ cũng thường tập trung vào hiện tại, nhưng tần suất thấp hơn hạnh phúc rất nhiều. Nếu bạn muốn tối đa hóa hạnh phúc của mình, có vẻ lời khuyên tốt nhất là tập trung vào hiện tại (Thiền là một giải pháp phổ biến), đặc biệt nếu nhu cầu của bạn đang được thỏa mãn. Ý nghĩa, ngược lại, xuất phát từ những suy tưởng lắp ráp quá khứ, hiện tại và tương lai thành một câu chuyện mạch lạc.

Điều này có thể phần nào giải thích được vì sao chúng ta quan tâm đến ý nghĩa nhiều như thế: đấy có thể được xem như một phiên bản dài hơi của hạnh phúc. Hạnh phúc đơn thuần chỉ tập trung vào hiện tại, trong khi đó ý nghĩa khiến ta nghĩ về một hạnh phúc bền lâu hơn, và thậm chí kiến tạo những hạnh phúc khác trong tương lai.

Khác biệt thứ ba là cảm thức xã hội. Liên kết với người khác là điều quan trọng với cả hạnh phúc lẫn cảm giác có ý nghĩa. Cô đơn dẫn đến hậu quả là cả hai cảm giác này đều ở mức thấp, nhưng khác biệt là nếu ý nghĩa đến từ việc đóng góp cho người khác, thì hạnh phúc đến từ những gì cộng đồng đóng góp cho bạn. Điều này đi ngược lại với quan niệm thông thường rằng việc giúp đỡ người khác khiến bạn cảm thấy hạnh phúc.

Đúng, ở đây có một sự chồng chéo nho nhỏ: giúp đỡ người khác đóng góp tích cực cho cảm giác ý nghĩa độc lập với hạnh phúc, nhưng không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy nó có thể đem đến hạnh phúc độc lập mà không cần cảm giác có ý nghĩa (từ việc giúp đỡ người khác).

Cuộc khảo sát kể trên đã dẫn đến một kết luận là những người cho đi cảm thấy sự có ý nghĩa nhiều hơn là hạnh phúc, và ngược lại, ai đó nhận được nhiều từ cộng đồng có thể cảm thấy hạnh phúc hơn, nhưng sự có ý nghĩa đã bị mất đi.

Độ sâu sắc của các mối quan hệ cũng là một thước đo tốt để phân biệt hạnh phúc và cảm giác có ý nghĩa: khi dành thời gian cho bạn bè, chúng ta thường cảm thấy hạnh phúc hơn, vì thời gian bên bạn bè thường là dành cho các thú vui đơn giản, không gượng ép, dễ dàng để nuôi những cảm xúc thỏa mãn, nhưng cảm giác ý nghĩa giảm xuống.

Ngược lại, khi dành thời gian cho người thân, bạn cảm thấy có ý nghĩa hơn, nhưng hạnh phúc có thể ít đi. Bạn bè không hợp có thể nghỉ chơi, nhưng người thân thì đa số theo ta cả đời, cả trong những khoảnh khắc khó chịu, như tranh cãi, bệnh tật…

Việc gắn bó với người thân có thể khiến cảm giác hạnh phúc giảm xuống về tổng thể, nhưng ý nghĩa của điều này khiến ta cảm thấy mình đáng giá hơn.

Khác biệt thứ tư là sự đối đầu với khó khăn, căng thẳng, hoặc những điều tương tự. Nhìn chung các vấn đề này thường đi với mức độ hạnh phúc thấp và ý nghĩa cao hơn. Có nhiều điều tốt đẹp xảy ra có ích cho cả ý nghĩa lẫn hạnh phúc, điều này không có gì đáng ngạc nhiên.

Nhưng những điều tồi tệ sẽ phân biệt rõ hai cảm thức này: cuộc sống có ý nghĩa cao thường gặp phải nhiều điều tiêu cực, và tất nhiên, chúng làm giảm hạnh phúc.

Thật vậy, căng thẳng và các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống là hai thứ phá hủy hạnh phúc, nhưng chúng là những yếu tố cơ bản tạo ra một cuộc sống có ý nghĩa. Bạn có thể thấy rõ nhất điều này ở một người nghỉ hưu: an nhàn và hạnh phúc hơn, nhưng cảm giác có ý nghĩa giảm xuống.

Khác biệt cuối cùng liên quan đến cái tôi và bản sắc cá nhân. Nghiên cứu ở đầu bài viết này chỉ ra rằng các hoạt động thể hiện cái tôi là một nguồn tạo ra ý nghĩa quan trọng, nhưng không liên quan nhiều đến hạnh phúc.

Trong 37 loại hoạt động mang tính cá nhân, phản ánh bản thân (làm việc, tập thể dục hoặc thiền), có 25 loại liên quan tích cực đến một cuộc sống có ý nghĩa, trong khi chỉ có 2 loại (kết nối xã hội, tiệc tùng không bia rượu) là kết nối đến hạnh phúc. Nếu hạnh phúc là việc có những gì bạn mong muốn, thì có vẻ như ý nghĩa là làm những điều thể hiện bản thân.

Ngay cả việc chỉ quan tâm đến các vấn đề về bản sắc cá nhân cũng có liên quan đến ý nghĩa nhiều hơn, dù nó thường bất lợi cho hạnh phúc. Loại trừ cái tôi, đạt đến vô ngã, là con đường mà quan điểm của Phật giáo đã chỉ ra là có thể diệt khổ đau.

Nhưng rốt cục thì cuộc sống có ý nghĩa là gì và làm thế nào để ta đạt được nó?

4 câu hỏi dẫn đường

Hãy bắt đầu bằng định nghĩa cuộc sống. Đó là một quá trình vận động liên tục của những thành tố quan trọng như là sinh sản, tăng trưởng, khó chịu, tổ chức, thích nghi, và kết thúc bằng cái chết. Nó diễn ra bằng một chuỗi các hiện tượng vật lý và hóa học. Tính chất cơ bản của cuộc sống là luôn biến đổi, và thuần túy vật chất.

Ý nghĩa, ngược lại, thường là ổn định, và mang tính siêu hình. Con người là loài duy nhất có khả năng dùng ngôn ngữ để diễn đạt những điều trừu tượng, gán cho nó những ý nghĩa. Dân chủ là một khái niệm cho thấy cách chúng ta sử dụng ý nghĩa.

Khái niệm ấy không tồn tại trong thế giới vật chất, nhưng mọi người đều có thể hiểu nó là gì, và tạo ra những cách thức để thực hành nó, như là bầu cử.

Con người sử dụng ý nghĩa, được thống nhất với nhau bằng ngôn ngữ, để giao tiếp, truyền đạt những ý tưởng phức tạp, và biến ý nghĩa thành công cụ chống lại sự thay đổi liên tục của cuộc sống. Hôn nhân là một ý tưởng như thế: Các loài động vật đều giao phối, nhưng chỉ có con người kết hôn.

Việc gán cho sự kết đôi tự nhiên này một ý nghĩa làm gia tăng sự cam kết giữa hai con người, tạo ra sự ổn định trong cộng đồng, để cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ phức tạp hơn.

Roy F Baumeister, Giáo sư tâm lý của Đại học bang Florida, đã đưa ra một danh sách 4 nhu cầu hòng thỏa mãn cảm giác có ý nghĩa. Theo ông, một người có thể cảm thấy cuộc sống này ý nghĩa hơn, nếu trả lời đủ những câu hỏi dưới đây:

Thứ nhất, mục đích sống của chúng ta là gì? Con người có thể hướng đến một mục tiêu cụ thể (như là một chiếc Cúp, huy chương) hay một trạng thái rộng lớn hơn (hạnh phúc, cứu rỗi tinh thần, tự do tài chính, trí tuệ), nhưng mọi mục tiêu đều đến từ ba nguồn cơ bản.

Một là tự nhiên: nó đảm bảo rằng bạn sẽ duy trì sự sống đủ lâu để bắt đầu ngẫm nghĩ xem ý nghĩa cuộc sống là gì, bằng cách trao cho chúng ta bản năng sinh sản, tiếp nối giống nòi. Hai là văn hóa, thứ sẽ cho chúng ta biết những gì là quan trọng, có giá trị: nếu bạn là con cái, bạn cần có bổn phận vâng lời cha mẹ; hoặc nếu bạn là một người lính, bạn cần phải dũng cảm và phụng sự.

Ba là lựa chọn cá nhân, thứ sẽ mở ra con đường khẳng định bản sắc của bạn: bạn sẽ chọn một cách sống của riêng mình, làm sáng tỏ bản phác thảo mà tự nhiên và văn hóa đã cung cấp.

Bạn thậm chí có thể chống lại nó. Một số lựa chọn không sinh sản, hoặc từ chối tiếp tục sống, dù văn hóa và tự nhiên luôn bảo con người là phải như thế.

Thứ hai, hệ giá trị sống của chúng ta là gì? Mức độ cơ bản của nhu cầu này là phân biệt đúng sai, và tốt xấu. Con người, với tư cách là những sinh vật xã hội, có thể hiểu tốt và xấu theo những cách thức cao cấp hơn, chẳng hạn như ý thức về đạo đức, thể hiện được cuộc sống của mình một cách tích cực, chứng minh rằng bản thân là ai và có thể làm được gì. Những ham muốn nội tâm mạnh mẽ tạo ra những lý tưởng sống cao quý.

Thứ ba, nỗ lực của chúng ta có hiệu quả không? Mọi người đều muốn rằng mục đích và giá trị sống của họ không thể chỉ là lời nói suông, mà phải có hiệu quả trong cuộc sống và công việc của họ, giúp họ lái các sự kiện trong cuộc đời về hướng tích cực, tránh xa những điều tiêu cực.

Cuối cùng, là giá trị bản thân. Mọi người cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa khi có một số cơ sở để nghĩ rằng họ là người tốt, hoặc là tốt hơn một chút so với đa số người khác. Đấy là con đường tạo ra tự trọng. Ở mức độ tối thiểu, con người có niềm tin rằng họ tốt hơn những gì mình đang thể hiện, hoặc lựa chọn.

Mọi người thường tự hỏi ý nghĩa cuộc sống là gì, cứ như thể nó có duy nhất một câu trả lời. Thực tế không như thế: Hành tinh này có hơn 7 tỷ người và mỗi người sẽ tìm ra những lời giải khác nhau cho 4 câu hỏi kể trên.

Trong ánh chớp lóe lên của những cuộc đời ngắn ngủi, dường như bông hoa ý nghĩa luôn phớt lờ đi thực tại tàn nhẫn ấy, để bung nở trên mỗi cây đời và trở thành vẻ đẹp muôn đời của một giống loài nhỏ bé đấy, mà cũng vĩ đại đấy: Con người.

# cội nguồn cuộc đời ý nghĩa hạnh phúc

Facebook Twitter Link gốc

Cuộc sống là gì?

Cuộc sốnglà một món quà tuyệt đẹp và đầy ý nghĩa trong mỗi chúng ta. Không chỉ là một hành trình đầy niềm vui và hạnh phúc, không đơn giản là thức dậy mỗi sáng và lên giường mỗi tối; mà cuộc sống còn trải qua những dư vị của sự khó khăn, vấp ngã trên đường đời để rồi vươn lên có được một cuộc đời thành công và hạnh phúc hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra được bản chất đó. Chính vì vậy mànhững câu nói hay về cuộc sốnggiúp đánh thức bạn mỗi sáng và nhắc nhở rằng cuộc sống luôn đẹp khi bạn còn cố gắng và sống trọn từng phút giây.

Phải chăng cuộc sống là những khoảng không gian vô tận của những nỗi buồn và sự thất vọng đan xen sau những ảo tưởng giản đơn và lãng mạn? Là những đêm không ngủ nằm nghe Chopin và thao thức cho đến khi có những ánh dương đầu tiên, là những sự day dứt không nguôi vì mình đã làm hỏng một điều gì đó, đã đánh mất một cái gì đó trên con đường ta đã đi qua và sự dè dặt khi nhìn về con đường phía trước ta sẽ bước tới? Cuộc sống không có điểm dừng lại. Nó là một con đường dài tít tắp và luôn bị chéo bởi vô số những con đường khác, là một vòng quay bất tận của những niềm vui ít ỏi và nỗi buồn dài lâu mà chỉ có cái chết mới là sự kết thúc.

Các câu hỏiSửa đổi

Vấn đề ý nghĩa sinh mệnh được đặt ra bằng nhiều cách khác nhau:

  • Ý nghĩa cuộc sống là gì?[1][2][3][4][5][6][7]
  • Tại sao ta lại ở đây? Ta ở đây để làm gì?[8][9][10][11]
  • Nguồn gốc sự sống là gì?[12]
  • Cuộc sống là gì? Tồn tại là gì?[12][13][14]
  • Mục đích của cuộc sống là gì? Cuộc đời của một con người có ý nghĩa gì?[4][7][13][15][16]
  • Điều gì là ý nghĩa và giá trị trong cuộc sống?[17]
  • Giá trị cuộc sống là gì?[18]
  • Lý do của cuộc sống là gì? Ta sống để làm gì?[11][19]

Những câu hỏi này đã dẫn đến một loạt tranh luận và câu trả lời khác nhau, trong lý luận khoa học, triết học, thần học, và tâm linh học.

Đọc thêmSửa đổi

  • Nguồn gốc sự sống

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Jonathan Westphal (1998). Philosophical Propositions: An Introduction to Philosophy. Routledge. ISBN0415170532.
  2. ^ Robert Nozick (1981). Philosophical Explanations. Harvard University Press. ISBN0674664795.
  3. ^ Albert Jewell (2003). Ageing, Spirituality and Well-Being. Jessica Kingsley Publishers. ISBN184310167X.
  4. ^ a b “Question of the Month: What Is The Meaning Of Life?”. Philosophy Now. Issue 59. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2007.
  5. ^ Glenn Yeffeth (2005). The Anthology at the End of the Universe: Leading Science Fiction Authors on Douglas Adams' The Hitchhiker's Guide to the Galaxy. BenBella Books, Inc. ISBN1932100563.
  6. ^ David Seaman (2005). The Real Meaning of Life. New World Library. ISBN1577315146.
  7. ^ a b Julian Baggini (tháng 9 năm 2004). What's It All About? Philosophy and the Meaning of Life. USA: Granta Books. ISBN1862076618.
  8. ^ Dennis Marcellino (1996). Why Are We Here?: The Scientific Answer to this Age-old Question (that you don't need to be a scientist to understand). Lighthouse Pub. ISBN0945272103.
  9. ^ F. Homer Curtiss (2003). Why Are We Here. Kessinger Publishing. ISBN0766138992.
  10. ^ William B. Badke (2005). The Hitchhiker's Guide to the Meaning of Everything. Kregel Publications. ISBN0825420695.
  11. ^ a b Hsuan Hua (2003). Words of Wisdom: Beginning Buddhism. Dharma Realm Buddhist Association. ISBN0881393029.
  12. ^ a b Paul Davies (tháng 3 năm 2000). The Fifth Miracle: The Search for the Origin and Meaning of Life. Simon & Schuster. ISBN0-684-86309-X. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2007.
  13. ^ a b Charles Christiansen; Carolyn Manville Baum; Julie Bass-Haugen (2005). Occupational Therapy: Performance, Participation, and Well-Being. SLACK Incorporated. ISBN1556425309.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  14. ^ Evan Harris Walker (2000). The Physics of Consciousness: The Quantum Mind and the Meaning of Life. Perseus Books. ISBN0738204366.
  15. ^ Rick Warren (2002). The Purpose Driven Life: What on Earth Am I Here For?. Zondervan. ISBN0310255252.
  16. ^ Jiddu Krishnamurti (2001). What Are You Doing With Your Life?. Krishnamurti Foundation of America. ISBN188800424X.
  17. ^ Tapio Puolimatka & Airaksinen, Timo (2002). “Education and the Meaning of Life” (PDF). Philosophy of Education. University of Helsinki. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2007.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  18. ^ Stan Van Hooft (2004). Life, Death, and Subjectivity: Moral Sources in Bioethics. Rodopi. ISBN9042019123.
  19. ^ Russ Shafer-Landau; Terence Cuneo (2007). Foundations of Ethics: An Anthology. Blackwell Publishing. ISBN1405129514.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)