Công văn thông báo kiểm tra tiến độ đề tài

Thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ các nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh Lạng Sơn, đoàn công tác của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phục tráng và chọn giống Sở phù hợp với điều kiện lập địa tại tỉnh Lạng Sơn” do Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, ThS. Nguyễn Phương Tùng làm chủ nhiệm thực hiện trong 4 năm (2020 - 2024).

Công văn thông báo kiểm tra tiến độ đề tài

Căn cứ nội dung đăng ký trong Thuyết minh đề tài, đoàn công tác đã tiến hành kiểm tra thực tế mô hình cải tạo rừng Sở năng suất thấp và mô hình trồng mới giống Sở bản địa tại huyện Cao Lộc.

Thay mặt nhóm thực hiện, ThS. Nguyễn Phương Tùng đã báo cáo tóm tắt mục tiêu và kết quả chính đã đạt được trong thời gian thực hiện đề tài. Trong kì kiểm tra, đề tài đã triển khai các nội dung chính sau:

1. Điều tra khảo sát địa điểm triển khai mô hình cải tạo rừng Sở năng suất thấp: Nhóm nghiên cứu đã khảo sát, lựa chọn địa điểm thực hiện các mô hình tại huyện Cao Lộc. Diện tích thực hiện 02 ha, cây trong mô hình đã trồng được trên 30 năm.

2. Xây dựng mô hình trồng mới giống Sở bản địa, diện tích 01ha tại huyện Cao Lộc. Tiến hành trồng cây từ tháng 10/2020, mật độ trồng 830 cây/ha. Tại thời điểm kiểm tra tỷ lệ sống của cây trên 95%.

Đoàn công tác của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của cơ quan chủ trì và nhóm thực hiện đã triển khai các nội dung của đề tài theo đúng tiến độ. Các địa điểm triển khai mô hình cải tạo rừng Sở phù hợp với yêu cầu, mô hình trồng mới giống Sở bản địa đảm bảo quy mô, chất lượng. Đoàn công tác cũng đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp tục chú ý chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, theo dõi đánh giá sát sao tình hình sinh trưởng và phát triển của các cây trong mô hình và thực hiện các nội dung còn lại theo đúng Hợp đồng đã ký kết./.

Thực hiện Kế hoạch nhiệm vụ công tác năm 2023, ngày 06/7/2023, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện đối với đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen một số loài dược liệu quý hiếm, có giá trị cao (Ngũ gia bì gai, Lá khôi, Đẳng sâm, Ba kích tím, Bình vôi, Hà thủ ô đỏ, Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh hoa trắng)” do Ban Quản lý Rừng đặc dụng Hữu Liên chủ trì thực hiện, chủ nhiệm đề tài là Kỹ sư Phạm Văn Cấp – Giám đốc Ban Quản lý. Đề tài được thực hiện trong 24 tháng (Từ tháng 7/2021 đến tháng 7/2023).

Tại buổi làm việc, Đoàn kiểm tra đã nghe cơ quan chủ trì thực hiện báo cáo tình hình thực hiện đề tài trong năm 2023, cụ thể các nội dung đã thực hiện được như sau: Trồng, chăm sóc và quản lý vườn sưu tập với quy mô diện tích 300m2, với 08 loài dược liệu là Ngũ gia bì gai, Lá khôi, Đẳng sâm, Ba kích tím, Bình vôi, Hà thủ ô đỏ, Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh hoa trắng; Chăm sóc, theo dõi trồng thâm canh Hà thủ ô đỏ với diện tích trên 1.000m2; Mô hình trồng thâm canh nguồn gen Hoàng tinh hoa trắng với diện tích 300m2.

Công văn thông báo kiểm tra tiến độ đề tài

Vườn sưu tập nguồn gen cây Lá Khôi

Đoàn đã tiến hành kiểm tra thực tế mô hình vườn sưu tập 08 loài dược liệu; mô hình thâm canh nguồn gen Hoàng tinh hoa trắng và mô hình thâm canh cây Hà thủ ô đỏ tại xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng. Qua kiểm tra cho thấy, hiện nay 08 loài dược liệu trong vườn sưu tâp đang sinh trưởng và phát triển tốt, không có sau bệnh; Mô hình thâm canh Hoàng tinh hoa trắng và Hà Thủ Ô đỏ đang sinh trưởng và phát triển tốt, cây Hoàng tinh hoa trắng có chiều dài cành lá 100-150 cm, đường kính thân củ trung bình khoảng 3,0 cm, chiều dài thân củ trung bình khoảng 12 cm, mỗi cây có từ 2-3 củ/cây, Cây Hà Thủ ô sinh trưởng tốt, hiện nay cây đang trong giai đoạn sinh trưởng chậm và tập trung dinh dưỡng nuôi củ, vườn không bị sâu bệnh.

Công văn thông báo kiểm tra tiến độ đề tài

Mô hình thâm canh Hoàng Tinh hoa trắng tại xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Sau khi trao đổi thảo luận về các nội dung đã triển khai của đề tài, Đoàn kiểm tra đánh giá đề tài đã thực hiện tốt các nội dung theo đúng thuyết minh được phê duyệt, đạt được các mục tiêu đề ra. Đoàn cũng đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp tục chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, theo dõi đánh giá sát sao tình hình sinh trưởng và phát triển của cây trong các mô hình và thực hiện các nội dung còn lại của đề tài