Bài 16 17 18 19 20 toán 6 trang 13

Bài 17 (trang 13 sgk Toán 6 Tập 1): Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?

  1. Các số tự nhiên không vượt quá 20 tức là các số tự nhiên ≤ 20. Do đó:

A = {0, 1, 2, 3, ... , 19, 20}

Vậy A có 21 phần tử.

  1. Giữa hai số liên tiếp nhau 5 và 6 không có số nào. Do đó:

Vậy B không có phần tử nào.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Bài 16 17 18 19 20 toán 6 trang 13

Bài 16 17 18 19 20 toán 6 trang 13

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Toán lớp 6 | Để học tốt Toán 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát theo chương trình Sách giáo khoa Toán 6 (Tập 1 & Tập 2) và một phần dựa trên cuốn Giải bài tập Toán 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

  1. HD: các số tự nhiên không vượt quá 20 là những số tự nhiên bé hơn hoặc bằng 20. Do đó A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20}. Như vậy A có 21 phần tử.
  1. Giữa hai số liền nhau không có số tự nhiên nào nên B = Φ

Bài 18 trang 13 sgk toán 6 tập 1

18. Cho A = {0}. Có thể nói rằng A là tập hợp rỗng hay không ? Bài giải: Tập hợp A có một phần tử, đó là số 0. Vậy A không phải là tập hợp rỗng.


Bài 19 trang 13 sgk toán 6 tập 1

19. Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10, tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5, rồi dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp trên.

Hướng dẫn giải Bài §4. Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con, chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên, sách giáo khoa toán 6 tập một. Nội dung bài giải bài 16 17 18 19 20 trang 13 sgk toán 6 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.


Lý thuyết

1. Số phần tử của một tập hợp

Cho các tập hợp sau:

\(\begin{array}{l} A = \left\{ 5 \right\}\\ B = \left\{ {x;y} \right\}\\ C = \left\{ {1;2;3;…;100} \right\}\\ N = \left\{ {0;1;2;…} \right\} \end{array}\)

Ta nói rằng tập hợp A có một phần tử, tập hợp B có hai phần tử, tập hợp C có 100 phần tử, tập hợp N có vô số phần tử

Chú ý:

– Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng.

– Tập hợp rỗng được kí hiệu là \(\emptyset \)

Một tập hợp có thể có một phần tử, nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.

2. Tập hợp con

Bài 16 17 18 19 20 toán 6 trang 13

\(\begin{array}{l} E = \left\{ {x,y} \right\},\\ F = \left\{ {x,y,c,d} \right\} \end{array}\)

Nhận xét: Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B.

– Ta kí hiệu \(A \subset B\) hay \(B \supset A\)

– Đọc là A là tập hợp con của tập hợp B, hoặc A chứa trong B hoặc B chứa A.

– Nếu \(A \subset B\) và \(B \subset A\) thì ta nói A và B là hai tập hợp bằng nhau, kí hiệu là \(A = B\)

Dưới đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi có trong bài học cho các bạn tham khảo. Các bạn hãy đọc kỹ câu hỏi trước khi trả lời nhé!


Câu hỏi

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 12 sgk Toán 6 tập 1

Các tập hợp sau có bao nhiêu phần tử ?

D = {0}, E = {bút, thước},

\(H = \left\{ {x \in N\left| {x \le 10} \right.} \right\}\)

Trả lời:

– Tập hợp D có 1 phần tử là 0

– Tập hợp E có 2 phần tử là bút, thước

– Tập hợp H = { 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 } nên có 11 phần tử.


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 12 sgk Toán 6 tập 1

Tìm số tự nhiên x mà \(x + 5 = 2.\)

Trả lời:

Ta có: \(x + 5 = 2\)

Suy ra \(x = 2 – 5 \) (vô lý vì 2 không trừ được cho 5)

Vậy không có giá trị của \(x.\)


3. Trả lời câu hỏi 3 trang 13 sgk Toán 6 tập 1

Cho ba tập hợp: M = {1; 5}, A = {1; 3; 5}, B = {5; 1; 3}.

Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai trong ba trường hợp trên.

Trả lời:

Ta có:

– Tập hợp M có 2 phần tử là: $3; 5$

– Tập hợp A có 3 phần tử là: $1; 3; 5$

– Tập hợp B có 3 phần tử là: $5; 1; 3$

– Mọi phần tử của tập hợp M đều thuộc tập hợp A nên M ⊂ A

– Mọi phần tử của tập hợp M đều thuộc tập hợp B nên M ⊂ B

– Mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B nên A ⊂ B

– Mọi phần tử của tập hợp B đều thuộc tập hợp A nên B ⊂ A.

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 16 17 18 19 20 trang 13 sgk toán 6 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm bài giải chi tiết bài 16 17 18 19 20 trang 13 sgk toán 6 tập 1 của bài §4. Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con trong chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Bài 16 17 18 19 20 toán 6 trang 13
Giải bài 16 17 18 19 20 trang 13 sgk toán 6 tập 1


1. Giải bài 16 trang 13 sgk Toán 6 tập 1

Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử?

  1. Tập hợp A các số tự nhiên x mà x – 8 = 12
  1. Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 7 = 7.
  1. Tập hợp C các số tự nhiên x mà x . 0 = 0.
  1. Tập hợp D các số tự nhiên x mà x . 0 = 3.

Bài giải:

  1. $x – 8 = 12$ khi $x = 12 + 8 = 20$. Vậy A = {20}.
  1. $x + 7 = 7$ khi $x = 7 – 7 = 0$. Vậy B = {0}.
  1. Với mọi số tự nhiên $x$ ta đều có $x . 0 = 0$. Vậy $C = N.$
  1. Với mọi số tự nhiên $x$ ta đều có $x . 0 = 0$ nên không có số x nào để $x . 0 = 3.$

Vậy $D = Φ$


2. Giải bài 17 trang 13 sgk Toán 6 tập 1

Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?

  1. Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 20.
  1. Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 6.

Bài giải:

  1. Các số tự nhiên không vượt quá 20 là những số tự nhiên bé hơn hoặc bằng 20.

Do đó A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20}. Như vậy A có 21 phần tử.

  1. Giữa hai số liền nhau không có số tự nhiên nào nên B = Φ

3. Giải bài 18 trang 13 sgk Toán 6 tập 1

Cho A = {0}. Có thể nói rằng A là tập hợp rỗng hay không?

Bài giải:

Tập hợp $A$ có một phần tử, đó là số $0$. Vậy A không phải là tập hợp rỗng.


4. Giải bài 19 trang 13 sgk Toán 6 tập 1

Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10, tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5, rồi dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp trên.

Bài giải:

Ta có:

A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9};

B = {0; 1; 2; 3; 4}.

Như vậy $B ⊂ A$


5. Giải bài 20 trang 13 sgk Toán 6 tập 1

Cho tập hợp A = {15; 24}. Điền kí hiệu ∈, ⊂ hoặc = vào ô trống cho đúng.

  1. 15 $\square$ A ; b) {15} $\square$ A ; c) {15; 24} $\square$ A.

Bài giải:

  1. $15 ∈ A.$
  1. {15} không phải là một phần tử mà là một tập hợp gồm chỉ một phần tử là số 15. Vì 15 ∈ A nên {15} ⊂ A.

Lưu ý: Nếu A là một tập hợp và a ∈ A thì {a} không phải là một phần tử của tập hợp A mà là một tập hợp con gồm một phần tử của A.

Do đó {a} ⊂ A. Nên nếu viết {a} ∈ A là sai.

  1. {15; 24} = A.

Bài trước:

  • Giải bài 11 12 13 14 15 trang 10 sgk toán 6 tập 1

Bài tiếp theo:

  • Luyện tập: Giải bài 21 22 23 24 25 trang 14 sgk toán 6 tập 1

Xem thêm:

  • Các bài toán 6 khác
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 6
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 6
  • Để học tốt môn Ngữ văn lớp 6
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 6
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 6
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 6
  • Để học tốt môn GDCD lớp 6

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với giải bài 16 17 18 19 20 trang 13 sgk toán 6 tập 1!