Công ty tnhh nộp thuế như thế nào

Có những phương pháp tính thuế giá trị gia tăng nào? Doanh nghiệp cần áp dụng phương pháp nào theo quy định của pháp luật? Trình tự, thủ tục đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng như thế nào?

I. Các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Có 02 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT), đó là:

1. Phương pháp khấu trừ thuế GTGT

Đứng từ vị trí của doanh nghiệp, họ cũng có nhu cầu mua sắm nguyên vật liệu hoặc sử dụng các dịch vụ trong quá trình sản xuất nên phát sinh thuế GTGT đầu vào, là khoản thuế GTGT mà doanh nghiệp trả cho nhà cung cấp nguyên vật liệu. Khi doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu này để sản xuất ra hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng thì khoản thuế GTGT nằm trong giá bán mà người tiêu dùng chi trả là thuế GTGT đầu ra.

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

- Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT;

- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu.

2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

Số thuế GTGT phải nộp bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT: Áp dụng với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

Số thuế GTGT phải nộp bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu: Áp dụng với doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng (nếu không tự nguyện đăng ký sử dụng phương pháp khấu trừ thuế) hoặc không thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

II. Đối tượng áp dụng

Các doanh nghiệp mới thành lập thì thuộc đối tượng áp dụng phương pháp trực tiếp tính bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu.

Tuy nhiên, nếu thuộc các trường hợp sau đây thì doanh nghiệp có thể tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế:

1. Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ;

2. Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp đã hoạt động được một thời gian là đối tượng phải áp dụng phương pháp trực tiếp thì cũng có thể đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế nếu thuộc các đối tượng sau:

- Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định;

- Doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.

III. Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ căn cứ vào loại tờ khai thuế GTGT mà doanh nghiệp nộp ở kỳ khai thuế GTGT quý đầu tiên để xác định doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế nào; cụ thể:

- Áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, thì doanh nghiệp sử dụng Tờ khai thuế GTGT số 01/GTGT ; hoặc, Tờ khai thuế GTGT số 02/GTGT nếu có dự án đầu tư;

- Áp dụng phương pháp tính trực tiếp, thì doanh nghiệp sử dụng Tờ khai thuế GTGT số 04/GTGT; hoặc, Tờ khai thuế GTGT số 03/GTGT nếu có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý;

- Ngoài ra, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho người khác nộp tờ khai thuế GTGT.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp không phải nộp kèm các hồ sơ, giấy tờ chứng minh bên mình thuộc các đối tượng được đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế; mà thay vào đó, phải lưu giữ và xuất trình cho cơ quan thuế khi có yêu cầu.

Doanh nghiệp nếu có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý; thì, phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp trực tiếp tính bằng GTGT nhân với thuế suất thuế GTGT.

Hiện nay, có 02 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi tắt là thuế GTGT), đó là phương pháp tính trực tiếp và phương pháp khấu trừ thuế.

Trong đó, phương pháp khấu trừ thuế là phương pháp thường được các công ty ưu tiên lựa chọn, vì dựa vào nó, công ty TNHH một thành viên có thể khấu trừ được số thuế GTGT đầu vào khi mua hàng hóa, máy móc, nguyên vật liệu... Đây là ưu điểm lớn nhất mà các phương pháp tính thuế trực tiếp không có được.

1. Trường hợp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với công ty TNHH một thành viên thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:

- Công ty TNHH một thành viên đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.

- Công ty TNHH một thành viên đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế (Tham khảo công việc: Tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế)

- Công ty TNHH một thành viên là bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay cho tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Tuy nhiên, công ty TNHH một thành viên cần lưu ý một số vấn đề sau khi áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT:

- Trường hợp công ty TNHH một thành viên có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì công ty phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

- Đối với công ty TNHH một thành viên đang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có thành lập chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh được thành lập từ dự án đầu tư của công ty), nếu chi nhánh thuộc trường hợp khai thuế GTGT riêng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế thì xác định phương pháp tính thuế của Chi nhánh theo phương pháp tính thuế của công ty TNHH một thành viên đang hoạt động. Trường hợp chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu hoặc chi nhánh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố cùng nơi công ty có trụ sở chính nhưng không thực hiện kê khai riêng thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của công ty.

- Đối với công ty TNHH một thành viên mới thành lập khác không thuộc các trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thì áp dụng phương pháp tính trực tiếp.

2. Cách tính số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ

Đối với công ty TNHH một thành viên áp dụng phương pháp khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp được xác định theo công thức sau:

Số thuế GTGT phải nộp

\=

Số thuế GTGT đầu ra

-

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

(i) Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT.

Thuế GTGT ghi trên hóa đơn

\=

Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra

x

Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dich vụ đó

- Tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ mà thuế GTGT sẽ áp dụng mức thuế suất 0%, 5% hoặc 10%. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024, công ty TNHH một thành viên được giảm thuế GTGT từ mức thuế suất 10% giảm còn 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 94/2023/NĐ-CP.

(Xem chi tiết tại công việc "Các đối tượng chịu thuế suất 0%", "Đối tượng chịu thuế suất 5%", "Đối tượng chịu thuế suất 10%").

- Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá chưa có thuế GTGT:

Giá chưa có thuế GTGT =

Giá thanh toán

1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)

- Công ty TNHH một thành viên thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, công ty TNHH một thành viên phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ.

Ví dụ: Công ty TNHH một thành viên A bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT đối với sắt F6 là: 11.000.000 đồng/tấn; thuế GTGT 10% bằng 1.100.000 đồng/tấn, nhưng khi bán có một số hóa đơn công ty chỉ ghi giá bán là 12.100.000 đồng/tấn thì thuế GTGT tính trên doanh số bán được xác định bằng: 12.100.000 đồng/tấn x 10% = 1.210.000 đồng/tấn thay vì tính trên giá chưa có thuế là 11.000.000 đồng/tấn.

(ii) Số thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

- Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu vào bằng giá thanh toán trừ (-) giá chưa có thuế GTGT:

Giá chưa có thuế GTGT =

Giá thanh toán

1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)

- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ phải xác định theo nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào và điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào (riêng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải đáp ứng điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu).

Theo công thức trên thì:

- Nếu số thuế GTGT phải nộp > 0 tức là số thuế GTGT đầu ra lớn hơn số thuế GTGT đầu vào thì công ty phải nộp thuế, nhưng không phải trong mọi trường hợp công ty đều phải nộp thuế vì còn phụ thuộc vào số thuế GTGT được khấu trừ từ kỳ trước chuyển sang.

- Nếu số thuế GTGT phải nộp < 0 thì số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

Ví dụ: Công ty X tiến hành tính số thuế GTGT phải nộp cho quý III/2023:

Số thuế GTGT phải nộp = 5 triệu (số thuế GTGT đầu ra) - 3 triệu (số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ) = 2 triệu đồng

Nhưng trong quý II/2023, Công ty còn 2 triệu đồng tiền thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ, nên sẽ được thực hiện khấu trừ sang quý III/2023, do đó số thuế GTGT phải nộp trong quý III là 0.