Công ty đa quốc gia về toàn cầu hóa

Hệ thống thương mại toàn cầu đang trải qua những thay đổi về kết cấu sẽ định hướng lại chuỗi cung ứng quốc tế trong nhiều thập niên tới. Các chuyên gia gọi thay đổi này là “tái toàn cầu hóa”.

Có hai lý do dẫn đến sự thay đổi trên. Thứ nhất, các công ty đa quốc gia đang tăng tốc đa dạng hóa chuỗi cung ứng để ứng phó tình trạng thiếu hụt nguồn cung, giá cả tăng đốt biến và tình trạng gián đoạn sản xuất như từng diễn ra trong đại dịch Covid-19. Thứ hai, các chính phủ, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu, muốn đảm bảo quyền tiếp cận các vật liệu và linh kiện quan trọng như chip bán dẫn và khoáng sản đất hiếm trong trường hợp thương mại thế giới bị chia cắt theo các khối địa chính trị.

Quá trình “tái toàn cầu hóa” này sẽ mất nhiều năm và dữ liệu thương mại mới chỉ bắt đầu cho thấy những manh mối đầu tiên về quy mô của những thay đổi cũng như cũng như nền kinh tế nào sẽ thắng và thua. Dưới đây là 8 diễn biến cần theo dõi để giúp hiểu được ý nghĩa của kỷ nguyên kinh tế địa chiến lược mới này.

Toàn cầu hóa tiếp tục

Bất chấp những câu chuyện bàn luận về sự sụp đổ của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thông qua thương mại xuyên biên giới đã cho thấy khả năng chống chọi tốt trước chiến tranh, nạn đói và đại dịch. Trong ba năm qua, thương mại thế giới đã yếu một chút nhưng phần lớn vẫn phù hợp với xu hướng lịch sử. Trên thực tế, không có sự thay đổi lớn nào trong quỹ đạo hướng tới mở cửa thương mại kể từ năm 2006, theo một phân tích gần đây của ngân hàng ING (Hà Lan)

Sự tách rời kinh tế Mỹ - Trung

Căng địa chính trị dâng cao Washington và Bắc Kinh đã thúc đẩy các suy đoán về sự tách rời của các ngành công nghiệp của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dù giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của từ Trung Quốc của Mỹ đạt mức cao nhất lịch sử trong năm 2022, có những dấu hiệu cho thấy thuế quan của Mỹ đang làm dịch chuyển dòng chảy thương mại song phương. Năm ngoái, giá trị hàng hóa chịu thuế mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc giảm khoảng 14% so với mức trước của năm 2017, trước khi chiến tranh thương mại giữa hai nước nổ ra, theo phân tích của Chad Bown, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson.

Đa dạng hóa thương mại của Mỹ

Trong 5 năm qua, các biện pháp như áp thuế, hạn chế xuất khẩu và trợ cấp của Washington đã thuyết phục các công ty Mỹ đa dạng hóa hàng nhập khẩu để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Tổng tỷ trọng hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ giảm khoảng 3 điểm phần trăm kể từ năm 2018, khi chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump áp đặt thuế quan đối với hàng ngàn mặt hàng của Trung Quốc. Trong thời gian này, Trung Quốc đã mất một phần trong tổng giá trị hàng nhập khẩu của Mỹ sang các nền kinh tế xuất khẩu khác ở châu Á như Việt Nam, Ấn Độ, Đài Loan, Malaysia và Thái Lan.

Công ty đa quốc gia,thường viết tắt là MNC (Multinational corporation) hoặc MNE (Multinational enterprises), là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa. Một số người cho rằng một dạng mới của MNC đang hình thành tương ứng với toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu.

Công ty đa quốc gia là Công ty hoạt động và có trụ sở ở nhiều nước khác nhau. (khác với Công ty quốc tế: chỉ là tên gọi chung của 1 công ty nước ngoài tại 1 quốc gia nào đó.)

2 .Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia

-Đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồn nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tìêm năng tại chỗ.

-Đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước sở tại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao.

-Tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro. Cũng như tránh những bất ổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất.

Ngoài ra, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất. Bên cạnh đó, tối ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường cũng là mục đích của MNC.

Hoạt động MNC, vì được thực hiện trong một môi trường quốc tế, nên những vấn đề như thị trường đầu vào, đầu ra, vận chuyển và phân phối, điều động vốn, thanh toán… có những rủi ro nhất định. Rủi ro thường gặp của các MNC rơi vào 2 nhóm sau:

+Rủi ro trong mua và bán hàng hóa như: thuế quan, vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳ cung cầu, chính sách vĩ mô khác…

+Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính quyền địa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá, lạm phát, chính sách quản lý ngoại hối, thuế ,khủng hoảng nợ…

3.Đặc điểm hoạt động các công ty đa quốc gia

Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, công ty con, đại lý trên khắp thế giới đều thuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động cụ thể hằng ngày không hẳn hoàn toàn giống nhau.

Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh có tính toàn cầu. Tuy các công ty đa quốc gia có thể có nhiều chiến lược và kỹ thuật hoạt động đặc trưng để phù hợp với từng địa phương nơi nó có chi nhánh.

4. Tại sao công ty đa quốc gia phải kinh doanh toàn cầu

Thông thường nhiều người chorằngcác côngty tiến hành quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của nó đều dựa trên một lý do duy nhất đó là việc tìm kiếm và khai thác lợi nhuận từ các cơ hội kinhdoanhtrên thị trườnghải ngoại.

Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều độnglực dẩn đến hoạ t động quốc tế hoá hoạ t động kinh doanh của các công ty.Các độnglực nầy cóthể được phân chia thànhhai dạ ng: chủđộng và thụ động. Trong từng dạng như vậy người ta còn phân ra thànhcác nhân tốbên trong và nhân tốbên ngoài.