Công suất điện trung bình trong ngày năm 2024

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, thời tiết nắng nóng gay gắt diện rộng ở miền Bắc và miền Trung từ giữa tháng 6 trở lại đây đã làm lượng điện tiêu thụ toàn quốc và miền Bắc tăng rất mạnh.

Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, vào trưa ngày 21/6, công suất tiêu thụ điện toàn quốc lần đầu tiên vượt 45.000 MW và thiết lập mức đỉnh kỷ lục mới là 45.528 MW.

Bên cạnh đó, công suất tiêu thụ điện của riêng khu vực miền Bắc cũng đã lập mức kỷ lục mới, với công suất đỉnh của miền Bắc là 22.330 MW vào trưa ngày 21/6.

Như vậy, nếu so với mức trung bình của tuần trước đó thì công suất đỉnh của hệ thống điện quốc gia ngày 21/6 đã tăng tới hơn 6.500 MW. Riêng miền Bắc, công suất đỉnh tăng hơn 5.200 MW, tương đương tăng gần 31% so với mức trung bình tuần trước đó.

Nếu so với mức đỉnh năm 2021 thì công suất tiêu thụ toàn quốc ngày 21/6 cao hơn gần 3.100 MW và miền Bắc cao hơn gần 1.400 MW.

Về sản lượng tiêu thụ điện, trên cả quy mô toàn quốc và miền Bắc cũng đều thiết lập những kỷ lục mới. Đặc biệt, ngày 21/6 cũng là lần đầu tiên sản lượng điện ngày toàn hệ thống điện quốc gia vượt 900 triệu với con số cụ thể là 909 triệu kWh, vượt xa mức đỉnh năm 2021 là 880 triệu kWh. Bên cạnh đó, sản lượng tiêu thụ điện của miền Bắc cũng lên mức đỉnh mới là 459 triệu kWh.

Từ đầu tháng 5 đến tháng 6 là khoảng thời gian thời tiết nắng nóng kỷ lục kéo dài, nền nhiệt độ ngoài trời lên đến 60 độ C, nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh. Khiến người dùng không khỏi “giật mình” về việc hóa đơn tăng vọt, gấp 2 -3 lần so với tháng trước. Trong đó, điều hòa là thiết bị tiêu thụ điện nhiều nhất, vậy sử dụng điều hòa 1 tháng ngốn hết bao nhiêu tiền điện?

Công suất điện trung bình trong ngày năm 2024

Trên thực tế, hầu hết các hãng sản xuất điều hòa đã dán nhãn ghi rõ mức tiêu thụ điện của điều hòa trên sản phẩm. Tuy nhiên, con số này chỉ ở mức tương đối, tính ở phần đầu nén, chưa tính ở quạt gió dàn lạnh và mức tiêu thụ điện khi công suất đạt tối đa. Do vậy, giá trị điện tiêu thụ của điều hòa có thể sẽ thấp hơn mức đó.

Điều hòa có đơn vị công suất hoạt động là BTU, chẳng hạn 9000BTU, 12000BTU, 1800BTU, 2400BTU.

BTU là ký hiệu mô tả giá trị nhiệt của nhiên liệu, đồng thời cũng cho biết công suất hoạt động của bộ máy. Công thức quy đổi BTU ra KW cụ thể như sau:

1kW = 3412,14BTU/h

1000BTU = 0,293kW

9000BTU = 1HP (1 mã lực)

Theo công thức quy đổi trên, công suất làm lạnh của một chiếc điều hòa 9000BTU là: 9000/3412,14 = 2,637 kW.

Tuy nhiên, công suất tiêu thụ điện của 1 điều hòa 9000BTU sẽ tính theo đơn vị mã lực. Ta có 1 HP = 0,746 kW.

Công suất trên mới chỉ tính ở đầu nén, chưa tính ở quạt gió dàn lạnh. Vì vậy, mức tiêu thụ điện thực tế của một chiếc điều hòa sẽ phải cộng khoảng 0,2 - 0,25kW ở dàn lạnh nữa. Tóm lại, công suất tiêu thụ điện của một chiếc điều hòa 9000BTU là khoảng trên dưới 0,9 kWh tùy loại.

Công suất điện trung bình trong ngày năm 2024

Công thức tính này chỉ áp dụng cho các loại điều hòa thông thường. Hiện nay, có rất nhiều loại điều hòa Inverter đời mới, có thể giúp tiết kiệm được khoảng 20 - 30% điện năng so với điều hòa thông thường.

Dùng điều hòa 1 tháng hết bao nhiêu tiền điện?

Công thức tính lượng điện tiêu thụ của điều hòa như sau:

A= P.t

A: Lượng điện tiêu thụ trong thời gian t.

P: Công suất (đơn vị KW).

t: Thời gian sử dụng (đơn vị giờ).

Bài viết này, chúng ta sẽ tính mức điện tiêu thụ của điều hòa trong 30 ngày với mỗi ngày dùng 8 tiếng từ 22h đêm đến 6h sáng hôm sau và mức giá điện sinh hoạt ở bậc 4 hiện tại là 2.536 đồng/kWh.

Công suất điện trung bình trong ngày năm 2024

Điều hòa 9000BTU

Điều hòa 9000BTU, có mức điện tiêu thụ trung bình sẽ rơi vào khoảng 0,9 kWh theo tính toán ở trên. Ta có: 0,9 x 8 x 30 x 2.536 = 547.776 VNĐ.

Vậy điều hòa 9000BTU sẽ tốn khoảng 547.776 VNĐ tiền điện 1 tháng.

Điều hòa 12.000BTU

Công suất làm lạnh của điều hòa 12.000BTU là: 12000/3412,14 = 3,51 kW.

Mức tiêu thụ điện trung bình của điều hòa 12.000BTU là: 1,5 HP = 1,19 kW.

Mức điện tiêu thụ trung bình thực tế khi thêm cộng với 0,2 - 0,25 kW công suất ở quạt gió cục lạnh sẽ là khoảng 1,4 kWh.

Vậy trung bình điều hòa 12.000BTU tiêu tốn hết số tiền điện là:

1,4 x 8 x 30 x 2.536 = 852.096VNĐ.

Điều hòa 18.000BTU

Công suất làm lạnh của điều hòa 18.000BTU là: 18.000/3412,14 = 5,27kW.

Mức tiêu thụ điện trung bình của điều hòa 18.000BTU là: 2HP = 1,49kW.

Mức điện tiêu thụ trung bình thực tế khi thêm cộng với 0,2 - 0,25 kW công suất ở quạt gió cục lạnh sẽ là khoảng 1.7 kWh.

Vậy trung bình điều hòa 18.000BTU tiêu tốn hết số tiền điện là:

1,7 x 8 x 30 x 2.536 = 1.034.688VNĐ.

Qua công thức tính ở trên, bạn có thể tự tính được điều hòa nhà bạn 1 tháng ngốn hết bao nhiêu tiền điện. Từ đó, bạn có thể áp dụng các mẹo dùng điều hòa tiết kiệm điện hơn, giảm bớt nỗi lo chi phí tiền điện hàng tháng cho gia đình bạn nhé!

Máy lạnh chạy 24 24 tốn bao nhiêu diện?

Mức tiêu thụ điện trung bình của điều hòa 24.000 BTU là: 2.5 HP = 1,86 kW. Mức điện tiêu thụ trung bình thực tế khi thêm cộng với 0,2 - 0,25 kW công suất ở quạt gió cục lạnh sẽ là khoảng 1,86 + 0,25 = 2,11 kWh. Vậy trung bình điều hòa 24.000 BTU tiêu tốn hết số tiền điện là: 2,11 x 6 x 30 x 2.536 = 963.172 VNĐ.

Trung bình 1 ngày dùng hết bao nhiêu số điện?

Theo công thức chuyển đổi bình thường thì 1000 W bằng 1 số điện. Như vậy, gia đình bạn đã sử dụng hết 1,5 số điện một ngày. Trung bình một tháng sẽ hết 45 số điện. Theo bảng báo giá giá điện năm 2021 thì khoảng 2.500 đồng một số.

Công suất 1000W thì tốn bao nhiêu diện?

Mỗi kw/giờ là 1kw – giờ điện. Ví dụ, nếu bếp từ công nghiệp sử dụng 1000w để nấu ăn, nó sẽ sử dụng 1kw điện mỗi giờ.

Máy lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày?

Máy lạnh có công suất 1HP tương đương 0.746kW, sử dụng liên tục trong 8 giờ/ngày thì sẽ có mức điện năng tiêu thụ là: A = P x t = 0.746 x 8 = 5.968kWh ~ 6kWh. Chẳng hạn như giá bán lẻ điện khoảng 2.500 đồng/kWh, ta có: 6 x 2.500 = 15.000 đồng/8 giờ.