Công nghệ lai nhật bản thời kì công nghiệp hóa năm 2024

Chính sách công nghệ của Nhật Bản sau Đại chiến thế giới II ra sao? Điều gì tác động tới hoạt động nghiên cứu và triển khai trong khu vực kinh tế tư nhân? Tư tưởng chủ đạo của chính sách nghiên cứu và triển khai của chính phủ là gì? Định hướng nền công nghệ Nhật Bản trong tương lai như thế nào? Chúng tôi xin trích đăng nhiều kỳ bài viết của Yuko Harayama thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp về các vấn đề trên.

Tình hình trước chiến tranh thế giới thứ hai Đầu thời Minh Trị (1868 – 1912), hầu hết các phòng thí nghiệm (như Thảo Dược Viên) vốn thành lập từ thời Edo (1603 – 1868) được tích hợp vào các trường đại học và trở thành “phòng nghiên cứu”. Dù sao thì hoạt động của các phòng này cũng bị giới hạn, không có ngân sách cho những mục tiêu cụ thể và nhất là không có một ý thức rõ ràng về việc “nghiên cứu”. Bên cạnh những phòng nghiên cứu của trường đại học còn có vài phòng nghiên cứu của chính phủ. Chính sách nhà nước đầu tiên về công nghệ của Nhật Bản ra đời năm 1912 nhằm cấu trúc lại nền công nghiệp, đặc biệt là vật liệu công nghiệp. Chính vì thế mà Hội đồng Hoá học công nghiệp thuộc bộ Nông nghiệp và Thương mại được thành lập năm 1914. Đây là kiểu viện hợp tác giữa nhà nước và giới công nghiệp, cũng là khởi đầu cho các nghiên cứu của tư nhân và là tiền thân của Viện Nghiên cứu Vật lý và hoá học (Riken) – một tổ chức công ích được tư nhân tài trợ. Sau giải đoạn đầu khó khăn, đặc biệt là về tài chính và xung đột giữa các nhà vật lý và hoá học, Masatoshi Okochi, viện trưởng thứ hai của Riken đã thành công khi đề ra chiến lược phát triển cho Viện như sau: -Chủ yếu nghiên cứu cơ bản (fundamental research), đồng thời bám sát nền công nghiệp. – Quản lý bằng phân quyền, giao tài chính và quyền tự chủ cá nhân cho từng nhóm nghiên cứu. -Áp dụng “vòng quay lành mạnh”, bắt đầu từ những nghiên cứu thực dụng để lấy bằng sáng chế và thương mại hóa, dùng lợi nhuận thu được đầu tư cho các nghiên cứu cơ bản, và tiếp tục như vậy. Cơ chế hoạt động của Riken vẫn tiếp tục như vậy cho tới kết thúc Chiến tranh thế giới II, nó đã tạo nên thứ mà ngày nay người ta gọi là “kinh doanh mạo hiểm”. Như vậy, trước chiến tranh, giới tư nhân Nhật Bản đã bước vào lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và nhà nước đóng vai trò hỗ trợ trong lĩnh vực này. Ý niệm về vai trò của khoa học với phát triển công nghiệp cũng bắt đầu hình thành.

Công nghệ lai nhật bản thời kì công nghiệp hóa năm 2024
Một chiếc radio do Nhật Bản sản xuất hồi những năm 50.

Sách trắng đầu tiên về chính sách công nghệ Sau Đại chiến thế giới II, Nhật Bản từ hướng sức mạnh quân sự sang kinh tế, đặc biệt nhấn mạnh tới lợi ích xã hội. Theo đó, dưới sự tài trợ của Cơ quan Công nghệ công nghiệp, 31 đại diện từ Bộ Thương Mại và Công nghiệp (MCI), Phòng Sáng chế, Cơ quan đại diện Doanh nghiệp vừa và nhỏ, phòng thí nghiệm công nghiệp quốc gia và Bộ Giao thông đã làm việc cùng nhau để cho ra đời sách trắng đầu tiên về chính sách công nghệ Nhật Bản, nó được gọi là “Tuyên bố về công nghệ công nghiệp đất nước”. Sách trắng thể hiện sự quan tâm lớn của giới chức Nhật Bản tới vấn đề công nghệ và đưa ra những đề nghị thực tế để củng cố nền công nghiệp Nhật Bản và bàn một số phương hướng phát triển khoa học và công nghệ sau chiến tranh. Nó còn khuấy nên sự quan tâm của cộng đồng về vai trò quyết định của công nghệ đối với sự phát triển kinh tế. Sách trắng chỉ ra những yếu kém của nền công nghiệp Nhật Bản, đó là: -Thiếu công nghệ của riêng mình, một phần vì sự thiển cận và mải chạy theo lợi nhuận tức thời, việc ưa thích nhập khẩu công nghệ hơn là đầu tư vào R&D của giới công nghiệp Nhật Bản. -Khó biến các kết quả nghiên cứu của giới học thuật thành sản phẩm công nghiệp. Hội đồng Hàn lâm Hoa Kỳ (US Academic Commission) cho rằng đây là vấn đề chính của Nhật Bản. -Kinh nghiệm, sự khéo léo, mẹo mực vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất, đặc biệt trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm sản lượng thấp, đào tạo tốn kém và ngăn trở công nghệ phát triển. -Tư tưởng cục bộ trong lĩnh vực công nghệ do cơ chế thứ bậc trong giới nghiên cứu, hậu quả là khó phát triển những công nghệ đòi hỏi tiếp cận liên ngành. Nhận thức được việc phải nhanh chóng nâng cao sức mạnh của công nghệ trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế, sách trắng đưa ra những đề nghị: -Tăng cường khâu nghiên cứu và triển khai theo gợi ý của Hội đồng Hàn lâm Hoa Kỳ. -Kêu gọi giới học thuật tham gia vào hoạt động triển khai công nghệ. -Áp dụng “phương pháp khoa học” trong quản lý sản phẩm bằng việc định chuẩn và thuật ngữ, tăng cường giám sát chất lượng, công nghệ đánh giá và thiết bị đo. -Hỗ trợ công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đang chiếm phần lớn về lực lượng lao động trong nền công nghiệp. -Chú trọng tiếp cận và phát triển công nghệ mới. Với những phương hướng được nêu, chính phủ có thể thúc đẩy nền công nghệ bằng một số cách như hỗ trợ tài chính cho chuyển giao công nghệ, tài trợ đào tạo kỹ sư, đầu tư cho các công nghệ cơ bản, định chuẩn để tạo ra “sân chơi công bằng (Luật Tiêu chuẩn và Hệ thống tài trợ phát triển được thông qua năm 1949). Hệ thống cấp bằng sáng chế, giới học thuật và việc đào tạo kỹ sư được xem là có vai trò cốt yếu trong việc giúp các hoạt động trên của chính phủ trở nên hiệu quả. Hệ thống cấp bằng sáng chế (patent system) trao độc quyền tạm thời (temporal monopoly) cho tác giả được xem là cơ chế để thúc đẩy công nghệ. Giới chức Nhật Bản thời đó đã hiểu rõ quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp để phổ biến công nghệ mới hơn là để bảo vệ quyền lợi một cách tiêu cực. Sách trắng cũng nhận ra những vấn đề trong sở hữu trí tuệ như các điều khoản về sáng chế, giải pháp kỹ thuật, kiểu dáng, thương hiệu, v.v đều sao chép y nguyên của phương Tây mà bỏ qua bối cảnh Nhật Bản, vì thế nhận thức của xã hội về lĩnh vực này rất thấp. Hơn nữa, không có cơ quan nào quản lý và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Giới học thuật Nhật Bản được xem có hai vai trò: thông qua các hoạt động gặp gỡ và xuất bản, họ tạo ra nơi trao đổi giữa các nhà nghiên cứu trong trường đại học với giới công nghiệp; và thông qua việc tham gia các dự án khác nhau của chính phủ, họ vạch ra được định hướng về công nghệ. Dẫu sao thì những đóng góp của họ bấy giờ không được đánh giá thỏa đáng. Đào tạo kỹ sư được xem là nhân tố then chốt để ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Để cải thiện hơn nữa chất lượng kỹ sư, sách trắng chỉ ra sự cần thiết của khoa học nền tảng đối với các kỹ sư bậc cao, đồng thời sinh viên cũng phải được xâm nhập thực tế sản xuất ngay khi còn đang học. Tóm lại, sách trắng đã nhấn mạnh “công nghệ cho công nghiệp” như các công nghệ áp dụng ngay hơn là các công nghệ được phát triển từ hoạt động nghiên cứu và triển khai; các ý tưởng về hệ thống phát minh, sáng chế, chuẩn hóa đã xuất hiện. Sách trắng cũng thúc đẩy chính phủ hỗ trợ nền kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ – đáng lưu ý, điều này cũng chính là ý tưởng chủ chốt trong “chiến lược quốc gia về công nghệ” của Nhật Bản nhằm chuyển đổi mạnh mẽ chính sách về công nghệ cuối những năm 90.