Công nghệ cao la gì

Công nghệ cao hiện đại đang là xu hướng tất yếu trong thời đại phát triển về khoa học – kỹ thuật như hiện nay. Áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng và nâng cao sức cạnh tranh trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp tại nước ta. Vậy công nghệ cao là gì? Phụ trợ công nghệ cao là gì? Cùng LHC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Khái niệm công nghiệp công nghệ cao

Công nghệ cao hay kỹ thuật cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, trị giá gia tăng cao và thân thiện với môi trường; đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa, công nghiệp hóa các ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

Hiện tại, ở nước ta đang áp dụng các dự án công nghệ cao trong nhiều khối ngành như nông nghiệp, công nghiệp, y tế, chế tạo, tự động hóa để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Tiêu biểu nhất là ngành công nghiệp và nông nghiệp.

Công nghệ cao la gì

Công nghệ cao là gì? Phụ trợ công nghệ cao là gì?

Khái niệm Phụ trợ công nghệ cao

Phụ trợ công nghệ cao là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò phụ trợ cho việc sản xuất các thành phần chính cho các ngành công nghệ cao. Cụ thể, những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm… và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Sản phẩm Phụ trợ công nghệ cao thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp (Doanh nghiệp) nhỏ và vừa.

Thực tế, các doanh nghiệp sản xuất Công nghệ cao cần rất nhiều nhà cung cấp đi kèm. Ngành phụ trợ công nghệ cao (Công nghệ cao) có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Tuy nhiên, sự kết nối giữa doanh nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp Công nghệ cao tại đây vẫn còn mờ nhạt.

Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao được ưu tiên phát triển đã được quy định trong Mục VI, Phụ lục Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, ban hành kèm theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2005 của Chính phủ.

Các doanh nghiệp ngành phụ trợ thường có nhu cầu mặt bằng nhỏ chỉ từ 500m2, có vị trí gần kề Khu Công nghệ cao hoặc không quá 30 phút di chuyển để đảm bảo việc cung ứng nhanh chóng.

Công nghệ cao la gì

Nhà xưởng công nghệ cao Long Hậu được đầu tư xây dựng tại Khu CNC Đà Nẵng.

Nhà xưởng Công nghệ cao Long Hậu tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng có tổng diện tích 29.6 ha, vốn đầu tư 1.050 tỷ đồng. Có diện tích thuê linh hoạt từ 500 – 3.000 m2, Nhà xưởng Công nghệ cao Long Hậu – Đà Nẵng tập trung thu hút các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ Công nghệ cao, chính là những nhà cung ứng cho các doanh nghiệp Công nghệ cao tại đây.

Dự án được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 được xây dựng tại lô J4 – khu phụ trợ Khu Công nghệ cao Đà Nẵng với tổng diện tích 10.000 m2. Long Hậu sẽ bàn giao nhà xưởng xây sẵn hoàn thiện toàn bộ hạ tầng kỹ thuật, song song triển khai các dịch vụ hỗ trợ xuyên suốt cho nhà đầu tư. 

Doanh nghiệp của bạn có thể được xét duyệt là Doanh nghiệp ngành Công nghệ cao, Phụ trợ Công nghệ cao?

Đối với Nhà xưởng công nghệ cao Long Hậu – Đà Nẵng, LHC sẽ là đơn vị đại diện doanh nghiệp đăng ký ngành nghề Công nghệ cao, phụ trợ công nghệ cao thông qua thủ tục một cửa, giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và nhanh chóng đi vào hoạt động.

Để biết được Doanh nghiệp của bạn có thuộc nhóm ngành Công nghệ cao, cùng LHC trả lời theo bảng khảo sát dưới đây:

Công nghệ cao la gì
Công nghệ cao la gì

Nhằm giải đáp các thắc mắc của nhà đầu tư Hàn Quốc khi chọn đầu tư tại Việt Nam, Khu công nghiệp Long Hậu, Cục Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và Khu công nghiệp Đà Nẵng đồng tổ chức hội thảo trên web “Xu hướng đầu tư và hướng dẫn cho các nhà đầu tư Hàn Quốc trong ngành công nghiệp công nghệ cao”. Hội thảo trên web sẽ cung cấp những thông tin cập nhật mới nhất về môi trường đầu tư tại Đà Nẵng - thành phố tiêu biểu ở miền Trung Việt Nam và nêu bật các ưu đãi đầu tư. Đặc biệt, IPA Đà Nẵng sẽ trình bày một vấn đề mà các nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm về chuỗi cung ứng và nguồn nhân lực.

Trong thời buổi khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay thì việc ứng dụng các công nghệ cao vào trong thực tiễn cuộc sống cũng như công việc ngày càng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về công nghệ cao. Sau đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn công nghệ cao là gì nhé!

Công nghệ cao la gì

Nội dung bài viết:

  1. 1. Công nghệ cao là gì?
  2. 2. Các quy định của pháp luật về công nghệ cao
  3. 3. Một số câu hỏi thường gặp 

1. Công nghệ cao là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Văn bản hợp nhất 32/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật công nghệ cao do Văn phòng Quốc hội ban hành có quy định “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.”

Ngoài ra, hoạt động công nghệ cao được hiểu là những hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; phát triển công nghiệp công nghệ cao.

Như vậy có thể hiểu rằng, công nghệ cao trước hết là một nền công nghệ có hàm lượng cao về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, được tạo ra từ những hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao vào những lĩnh vực cụ thể trong đời sống. Những sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường và có chất lượng hơn so với các sản phẩm thông thường khác.

Với những tính năng vượt trội, cùng giá trị gia tăng cao và không gây ảnh hưởng tới môi trường. Từ đó, công nghệ cao đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc phát triển, hiện đại hóa khối ngành sản xuất, dịch vụ đang hiện có.

> Xem thêm: Khoa học công nghệ là gì?

2. Các quy định của pháp luật về công nghệ cao

Dựa theo đặc thù kinh tế- xã hội đất nước hiện Nhà nước tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực công nghệ cụ thể. Theo đó, tại Điều 5 Luật Công nghệ cao quy định về việc phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực công nghệ được ưu tiên đầu tư phát triển ở nước ta hiện nay đó là

  • Công nghệ thông tin
  • Công nghệ sinh học
  • Công nghệ vật liệu mới
  • Công nghệ tự động hóa.

Hiện nay, nhà nước ta có quy định một số sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển khi đáp ứng được các điều kiện luật định. Cụ thể, những sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển là sản phẩm công nghệ cao được tạo ra từ công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm
  • Có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế – xã hội lớn
  • Có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu
  • Góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.

Hiện nay do sự hội nhập và phát triển kinh tế toàn cầu, các quốc gia đẩy mạnh hợp tác quốc tế để giao lưu và thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển. Do đó, theo quy định của pháp luật hiện hành có quy định tại Điều 7 Luật Công nghệ cao quy định về vấn đề hợp tác quốc tế về công nghệ cao. Theo đó nhà nước ta chủ trương:

– Mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ cao, đặc biệt là với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tập đoàn kinh tế đa quốc gia, tập đoàn kinh tế nước ngoài có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến trên nguyên tắc phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia các chương trình, dự án hợp tác quốc tế, hội, hiệp hội quốc tế và tổ chức khác về công nghệ cao; thu hút tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện hoạt động công nghệ cao tại Việt Nam.

– Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nhân lực công nghệ cao, ưu tiên hợp tác đào tạo sinh viên ngành kỹ thuật công nghệ cao tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tiên tiến khu vực và thế giới; thu hút, sử dụng có hiệu quả người có trình độ cao, lực lượng trẻ tài năng hợp tác nghiên cứu, giảng dạy, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.

– Thực hiện lộ trình hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam nhằm nâng cao năng lực làm chủ và sáng tạo công nghệ cao của tổ chức nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp trong nước.

3. Một số câu hỏi thường gặp 

  • Hiện nay các lĩnh vực công nghệ nào được ưu tiên phát triển công nghệ cao?

Theo đó, tại Điều 5 Luật Công nghệ cao quy định về việc phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực công nghệ được ưu tiên đầu tư phát triển ở nước ta hiện nay đó là
– Công nghệ thông tin
– Công nghệ sinh học
– Công nghệ vật liệu mới
– Công nghệ tự động hóa.

  • Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao được hưởng ưu đãi gì?

Căn cứ theo quy định hiện nay, khi các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao theo quy định sẽ được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
– Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

– Được xem xét hỗ trợ chi phí từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao và kinh phí khác có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước

– Hưởng ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

  • Lĩnh vực công nghệ cao hiện nay được điều chỉnh bởi luật nào?

Ngày 16 tháng 12 năm 2019, văn phòng Quốc hội đã ban hành văn bản hợp nhất số 32/VBHN-VPQH về việc hợp nhất Luật Công nghệ cao và các luật sửa đổi bổ sung. Do đó, hiện nay, liên quan đến lĩnh vực công nghệ cao, VBHN Luật công nghệ cao 2019 đang điều chỉnh về vấn đề này.

> Xem thêm: Tội phạm công nghệ cao là gì?

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề công nghệ cao là gì, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về công nghệ cao là gì