Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 4

CHƯƠNG II: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

BÀI 4: THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG

- Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính.

- Trình bày được giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa của các nhóm thực phẩm đối với sức khoẻ con người.

- Hình thành được thói quen ăn uống khoa học.

  1. Năng lực
  2. a) Năng lực công nghệ

- Tìm kiếm và chọn lọc được thông tin phù hợp, vận dụng được một cách linh hoạt

những kiến thức, kĩ năng được học trong các tình huống thực tiễn.

- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, để xuất giải pháp giải quyết vấn để.

- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.

- Ham học hỏi, tìm tòi tài liệu liên quan đến nội dung bài học để mở rộng hiểu biết

trong và sau giờ học.

- Có ý thức vận dụng kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng vào cuộc sống hằng ngày.

- Có trách nhiệm với bản thân khi ý thức được tẩm quan trọng của thực phẩm và dinh dưỡng đối với sức khoẻ của chính mình và gia đình.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:

- Các tranh ảnh về “ Thực phẩm trong gia đình” có trong danh mục thiết bị tối thiểu môn công nghệ 6.

- Video, hình ảnh về các loại thực phẩm có trong hằng ngày

- Mẫu vật thật về một số loại thực phẩm: rau, củ, thịt, cá.

  1. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (HOẠT ĐỘNG DẪN NHẬP)
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: HS xem video dẫn nhập về ngôi nhà thông minh và trả lời các câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu hỏi: Làm thế nào để có được cơ thể cân đối, khoẻ mạnh?

Câu hỏi: Thực phẩm có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

- HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và nêu lên suy nghĩ của bản thân

Câu trả lời gợi ý: Để cơ thể cân đối khoẻ mạnh chúng ta cần phải ăn uống đầy đủ, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

Câu trả lời gợi ý: Thực phẩm giúp cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng để khoẻ mạnh, hoạt động và phát triển bình thường.

- GV đặt vấn đề: Làm thế nào để được cơ thể cân đối, khỏe mạnh? Thực phẩm có vai trò như thế nào đối với cơ thể? Để tìm hiểu kĩ hơn, chúng ta cùng đến với bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 : Một số nhóm thực phẩm chính

  1. Mục tiêu: HS nhắc lại được vai trò của các nhóm chất cần thiết cho cơ thể người và biết được các loại thực phẩm chính cung cấp các nhóm chất đó.
  2. Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá ở trang 22 - SGK, đọc nội dung mục II, quan sát Hình 4.1, thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Luyện tập ở trang 23 - SGK.
  3. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời cá nhân/ nhóm được phát biểu.

- Nội dung bài học được ghi lại trong vở ghi:

+ Vai trò của các nhóm chất.

+ Thực phẩm chính cung cấp các nhóm chất.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung mục ïI trong SGK theo hình thức cá nhân hoặc

nhóm và hoàn thành phiếu học tập:

Câu 1: Nhóm chất….. có vai trò ……………………………………

………………..đối với cơ thể người.

Câu 2: Chúng ta có thể tìm thấy nhóm chất……………………….. trong các loại thực phẩm……………………….

- GV sử dụng hộp chức năng Luyện tập để HS khắc sâu kiến thức. Yêu cầu HS: sắp thế các thực phẩm trong hình theo các nhóm chất….

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

I. Một số nhóm thực phẩm chính

1. Nhóm thực phẩm giàu tinh bột, đường và chất xơ.

- Chất tinh bột, chất đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể.

- Chất xơ hỗ trợ cho hệ tiêu hoá.

- Nhóm chất này thường có trong ngũ cốc, bánh mì, khoai, sữa, mật ong và trái cây chín.

2. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm

- Chất đạm (protein) là thành phần dinh dưỡng để cấu trúc cơ thẻ và giúp cơ thể phát triển tốt.

Những thực phẩm chính cung cấp chất đạm như: thịt nạc, cá, tôm, trứng, sữa, các loại đậu, một sô loại hạt như: hạt điều, hạt lạc, hạt vừng.

3. Nhóm thực phẩm giàu chất béo

- Chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể, tích trữ dưới da ở dạng lớp mỡ để bảo vệ cơ thể và chuyển hóa một số loại vitamin.

- Thường thấy ở mỡ động vật, dầu thực vật, bơ.

4. Nhóm thực phẩm giàu vitamin

- Có vai trò tăng cường hệ miễn dịch, có vai trò chuyển hóa các chất .

- Các loại vitamin A,B,C,D,E có trong hầu hết các thực phẩm.

5. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng

- Giups phát triển xương, cơ bắp, cấu tạo hồng cầu,…

- Các chất khoáng như sắt, canxi, iot,…

Hoạt động 3: Ăn uống khoa học

  1. Mục tiêu: HS hình thành được thói quen ăn uống khoa học để cơ thể

khoẻ mạnh và phát triển một cách toàn diện.

  1. Nội dung: HS đọc nội dung mục II, thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Luyện tập ở trang 25 và hộp chức năng Khám phá ở trang 25 - SGK.
  2. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời cá nhân/nhóm được chỉ định phát biểu.

- Nội dung bài học được ghi lại trong vở ghi:

+ Bữa ăn hợp lí.

+ Thói quen ăn uống khoa học.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung

I. MỘT SỐ NHÓM THỰC PHẨM CHÍNH 

Thực phẩm chia làm các nhóm: Nhóm thực phẩm cung cấp chất đường, chât tinh bột; nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm; nhóm thực phẩm cung cấp chất béo; nhóm thực phẩm cung cấp vitamin; nhóm thực phẩm cung cấp chất khoáng 

Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 4

1. Nhóm thực phẩm cung cấp chất tinh bột, chất đường và chất xơ 

- Nguồn gốc: ngũ cốc, bánh mì, khoai, sữa, mật ong, trái cây chính, rau xanh 

- Chức năng: nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể. Chất xơ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. 

2. Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm 

- Nguồn gốc: thịt nạc, cá, tôm, trứng, sữa, các loại đậu, hạt điều. 

- Chức năng: là thành phần dinh dưỡng để cấu thành cơ thể và giúp cơ thể phát triển tốt. 

3. Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo 

- Nguồn gốc: mỡ động vật, dầu thực vật, bơ 

- Chức năng: cung cấp năng lượng cho cơ thể, tích trữ dưới da ở dạng lớp mỡ để bảo vệ cơ thể và giúp chuyển hóa một số loại vitamin. 

4. Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin 

- Vitamin có vai trò tăng cường hệ miễn dịch, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất giúp cơ thể khỏe mạnh.

- Nguồn cung cấp và vai trò

Loại Vitamin 

Nguồn gốc 

Vai trò 

Vitamin A 

Trức, bơ, dầu cá, ớt chuông, cà rốt, cần tây, … 

Giúp mắt sáng 

Làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể 

Vitamin B

Ngũ cốc, cà chua, thịt lợn, thịt bò, gan, trứng, sữa, …

Kích thích ăn uống 

Góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh 

Vitamin C

Các loại hoa quả có mùi, có vị chua như cam, bưởi, chanh, …

Các loại rau xanh, cà chua 

Làm chậm quá trình lão hóa

Làm tăng sức bền của thành mạch máu 

Vitamin D

Bơ, sữa, trứng, dầu cá, các loại nấm 

Cùng với canxi giúp kích thích sự phát triển hệ xương 

Vitamin E

Gan, hạt nảy mầm, dầu thực vật 

Tốt cho da

Bảo vệ tế bào 

Nhóm thực phẩm cung cấp chất khoáng 

- Chất khoáng giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, cấu tạo hồng cầu, …

- Mỗi loại chất khoáng có vai trò riêng đối với cơ thể và phần lớn có trong thực phẩm 

Loại chất khoáng 

Nguồn gốc 

Vai trò 

Sắt 

Thịt, cá, gan, trứng, các loại đậu 

Tham gia vào quá trình cấu tạo hồng cầu trong máu 

Canxi 

Sữa, trứng, rau xanh 

Giúp cho xương và răng chắc khỏe 

Iot

Các loại hải sản, dầu cá, muối iot

Tham gia vào quá trình cấu tạo hooc-môn tuyến giáp, giúp phòng tránh bệnh bướu cổ

II. ĂN UỐNG KHOA HỌC 

1. Bữa ăn hợp lí 

Bữa ăn hợp lí là bữa ăn kết hợp đa dạng các loại thực phẩm cần thiết, theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp vừa đủ cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và chất dinh dưỡng 

2. Thói quen ăn uống khoa học

- Ăn đúng bữa: Mỗi ngày cần ăn 3 bữa chính: bữa sáng, bữa trưa và bữa tối 

- Ăn đúng cách: Tập trung, nhai kĩ và cảm nhận hương vị món ăn, tạo bầu không khí thân mật, vui vẻ

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Thực phẩm lựa chọn, bảo quản, chế biến cẩn thận, đúng cách. 

- Chuyên gia dinh dưỡng: 

   + Chuyên gia dinh dưỡng là người nghiên cứu về dinh dưỡng và thực phẩm, đồng thời tư vấn cho mọi người về lối sống lành mạnh trong ăn uống, giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện 

   + Chuyên gia dinh dưỡng thường làm việc tại các bệnh viện, phòng khám y tế cộng đồng, trung tâm chăm sóc sức khỏe.