Có nên búng tai mèo không

Nếu bạn yêu quý vật nuôi trong nhà thì nên lưu tâm các căn bệnh truyền nhiễm dễ lây lan từ chúng để bảo vệ sức khỏe cả gia đình.

Các bệnh có thể lây truyền từ vật nuôi sang con người được gọi chung là bệnh truyền nhiễm. Theo các trung tâm kiểm soát dịch bệnh, tỷ lệ các căn bệnh truyền nhiễm thông qua vật nuôi xảy ra đều có liên quan đến việc tiếp xúc, gần gũi động vật hoặc chất dịch của chúng. Chính vì vậy, điều quan trọng là bạn phải cẩn thận trong công tác vệ sinh và chú ý đến sức khỏe vật cưng. Một số người, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai, những người suy yếu hệ thống miễn dịch là đối tượng dễ bị các vi sinh vật gây bệnh dưới đây tấn công:

Giun tròn

Trứng giun đũa và giun trưởng thành có thể được bài tiết trong phân của chó, mèo, gây ra bệnh ký sinh trùng toxocariasis. Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây các vấn đề về thị lực hoặc mù lòa. Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu vô tình ăn phải trứng giun khi chơi gần các khu vật nuôi hoặc vùng đất bị nhiễm bẩn. Các bậc cha mẹ nên trông giữ trẻ cẩn thận, tránh xa khu vệ sinh của vật nuôi và dạy các bé vệ sinh thích hợp khi vui chơi.

Giun móc

Trứng giun móc cũng có trong phân của chó, mèo. Trứng nở thành ấu trùng, có thể xâm nhập vào da với những người đi chân trần trên cát bị nhiễm ấu trùng và phát triển thành giun khoảng 1,2 cm ngay dưới bề mặt da. Hãy chú ý nếu ở chân hoặc gần khu vực chân có chỗ da bị viêm, tổn thương với hình dạng ngoằn ngoèo.

Chứng nhiễm Toxoplasmosis

Là bệnh lý gây ra do nhiễm ký sinh trùng ở mèo, Toxoplasmosis có thể lây lan do ăn các loại thịt chưa nấu chín. Với đa số các trường hợp nhiễm kí sinh trùng này, cơ thể có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ ngăn chặn, Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai cần cẩn thận, hạn chế tiếp xúc với mèo vì bệnh này có thể gây mù lòa, điếc, động kinh, chậm phát triển thần kinh ở thai nhi.

Nhiễm trùng do vi khuẩn lây lan từ vết cắn

Vết cắn từ mèo có thể truyền Pasteurella, một loại vi khuẩn là nguyên nhân gây sốt, sưng tấy, viêm xương và dễ dẫn đến tử vong. Vết cắn của chó lây lan khuẩn tụ cầu - nhóm vi khuẩn gây bệnh. Khi bị chó hoặc mèo cắn với vết cắn sâu, gây tổn thương da, hãy đi khám bác sĩ để sử dụng thuốc kháng sinh đúng liều lượng.

Có nên búng tai mèo không

Bệnh từ vết cắn, xước do mèo

Vi khuẩn Bartonella henselae được xác định truyền qua vết cắn của mèo. Các triệu chứng bao gồm nhiễm trùng tại vết thương, sưng tấy, sốt, nhức đầu và mệt mỏi. Hệ thống miễn dịch tốt có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, tuy nhiên tốt nhất bạn nên đến bác sĩ nếu gặp các triệu chứng nêu trên sau khi bị mèo tấn công.

Nhiễm vi khuẩn Salmonella

Trong phân của vật nuôi có thể chứa vi khuẩn Salmonella và chúng được truyền vào cơ thể qua cách ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Các triệu chứng bao gồm sốt, tiêu chảy, nôn mửa dẫn đến kiệt sức.

Một số chú ý để phòng tránh bệnh:

Luôn luôn rửa tay bằng xà phòng và nước ấm ít nhất 15 giây sau khi tiếp xúc với vật nuôi. Đây là cách dễ thực hiện để bạn ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm lây lan khi xử lý phân, tiếp xúc với chúng cũng như việc đổ rác. Bạn cần rửa tay trước và sau khi chuẩn bị bữa ăn.

Chú ý đến sức khỏe thú cưng của bạn. Chắc chắn rằng bạn luôn theo sát các ngày tiêm chủng, tẩy giun, đánh dấu và ghi nhớ lịch hẹn với bác sĩ thú y. Ngoài ra, việc quan sát vật nuôi để phát hiện các dấu hiệu bệnh như nôn mửa, tiêu chảy, không ăn hoặc uống, yếu ớt, hắt hơi, ho, chảy nước mũi...

Dạy các bé về vệ sinh đúng cách với vật nuôi. Trẻ em hay bỏ tay vào miệng – là con đường xâm nhập nhanh nhất của vi khuẩn và có ít sức đề kháng hơn người lớn nên dễ mắc bệnh. Không được đưa bất kì vật gì vào miệng trong khi chơi, không hôn, chia sẻ thức ăn với vật nuôi, rửa tay sau khi chơi hoặc tiếp xúc với chúng là cách hữu hiệu để phòng tránh bệnh truyền nhiễm.

Nếu bạn đang mang thai, luôn đeo găng tay khi vệ sinh cho mèo hoặc hãy nhờ người khác làm giúp.

Rửa các vết cắn hoặc vết trầy xước ngay lập tức, với xà phòng và nước sạch. Thêm vào đó, nếu bạn có các vết thương hở, không được cho chó hoặc mèo liếm hay va chạm vào.

Phí Minh Tân (Theo Shoppinglifestyle)

Không sai khi nói rằng, bên cạnh chó - mèo là loài vật được yêu thích nhất bởi vẻ ngoài dễ thương và vô cùng gần gũi với con người. Không những thế, chúng còn rất thông minh, nhanh nhạy và luôn có cách biểu đạt tình cảm, thái độ rất riêng nữa.

Nhưng liệu bạn có tự tin khi nói rằng có thể "đọc vị" được những ngôn ngữ cơ thể của chú mèo cưng nhà mình không? Hãy cùng kéo ngay xuống dưới và check nhé!

1. Đuôi dựng thẳng đứng, hướng lên trên

Bạn nghĩ chúng đang muốn đòi bạn ăn ư? Sự thật là chúng đang muốn thể hiện sự tự tin, hài lòng, có phần hưng phấn của mình đấy. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hành động biểu hiện tâm trạng hạnh phúc này ở một chú mèo đang chào đón chủ nuôi.

2. Đuôi thẳng, hơi nghiêng nghiêng ra phía ngoài

Đây hẳn là cảm giác thỏa mãn ở một chú mèo vừa ngủ dậy. Chiếc đuôi thẳng, hơi nghiêng nghiêng này là biểu hiện về sự hài lòng của chú mèo.

3. Chiếc đuôi dựng thẳng, hơi rung rung

Bạn nghĩ chắc chắn hành động này ám chỉ việc chúng đang rất sung sướng phải không? Thật ra, mèo rung đuôi là cách để thể hiện sự vui mừng hay dự đoán điều gì tốt đẹp sắp xảy ra. Và chúng không quên "vẫy vẫy" đuôi như thế này trước mỗi khi được cho ăn.

4. Đuôi dựng đứng cùng đường cong như dấu chấm hỏi ở phía cuối

Cong đuôi dấu chấm hỏi không phải là cách chúng rủ rê bạn chơi cùng đâu. Chiếc đuôi mèo dựng đứng với đường cong ở phần cuối như dấu chấm hỏi biểu lộ sự thân thiện hoặc vui thú. Hành động này xuất hiện khi mèo đang chơi với một món đồ cực yêu thích của mình..

5. Đuôi đặt sát mặt đất, quất qua quất lại

Nếu chú mèo đang tức giận, chúng sẽ giữ đuôi thấp gần dưới mặt đất và "quất qua trái, quật qua phải" một cách mạnh mẽ như thế này này! Tuy nhiên, một số giống mèo như mèo Ba Tư và Scottish Fold (mèo tai cụp) có xu hướng giữ đuôi thấp ngay cả khi trong tâm trạng vui.

6. Đuôi ngoe nguẩy hai bên một cách "yểu điệu"

Ngoe nguẩy đuôi sang 2 bên là biểu hiện của chú mèo đang tập trung nhìn một đối tượng cụ thể như phát hiện vật thể lạ hay món đồ chơi.

7. Đuôi hạ xuống ở lưng chừng, phía cuối hơi cong lên

Biểu hiện đuôi "lưng chừng núi", phần cuối lại cong lên này là cách mà mèo ta muốn ám chỉ rằng, mọi việc đang rất ổn và bạn cứ làm việc đi, đừng quan tâm đến tôi!

8. Đuôi hướng lên trên, hơi vẫy vẫy nhẹ

Cách búng đuôi này ám chỉ rằng chúng đang không được vui đấy. Bởi lẽ đó mà nếu rảnh thì hãy qua nựng nựng, xoa bụng, gãi cằm cho chú mèo của bạn đi nào!

9. Đuôi dựng thẳng đứng, lông xù lên

Lúc đuôi mèo xù lên nghĩa là chúng đang thực sự cáu hoặc sợ hãi. Việc biến chiếc đuôi từ "nhỏ tí" thành "bé bự" này là để xua đuổi hoặc ra oai với những mối đe dọa xung quanh.

10. Đuôi cụp, giấu ở bên dưới cơ thể

Trái ngược với việc giương đuôi thông báo "đang cáu", nếu mèo ta cụp đuôi và giấu thật nhanh ở phía dưới cơ thể là lúc chúng cảm thấy sợ hãi hoặc không chắc chắn điều gì đó!

Nguồn: Brightside