Nguyên nhân gây hữa chân răng

Nguyên nhân gây hữa chân răng

Ảnh minh họa. Nguồn: vistadental.co.in

Lợi có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn. Nguyên nhân gây bệnh viêm lợi là do vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Tuy nhiên bệnh viêm lợi không nguy hiểm nó chỉ gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, mất tự tin trong giao tiếp.

Thế nào là lợi khỏe?

- Lợi có màu hồng nhạt;

- Không sưng, không chảy máu;

- Hơi thở thơm tho.

Các triệu chứng khi bị viêm lợi

- Lợi có màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm;

- Có mảng bám răng, cao răng;

- Lợi sưng đỏ hoặc phì đại;

- Tổ chức chân răng lỏng;

- Dễ chảy máu tự nhiên;

- Miệng hôi.

Các nguyên nhân gây bệnh viêm lợi

- Nghiện rượu, thuốc lá;

- Ăn nhiều đồ ngọt, cay;

- Ăn đồ ăn nóng, lạnh đột ngột;

- Chải răng không đúng cách;

- Do vi khuẩn mảng bám răng;

- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt;

- Người bị bệnh tiểu đường.

Một số bệnh liên quan tới bệnh viêm răng lợi

- Gây chảy máu lợi và dễ bị viêm lợi do sức đề kháng giảm và thiếu vitamin C.

- Niêm mạc miệng dễ bị hoại tử, bong các lớp niêm mạc, miệng khô do thiếu vitamin A.

- Xương hàm bị biến dạng (vẩu), răng mọc chậm, tổ chức cứng của răng thiếu vững chắc do thiếu vitamin D.

- Gây rối loạn chuyển hóa albumin làm cho mức độ vững chắc của răng kém đi do thiếu vitamin B1.

- Thiếu một số chất như canxi, fluor cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của men, ngà răng dễ gây sâu răng.

- Thời kỳ có kinh nguyệt thường gây tăng tiết nước bọt nên dễ bị viêm tuyến nước bọt và có thể chốc mép, viêm niêm mạc miệng, có mụn herpes ở mép, viêm lợi,…

- Thời kỳ thai nghén răng dễ bị vỡ do thiếu canxi.

- Thời kỳ mãn kinh dễ bị khô miệng, viêm lợi, viêm quanh răng.

Cách phòng bệnh viêm lợi

- Vệ sinh răng miệng tốt hàng ngày là cách phòng ngừa hiệu quả;

- Chải răng đúng cách;

- Súc miệng nước muối hàng ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ;

- Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ răng ít nhất một lần một ngày;

- Ăn uống đầy đủ vitamin và dưỡng chất;

- Khám nha khoa 6 tháng một lần.

Cách điều trị viêm lợi

Mục tiêu điều trị bệnh viêm lợi là kiểm soát viêm nhiễm, ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh. Các liệu pháp điều trị bao gồm:

- Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách ăn uống đủ chất;

- Vệ sinh răng miệng tốt là yếu tố rất quan trọng trong điều trị;

- Dùng bàn chải mềm;

- Thường xuyên lấy cao răng, đánh bóng mặt răng;

- Loại bỏ những yếu tố gây tích tụ mảng bám răng bằng cách đánh răng, xỉa răng bằng chỉ nha khoa;

- Sử dụng các loại nước xúc miệng chống vi khuẩn lysterin, givalex;

- Chấm lợi viêm bằng metrodenta.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày, ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp hơi thở thơm tho, tăng cường sức khỏe giúp bạn tự tin trong cuộc sống./.

Sức khỏe răng miệng ngày nay đã phần nào được quan tâm đúng mực hơn do nó có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe toàn diện của cơ thể. Tuy nhiên, có một số bệnh lý về răng miệng thông thường mà mọi người hay lơ là chẳng hạn như răng ê buốt, đau nhức hay đôi khi là chảy máu chân răng vì cho rằng nó không nghiêm trọng. Trên thực tế, các dấu hiệu này có thể cho thấy bạn đang mắc chứng viêm chân răng. Vậy bệnh lý này là gì? Và nguyên nhân tại sao?

Contents

  • 1 Viêm chân răng là gì?
  • 2 Nguyên nhân gây viêm chân răng
  • 3 Dấu hiệu nhận biết và hậu quả khi bị viêm chân răng
  • 4 Cách điều trị viêm chân răng hiệu quả
  • 5 Phòng ngừa viêm chân răng như thế nào?

Viêm chân răng hay còn biết đến với tên gọi là viêm nha chu xuất hiện ở khu vực xung quanh vị trí chân răng. Những biểu hiện ban đầu của bệnh lý này có thể kể đến như sưng nướu răng, chảy máu chân răng hay đau nhức không thường xuyên. Nếu diễn tiến bệnh nặng hơn thì các biểu hiện này sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc hơn, vi khuẩn đã bắt đầu lây lan đến các vùng lân cận, phá vỡ các cấu trúc bên trong xương hàm. Cuối cùng nếu không thể chữa khỏi bằng các kỹ thuật nha khoa thì buộc phải nhổ răng.

Nguyên nhân gây hữa chân răng
Viêm chân răng là bệnh lý gì?

Nguyên nhân gây viêm chân răng

Sau đây là một số nguyên nhân gây viêm chân răng phổ biến nhất mà bạn nên biết:

  • Mảng bám trong răng: đây sẽ là mảnh đất màu mỡ để vi khuẩn trong khoang miệng phát triển và trở thành thủ phạm gây ra viêm chân răng ở cơ thể con người.
  • Hiện tượng răng mọc lệch: tình trạng răng mọc không đều hoặc chen chúc sẽ gia tăng khả năng hình thành cao răng. Khi cao răng bám vào càng nhiều thì bệnh lý viêm nha chu sẽ có nguy cơ mắc phải càng lớn.
  • Tình trạng sâu răng: hiệu ứng dây chuyền sẽ xuất hiện khi bạn bị sâu răng vì đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm chân răng bị viêm. Trên thực tế nếu sử dụng thuốc lá, thức ăn ngọt quá nhiều mà không vệ sinh răn miệng sạch sẽ thì tình trạng sâu răng sẽ nghiêm trọng dần và kéo theo chứng viêm chân răng.
  • Hormon trong cơ thể có sự thay đổi: điều này có thể dễ nhận thấy khi tỷ lệ phụ nữ có thai và trẻ em thường hay mắc các bệnh về nướu.
  • Nghiến răng: dù đây không phải là tác nhân trực tiếp gây ra bệnh lý viêm nha chu nhưng nếu bệnh nhân đã có triệu chứng mắc bệnh thì việc nghiến răng thường xuyên sẽ làm bệnh tình tiến triển nhanh hơn.

Ngoài ra, các trường hợp có liên quan đếnsuy dinh dưỡng, thiếu hụt các chất vitamin C cũng có thể dẫn đến tình trạng chân răng bị sưng, viêm.

Nguyên nhân gây hữa chân răng
Một số nguyên nhân làm chân răng bị viêm

Dấu hiệu nhận biết và hậu quả khi bị viêm chân răng

Như đã đề cập ở trên, các dấu hiệu nhận biết căn bệnh này là tình trạng sưng nướu răng, chảy máu chân răng hay thỉnh thoảng là đau nhức răng. Nếu không được phát giác và xử lý kịp thời thì viêm chân răng sẽ mang đến những hậu quả nghiêm trọng hơn rất nhiều chứ không chỉ đơn thuần là một căn bệnh sâu răng. Chẳng hạn như gây ra xơ vữa động mạch chủ, bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh hô hấp,… Thậm chí đối với thai phụ mắc viêm nha chu còn có nguy cơ sinh non cao hơn bình thường.

Nguyên nhân gây hữa chân răng
Răng bị viêm (nha chu) sẽ gặp những vấn đề gì?

Cách điều trị viêm chân răng hiệu quả

Các cách điều trị viêm chân răng hiệu quả có thể là đi đến thăm khám tại cơ sở nha khoa hoặc điều trị tại nhà (trường hợp bệnh nhẹ). Ở các phòng nha, bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi và chà chân răng cho sạch các mảng bám có nguy cơ trở thành cao răng, sau đó cho một ít thuốc kháng sinh để kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn.Còn nếu muốn chủ động xử lý tại nhà thì có thể nước muối sinh lý, gừng tươi hay mật ong,… để súc miệng hàng ngày.

Phòng ngừa viêm chân răng như thế nào?

Thực ra muốn phòng ngừa viêm chân răng cũng không phải là không có khả năng. Bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng thường xuyên cũng như dành thời gian đi đến nha sĩ định kỳ để cạo vôi răng. Tiếp đến là lưu ý trong chế độ ăn uống: không dùng thuốc lá, bia rượu hay thức uống có gas quá nhiều, bổ sung vitamin và đầy đủ chất dinh dưỡng vào khẩu phần bữa ăn,…

Nguyên nhân gây hữa chân răng
Cạo vôi răng định kỳ để hạn chế khả năng mắc bệnh viêm chân răng

Hy vọng bài viết trên đây của Nha Khoa Platinum đã cung cấp được những thông tin hữu ích về chứng viêm chân răng này đến cho mọi người. Hãy cùng cải thiện sức khỏe răng miệng của chúng ta hàng ngày từ những hành động nhỏ nhất nhé!