Chương trình sgk ngữ văn lớp 8 tập 1 năm 2024

Theo nguyên tắc đồng tâm, chương trình Ngữ văn THCS được cấu tạo thành hai vòng: vòng I gồm lớp 6 và lớp 7, vòng II gồm lớp 8 và lớp 9. Trừ phần Văn học dân gian chỉ học ở vòng I và Văn bản thuyết minh chỉ học ở vòng II, hầu hết các nội dung lớn ở lớp 8, lớp đầu của vòng II, đều đã được đề cập ở những mức độ và phạm vi khác nhau ở vòng I. Tuy nhiên, đây không phải là một sự lặp lại giản đơn mà là một sự tiếp nối và phát triển hợp lô-gic.

Về phần Tập làm văn, sau khi củng cố, nâng cao một số kiến thức về văn bản, tiếp tục rèn luyện một số kĩ năng cơ bản trong quá trình tạo lập văn bản như xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, liên kết đoạn, các em sẽ tập trung học ba kiểu văn bản: tự sự, thuyết minh, nghị luận. Tự sự đã học ở lớp 6, nghị luận đã học ở lớp 7 song ở lớp 8 sẽ được nâng cấp trên một vài phương diện, đặc biệt là việc kết hợp hai phương thức biểu đạt này với các phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm. Sự kết hợp các phương thức biểu đạt là hiện tượng phổ biến ở các tác phẩm văn chương, bởi vậy, nội dung học tập của phần Tập làm văn sẽ tạo khá nhiều điều kiện thuận lợi cho các em đọc – hiểu văn bản, đặc biệt là với 8 truyện (hoặc đoạn trích) ở phần đầu tập một và 6 văn bản nghị luận ở phần giữa tập hai. Thuyết minh, kiểu văn bản lần đầu được dạy trong nhà trường ở Việt Nam, tuy không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống, và có lẽ vì vậy, được dùng nhiều trong văn bản giáo khoa, khoa học, nhật dụng. Tuy không tiếp tục dạy - học biểu cảm như một kiểu văn bản riêng, song chương trình Ngữ văn lớp 8 vẫn có đến 11 văn bản thơ trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 (thơ yêu nước đầu thế kỉ, thơ mới, thơ Hồ Chí Minh, thơ Tố Hữu). Những bài thơ này không chỉ có ý nghĩa giáo dục to lớn mà còn cho các em thấy thêm những vẻ đẹp khác nhau của tác phẩm trữ tình. Đó cũng là những chất liệu quan trọng để các em làm tốt các bài văn thuyết minh và nghị luận. Tiếp theo văn tự sự trung đại (lớp 6), thơ trữ tình trung đại (lớp 7), các em sẽ học 4 văn bản nghị luận trung đại tiêu biểu của Việt Nam viết về các đề tài khác nhau và bằng các thế văn khác nhau (chiếu, hịch, cáo, tấu). Để nắm được di sản quý báu này của dân tộc, các em cần vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức đã học về văn nghị luận, cần đọc kĩ các chú thích đánh dấu (*), các chú thích về điển cố và từ cổ. Về phần Tiếng Việt, có khá nhiều vấn đề mới, trong đó một số nội dung có khả năng áp dụng hết sức rộng rãi, dù là trong khâu đọc - hiếu văn bản, tập làm văn (viết và nói) hoặc giao tiếp thường ngày như hội thoại, hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu, trường từ vựng, các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh,...

Nội dung SGK Ngữ văn 8 khá phong phú, một số điểm được nhấn mạnh trên đây chỉ là để các em lưu ý hơn trong quá trình học tập.

Để học tốt Ngữ văn lớp 8, loạt bài Soạn văn lớp 8 Tập 1 & Tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung cần thiết được biên soạn bám sát các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 giúp học sinh dễ dàng soạn văn 8.

  • Soạn văn 8 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
  • Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
  • Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)

Soạn văn 8 Kết nối tri thức

Bài giảng Ngữ văn 8 - Cô Võ Thị Yến Nhi (Giáo viên VietJack)

Soạn văn lớp 8 Kết nối tri thức Tập 1

Bài 1: Câu chuyện của lịch sử

  • Tri thức ngữ văn trang 9
  • Lá cờ thêu sáu chữ vàng
  • Thực hành tiếng Việt trang 16
  • Quang Trung đại phá quân Thanh
  • Thực hành tiếng Việt trang 24
  • Ta đi tới
  • Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)
  • Trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử)
  • Củng cố, mở rộng trang 34
  • Thực hành đọc: Minh sư

Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển

  • Tri thức ngữ văn trang 39
  • Thu điếu
  • Thực hành tiếng Việt trang 42
  • Thiên Trường vãn vọng
  • Thực hành tiếng Việt trang 45
  • Ca Huế trên sông Hương
  • Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)
  • Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại)
  • Củng cố, mở rộng trang 55
  • Thực hành đọc: Qua Đèo Ngang

Bài 3: Lời sông núi

  • Tri thức ngữ văn trang 58
  • Hịch tướng sĩ
  • Thực hành tiếng Việt trang 64
  • Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
  • Thực hành tiếng Việt trang 68
  • Nam quốc sơn hà
  • Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân)