Ghi sai nội dung hàng hóa sử lý thế nào năm 2024

xin chia sẻ chi tiết đến Quý Anh/Chị các trường hợp thường gặp trong việc hóa đơn sai tên hàng hóa, mời mọi người cùng theo dõi.

1. Hướng dẫn xử lý sai tên hàng hóa trên hóa đơn điện tử

Các trường hợp thường gặp

Trường hợp 1: Hóa đơn sai tên hàng hóa nhưng chưa gửi cho bên mua

Kế toán viên bên bán cần tiến hành hủy bỏ hóa đơn điện tử bị lập sai tên hàng hóa, tiếp đến là xuất một hóa đơn mới với thông tin đúng và gửi cho bên mua.

Trường hợp 2: Sai tên hàng hóa trên hóa đơn nhưng đã gửi cho bên mua nhưng chưa giao hàng, cung cấp dịch vụ và chưa kê khai thuế

Bên bán và mua cần xác nhận các sai sót có trong hóa đơn, tiếp đến là thu hồi lại bằng biên bản thu hồi hóa đơn. Sau đó, bên bán sẽ thực hiện hủy bỏ hóa đơn đã thu hồi và lập một hóa đơn điện tử mới rồi gửi cho bên mua.

Trường hợp 3: Sai tên hàng hóa trên hóa đơn điện tử nhưng đã gửi cho bên mua và đã kê khai thuế

Kế toán viên cần tiến hành lập biên bản điều chỉnh hóa và cần có chữ ký xác nhận của hai bên bán và mua. Sau đó, bên bán cần lập hóa đơn điều chỉnh thông tin hàng hóa cho chính xác.

Sai tên hàng hóa trên hóa đơn điện tử xử lý như thế nào?

Trường hợp chưa gửi cho khách hàng

Theo khoản 1 Điều 19 thuộc Nghị định 123/2020/NĐ-CP, đối với trường hợp hóa đơn sai tên hàng hóa đã được cấp mã của CQT nhưng chưa gửi cho khách hàng sẽ được xử lý như sau:

  • Bên mua tiến hành thông với CQT theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA NĐ 123/2020/NĐ-CP về vấn đề hủy HĐĐT có sãi bị sai thông tin.
  • Tiếp đến, bên mua sẽ lập một hóa đơn mới, ký số gửi cho CQT để được cấp mã mới và gửi cho khách hàng.
  • Cuối cùng, CQT sẽ tiến hành hủy HĐĐT đã được cấp mã bị sai thông tin lưu trên hệ thống của CQT.

Trường hợp đã gửi cho khách hàng

Ở trường hợp này, không căn cứ vào việc hóa đơn đã được kê khai thuế hay chưa, bên bán có thể điều chỉnh và lập HĐĐT thay thế với 2 cách như sau:

Cách 1: Theo Điều 19 thuộc NĐ 123/2020/NĐ-CP lập hóa đơn điều chỉnh được thực hiện theo các bước sau:

  • Hai bên bán và mua sẽ tiến hành lập văn bản thỏa thuận điền rõ các thông tin sai sót có trên hóa đơn.
  • Tiếp đến, bên bán sẽ lập theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT và gửi đến CQT với mục đích ghi nhận các sai sót đã thỏa thuận ban đầu với bên mua.
  • Kế đến, bên bán sẽ tiến hành lập hóa đơn điều chỉnh. Ở hóa đơn này cần phải ghi rõ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số … ký hiệu … số … ngày … tháng … năm …”
  • Sau đó, bên bán ký số và gửi cho CQT nhằm xin cấp mã mới cho hóa đơn điều chỉnh.
  • Cuối cùng, gửi hóa đơn điều chỉnh đã cấp mã và biên bản ghi nhận sai sót cho bên mua với mục đích phục vụ cho việc giải trình về sau.

Cách 2: Theo Điều 19 thuộc NĐ 123/2020/NĐ-CP lập hóa đơn thay thế được thực hiện theo các bước sau:

  • Đầu tiên hai bên bán và mua sẽ lập văn bản thỏa thuận các sai sót có trên hóa đơn. Trường hợp hai bên đã có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận từ trước thì hai bên cần lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót.
  • Tiếp đến, bên bán tiến hành hủy bỏ hóa đơn đã lập có sai sót và tạo một hóa đơn mới. Trên hóa mới cần ghi rõ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số … ký hiệu … số … ngày … tháng … năm …”
  • Kế đến, bên bán gửi thông báo và hóa đơn mới cho CQT để cấp mã mới cho hóa đơn thay thế.
  • Cuối cùng, gửi cho bên mua và biên bản ghi nhận sai sót với nhằm giải trình sau này.

2. Quy định về hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử là một dạng tập hợp các thông tin dữ liệu về bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được tạo, lập, gửi, nhận và lưu trữ quản lý bằng các phương tiện điện tử. Theo khoản 7 Điều 3 thuộc NĐ 123/2020/NĐ-CP một hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đáp ứng đúng và đủ về hình thức, cũng như nội dung theo quy định của pháp luật.

3. Tổng kết

Trên đây là cách xử lý sai tên hàng hóa trên hóa đơn điện tử mà Safebooks muốn chia sẻ chi tiết đến Quý Anh/Chị. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp mọi người thu thập được nhiều thông tin bổ ích, cũng như phân biệt được trường hợp mình gặp phải nhằm xử lý một cách nhanh chóng.

Trường hợp hóa đơn có sai sót (như là sai tên, địa chỉ của người mua hàng hóa…) thì phải xử lý như thế nào? – Hoàng Cầm (Khánh Hòa).

Căn cứ Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cách xử lý hóa đơn có sai sót được thực hiện như sau:

1. Trường hợp hóa đơn chưa gửi cho người mua

Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.

Ghi sai nội dung hàng hóa sử lý thế nào năm 2024
File Word Luật Kế toán 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực)

Ghi sai nội dung hàng hóa sử lý thế nào năm 2024

Hướng dẫn cách xử lý khi hóa đơn có sai sót (Ảnh minh họa)

2. Trường hợp hóa đơn điện tử đã gửi cho người mua

Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:

- Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.

- Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

+ Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.

+ Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

- Đối với ngành hàng không thì hóa đơn đổi, hoàn chứng từ vận chuyển hàng không được coi là hóa đơn điều chỉnh mà không cần có thông tin “Điều chỉnh tăng/giảm cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... ngày... tháng... năm”. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không được phép xuất hóa đơn của mình cho các trường hợp hoàn, đổi chứng từ vận chuyển do đại lý xuất.

3. Trường hợp cơ quan thuế phát hiện hóa đơn có sai sót

Trường hợp cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập có sai sót thì cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP để người bán kiểm tra sai sót.

Theo thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc kiểm tra hóa đơn điện tử đã lập có sai sót.

Hết thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB mà người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo lần 2 cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB. Trường hợp quá thời hạn thông báo lần 2 ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB mà người bán không có thông báo thì cơ quan thuế xem xét chuyển sang trường hợp kiểm tra về sử dụng hóa đơn điện tử.

Lưu ý: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan thuế thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-HĐSS Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Hóa đơn điện tử đã hủy không có giá trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.