Chương iii tiêu chuẩn đánh giá e-hsdt

Theo phản ánh của ông Từ Ngọc Thanh (Hà Nội), tại Mục 2 Chương III Tiêu chuẩn đánh giá E-HSDT Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT về lựa chọn nhà thầu qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia quy định: “Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần công việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh”.

Tại Mẫu số 03 (webform), Tiêu chí Tại mục 2.2: Doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động xây dựng lại ghi “Không áp dụng” đối với từng thành viên liên danh.

Tại Phần hướng dẫn của Mẫu số 03 Mục c, Phần (4): Đối với trường hợp nhà thầu liên danh, việc đánh giá tiêu chuẩn về doanh thu của từng thành viên liên danh căn cứ vào giá trị, khối lượng do từng thành viên đảm nhận.

Ông Thanh hỏi, việc đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) qua mạng đối với nhà thầu liên danh căn cứ vào nội dung trên biểu mẫu hay tại tiêu chuẩn đánh giá?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định việc đánh giá hồ sơ HSDT phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Theo hướng dẫn tại Mục 2.2 Mẫu số 03 Chương IV Mẫu E-HSMT xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khái niệm “không áp dụng” được hiểu là không phải tuân thủ nội dung tương ứng trong tiêu chuẩn đánh giá HSDT.

Chương III. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ E-HSDT

Mục 1. Đánh giá tính hợp lệ của E-HSDT

E-HSDT của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung

sau đây:

  1. Có bảo đảm dự thầu không vi phạm một trong các trường hợp quy định tại

Mục 17.2 E-CDNT. Thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của ngân hàng hoặc

tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu

lực, tên của Bên mời thầu (đơn vị thụ hưởng) theo quy định tại Mục 17.1 E-CDNT;

  1. Không có tên trong hai hoặc nhiều E-HSDT với tư cách là nhà thầu chính

(nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh) đối với cùng một gói thầu.

  1. Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên

danh ký tên, đóng dấu (nếu có). Trong thỏa thuận liên danh phải nêu rõ nội dung

công việc cụ thể, ước tính giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ

thực hiện, trách nhiệm của thành viên đại diện liên danh sử dụng chứng thư số của

mình để tham dự thầu, thực hiện bảo đảm dự thầu;

Trường hợp có sự sai khác giữa thông tin về bảo đảm dự thầu, thỏa thuận liên

danh mà nhà thầu kê khai trên Hệ thống và thông tin trong file quét (scan) thư bảo

lãnh, thỏa thuận liên danh thì căn cứ vào thông tin trong file quét (scan) thư bảo

lãnh dự thầu, thỏa thuận liên danh để đánh giá. Nhà thầu có E-HSDT hợp lệ được

xem xét, đánh giá trong các bước tiếp theo.

4. Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Mục 5 E-CDNT.

Mục 2. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng

năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành

viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó

đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng

về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng

yêu cầu.

Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá

E-HSDT của nhà thầu chính. Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí về

năng lực và kinh nghiệm (không xét đến năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu

phụ).

Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm được thực hiện theo các tiêu chuẩn

đánh giá quy định dưới đây, nhà thầu được đánh giá là đạt về năng lực và kinh

nghiệm khi đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn đánh giá.

2.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:

Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm thực hiện theo Mẫu số 03

Tiêu chuẩn đánh giá HSDT e

Thời gian đánh giá E-HSDT tối đa là 45 ngày, kể từ ngày mở thầu đến ngày bến mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Đánh giá ế HSMT là gì?

Căn cứ tại điểm n khoản 4 Điều 3 Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT thì E-HSMT là hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi qua mạng, đấu thầu hạn chế qua mạng, hồ sơ yêu cầu đối với chào hàng cạnh tranh qua mạng theo quy trình thông thường, yêu cầu báo giá đối với chào hàng cạnh tranh rút gọn qua mạng.

Thời gian đánh giá ế HSDT tối đa bao nhiêu ngày?

Theo đó, thời gian đánh giá E-HSDT tối đa là 45 ngày và 25 ngày (đối với gói thầu quy mô nhỏ), kể từ ngày mở thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả.

Ê HSMT bao gồm những gì?

Thành phần E-HSMT bao gồm:.

E-TBMT;.

Chương I: Chỉ dẫn nhà thầu;.

Chương II: Bảng dữ liệu đấu thầu;.

Chương III: Tiêu chuẩn đánh giá E-HSDT;.

Chương IV: Biểu mẫu mời thầu và dự thầu;.

Chương V: Yêu cầu về kỹ thuật;.

Chương VI: Điều kiện chung của hợp đồng;.

Chương VII: Điều kiện cụ thể của hợp đồng;.