Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam đang áp dụng hiện này la

Trung tuần tháng 4/2021, trong một báo cáo, Bộ Tài chính Mỹ chính thức đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ. Đây là thông tin rất mong đợi của phía Việt Nam, bởi khi dán mác "thao túng tiền tệ", hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ bị mở rộng áp các mức thuế suất cao hơn.

Tiếp sau đó, trên cơ sở cung cầu của thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã có hai lần giảm mạnh giá mua vào USD trong các ngày 8/6 và 11/8/2021.

Thông thường, giá mua ngay của Ngân hàng Nhà nước được xem là mốc chặn dưới của tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng. Bởi lẽ, nếu giá giao dịch USD giữa các thành viên thấp hơn mốc chặn, họ sẽ lựa chọn bán ngoại tệ về cho nhà điều hành

Thông thường, giá mua ngay của Ngân hàng Nhà nước được xem là mốc chặn dưới của tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng. Bởi lẽ, nếu giá giao dịch USD giữa các thành viên thấp hơn mốc chặn, họ sẽ lựa chọn bán ngoại tệ về cho nhà điều hành.

Nhờ lượng ngoại tệ dồi dào trong suốt quãng thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung vào dự trữ ngoại hối. Và chính điều này là một trong những yếu tố khiến Mỹ nghi ngờ Việt Nam đang thao túng tiền tệ khi kéo dài việc mua ròng ngoại tệ.

Tuy nhiên, như đã nói, dù được “tháo mác” thao túng nhưng mỗi lần tỷ giá có dấu hiệu rơi qua mốc chặn, Ngân hàng Nhà nước lại điều chỉnh hạ giá mua USD.

THẢ NỔI THEO THỊ TRƯỜNG

Tại thời điểm đầu tháng 9/2021, giá USD đã tụt xuống mức 22.760 - 22.770 VND. Thậm chí, tại phiên giao dịch hôm 16/9, tỷ giá liên ngân hàng chốt tại 22.756 VND/USD, mức thấp nhất trong nhiều năm. Thế nhưng, mức giá này vẫn cao hơn 6 VND so với mốc chặn dưới. Tức thị trường đang tự dưỡng và nhà điều hành tiếp tục duy trì chính sách điều hành tỷ giá nhằm giải toả các quan ngại của Bộ Tài chính Mỹ về vấn đề thao túng tiền tệ.

Tỷ giá USD/VND giảm, đồng nghĩa VND tăng giá so với USD. Tính từ đầu năm đến nay, VND đã tăng giá khoảng 1,5% so với USD. Thông qua đó, tính từ tháng 6, Ngân hàng Nhà nước đã giảm giá mua vào USD tổng cộng 375 VND xuống mốc 22.750 VND. Đây là mức giảm tổng cộng 450 đồng nếu tính từ tháng 11 năm 2019 sau khi trải qua 6 lần điều chỉnh.

Xu hướng này được cho là đi ngược với những năm trước đó khi VND thường xuyên trượt giá so với USD. Đồng thời, mức độ cắt giảm cho đến nay cũng được đánh giá là lớn hơn và sớm hơn dự kiến, tiếp tục thể hiện chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, chủ động của Ngân hàng Nhà nước.

Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam đang áp dụng hiện này la

Không chỉ tỷ giá trên liên ngân hàng, tỷ giá thị trường tự do cũng có xu hướng giảm vào cuối tháng 8 nhờ chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế dần thu hẹp khoảng cách. Tại ngày cuối cùng tháng 8, mức chênh lệch ghi nhận là 7,5 triệu đồng/lượng, đã giảm so với mức 9 triệu đồng/lượng chỉ trước đó vài tuần.

Theo Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), tỷ giá dự kiến sẽ đi ngang và biến động trong biên độ hẹp trong giai đoạn cuối năm 2021 do nguồn cung USD tiếp tục duy trì ổn định nhờ dòng tiền kiều hối và giải ngân FDI, đủ bù đắp cho các tháng thâm hụt cán cân thương mại. Mặt khác, chỉ số DXY đo sức mạnh “đồng bạc xanh” đã phần nào phản ánh kỳ vọng xu hướng phục hồi của nền kinh tế Mỹ, tức đồng USD rất khó có thể tiếp tục tăng giá.

“Chúng tôi cho rằng rủi ro áp lực phá giá VND sẽ ở mức thấp. Bởi lẽ, số việc làm trong tháng 8 của Mỹ chỉ đạt 235 nghìn việc làm mới, giảm mạnh so với dự báo 735 nghìn việc làm. Điều này có thể khiến Fed cân nhắc thêm về thời điểm công bố giảm quy mô gói kích thích kinh tế 120 tỷ USD mua vào hàng tháng, hay đề cập đến việc tăng lãi suất”, KBSV đánh giá.

Theo Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), tỷ giá dự kiến sẽ đi ngang và biến động trong biên độ hẹp trong giai đoạn cuối năm 2021 do nguồn cung USD tiếp tục duy trì ổn định nhờ dòng tiền kiều hối và giải ngân FDI, đủ bù đắp cho các tháng thâm hụt cán cân thương mại. 

Cùng quan điểm, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối kinh doanh tiền tệ, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán, Ngân hàng HSBC Việt Nam nhìn nhận, trong năm 2021, VND đã vượt qua nhiều yếu tố bất lợi như những lo ngại về ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài, khiến đà tăng trưởng chậm lại, cán cân thương mại thâm hụt và sự khác biệt chính sách tiền tệ với Fed.

“Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ tiếp tục duy trì chính sách điều hành tỷ giá như trong thời gian qua, với mục tiêu giảm tỷ giá mua USD thêm. Theo đó, USD/VND được dự báo sẽ giảm từ 22.750 vào cuối quý 3 xuống 22.525 vào cuối năm 2021”, đại diện HSBC dự báo.

ÁP LỰC TRONG NĂM 2022

Tuy nhiên, những áp lực trong năm 2021 có thể trở nên nổi cộm hơn vào năm 2022 và giá USD sẽ đảo chiều về mức 23.000 VND.

Trong đó, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam thu hẹp xuống còn 0,4 tỷ USD trong quý 1/2021 từ mức trung bình hơn 3 tỷ USD mỗi quý trong giai đoạn 2019-2020 và nhiều khả năng thâm hụt nhẹ trong quý 2/2021. Thặng dư thương mại, vốn đã giảm xuống 5,9 tỷ USD trong quý 1 từ mức trung bình 6,5 tỷ USD trong giai đoạn 2019-2020, cũng bộc lộ thiếu hụt của tài khoản vãng lai khi tiếp tục thiếu các khoản thu từ khách du lịch. Thâm hụt dịch vụ và dòng thu nhập chính lên tới 8,2 tỷ USD.

Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam đang áp dụng hiện này la

Đáng chú ý, sự suy giảm trong tài khoản vãng lai có thể sẽ tăng tốc trong tương lai khi cán cân thương mại thâm hụt 1,3 tỷ USD mỗi tháng kể từ tháng 4/2021. Trong khi đó, thâm hụt dịch vụ lớn hơn là hậu quả trực tiếp của việc mất doanh thu du lịch. Trước khi Covid-19 bùng nổ, nguồn thu từ du lịch ròng (5-6 tỷ USD) là quan trọng để bù đắp thâm hụt do giao thông vận tải (4-5 tỷ USD) và thâm hụt liên quan đến dịch vụ khác (3-4 tỷ USD).

Về dòng vốn đầu tư nước ngoài, ông Khoa đánh giá, các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ trước đến nay là nguồn chính của dòng vốn ngoại hối (5,9% GDP). Tuy nhiên, dòng tiền này gần đây đang chậm lại, với dữ liệu hàng tháng cho các khoản đầu tư đã thực hiện cho thấy sự sụt giảm từ mức trung bình là 1,8 tỷ USD vào tháng 4 đến tháng 12 năm 2020 xuống còn 1,6 tỷ USD trong giai đoạn tháng 4 đến tháng 7 năm 2021.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, nhà điều hành cần phải rất thận trọng với tỷ giá do đây là con dao hai lưỡi, khi tỷ giá tăng thì có lợi cho xuất khẩu nhưng gây bất lợi cho nhập khẩu và khó khăn cho kiểm soát lạm phát.

Ngoài ra, đối với dòng vốn danh mục đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trị giá 1,5 tỷ USD trong giai đoạn từ quý 1/2020 đến quý 1/2021 và việc rút ròng được dự báo có thể gia tăng trong tương lai.

“Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần đặc biệt chú trọng vấn đề phòng vệ rủi ro, trong đó có rủi ro về dòng tiền, rủi ro về lãi suất và tỷ giá thông qua các sản phẩm phòng vệ rủi ro, nhằm nắm thế chủ động trong việc dự phòng và ổn định tính thanh khoản, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được thông suốt”, đại diện đến từ HSBC Việt Nam lưu ý.

Ngoài ra, trong trường hợp VND mất giá (tỷ giá tăng), điều này gây bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong ngắn hạn có nguy cơ họ sẽ rút về các thị trường phát triển với mức lãi suất hấp dẫn hơn. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng phải tính đến rủi ro phát sinh như thế nào khi tỷ giá thay đổi.

“Dù vậy, tôi vẫn ủng hộ để VND mất giá, do nền kinh tế của Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu và vốn FDI. Quan trọng là đẩy tiền vào thế nào cho hợp lý và có đẩy được mạnh mẽ không là vấn đề khác”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Download tài liệu chuyên sâu về tỷ giá

Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ (mà đại diện thường là ngân hàng trung ương thông qua một chế độ tỷ giá nhất định hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì 1 mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách kinh tế quốc gia.

Tỷ giá là một biến số kinh tế, tác động đến hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế, nhưng hiệu quả ảnh hưởng của tỷ giá lên các hoạt động khác nhau là rất khác nhau. Trong đó, hiệu quả tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu là rõ ràng và nhanh chóng. Các quốc gia chính vì thế luôn sử dụng tỷ giá như là một công cụ hữu hiệu để điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của mình. Chính vì vậy, theo nghĩa hẹp, chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ thông qua cơ chế điều hành tỷ giá và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm đạt được một mức tỷ giá nhất định, để tỷ giá tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia.

Theo đó, khi nhắc đến mục tiêu của chính sách tỷ giá, người ta thường hiểu đó là mục tiêu điều chỉnh cán cân vãng lai, cụ thể là mục tiêu điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ của mỗi quốc gia.

Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn

Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn là chế độ, trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW.

Trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, sự biến động của tỷ giá là không giới hạn và luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.

NHTW tham gia thị trường ngoại hối với tư cách là một thành viên bình thường, có thể mua hoặc bán một đồng tiền nhất định để phục vụ cho mục đích hoạt động của mình chứ không nhằm mục đích can thiệp lên tỷ giá hay để cố định tỷ giá.

Xem thêm: Học xuất nhập khẩu Saigon Academy

Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết

Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là chế độ. Trong đó, NHTW tiến hành can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một phạm vi nhất định.

NHTW không cam kết duy trì cố định tỷ giá hay một biên độ giao động hẹp xung quanh tỷ giá cố định. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết được xem là chế độ tỷ giá hỗn hợp giữa chế độ tỷ giá thả nổi và chế độ tỷ giá cố định.

NHTW tích cực và chủ động can thiệp lên tỷ giá.

Chế độ tỷ giá cố định

Chế độ tỷ giá cố định là chế độ tỷ giá, trong đó, NHTW công bố cam kết can thiệp để duy trì tỷ giá cố định (gọi là tỷ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được định trước.

Đặc điểm: Tỷ giá được NHTW cam kết cố định trong một biên độ hẹp (thường từ 2% – 5%), không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.

Trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW buộc phải mua vào hay bán ra một đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì cố định tỷ giá trung tâm và duy trì sự biến động của nó trong một biên độ hẹp đã định trước. Để làm được điều đó, NHTW buộc phải có sẵn nguồn dựng trữ ngoại hối đủ lớn.

Từ năm 2000 đến nay đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với thị trường ngoại hối Việt Nam khi NHNN thay đổi hoàn toàn cơ chế xác định tỷ giá, từ xác định tỷ giá một cách chủ quan theo ý chí của NHNN sang cơ chế xác đinh tỷ giá khách quan hơn trên cơ sở cung cầu của thị trường, cơ chế thả nổi có quản lý.

Để điều chỉnh tỷ giá, NHNN có thể điều chỉnh cung cầu bằng cách mua vào hoặc bán ra ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, giảm bớt tâm lý hoang mang như mỗi lần điều chỉnh giá trước đây. Cơ chế quản lý này mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn, và phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần tăng cường sự hòa nhập vào cộng đồng kinh tế thế giới.

Đến năm 2014, NHNN đề ra mục tiêu tỷ giá trong biên độ không quá ±2%. Đây cũng là năm mà tín dụng VNĐ tăng chậm, theo đó, NHNN đã nới lỏng đối tượng được vay ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và khả năng cân đối ngoại tệ của NHTM. Với lãi suất thấp hơn 4-5%/năm so với vay vốn VNĐ, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn tín dụng giá rẻ.

Tại Việt Nam, tỷ giá phụ thuộc vào điều kiện kinh tế bên ngoài, cán cân thương mại và chính sách điều hành của NHNN. Chính sách điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước là cơ chế tỷ giá trung tâm linh hoạt. Tức là áp dụng mức tỷ giá cố định và điều chỉnh theo biên độ ± 2%.

Để áp dụng cơ chế này, ngân hàng nhà nước sử dụng các công cụ sau:

  1. Lãi suất VND và USD. Công cụ này tác động trực tiếp đến sức mạnh đồng nội tệ so với ngoại tệ và gián tiếp tác động lên tỷ giá. Lãi suất USD hiện nay là 0%/năm, tức là người dân khi gửi USD vào ngân hàng sẽ không thu được lãi. Để có lãi, người dân phải chuyển USD sang VND và gửi tiết kiệm bằng VND để được hưởng lãi suất 7-8%/năm hiện nay.

NHNN Việt Nam đã có động thái điều hành, chỉ đạo các tổ chức tín dụng, NHTM đẩy mặt bằng lãi suất VND tại các kỳ hạn tăng lên quanh mốc 4% nhằm duy trì mức hấp dẫn đối với các tài sản ghi bằng nội tệ so với tài sản bằng ngoại tệ, qua đó giảm tâm lý đầu cơ nắm giữ tài sản bằng ngoại tệ.

  1. Dự trữ ngoại hối. với việc dự trữ ngoại hối cao kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có đủ công cụ và nguồn lực để điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, đáp ứng cung-cầu thị trường.

NHNN đã can thiệp trực tiếp thông qua việc bán ngoại tệ từ nguồn dự trữ ngoại hối nhằm cân xứng kịp thời lượng cung cầu trên thị trường ngoại hối, qua đó giảm áp lực tới tỷ giá hối đoái. Theo tính toán, dự trữ ngoại hối tại thời điểm quý III/2018 là khoảng 60 tỷ USD. Như vậy, trong giai đoạn tỷ giá căng thẳng trên thị trường ngoại hối, NHNN đã cung một lượng ngoại tệ tương ứng khoảng 3 – 4 tỷ USD ra thị trường ngoại hối nhằm bình ổn thị trường.

  1. Lạm phát và kỳ vọng lạm phát. Lạm phát là sự mất giá của đồng tiền theo thời gian. Điều này có nghĩa là nếu tỷ lệ lạm phát cao thì tỷ giá sẽ có xu hướng tăng.

Lạm phát kỳ vọng: NHNN tiếp tục phát đi thông điệp về điều hành chính sách tiền tệ thận trọng linh hoạt nhằm ổn định lạm phát, kinh tế vĩ mô. Biện pháp này góp phần làm gia tăng niềm tin của công chúng vào hoạt động điều hành của NHNN và giá trị nội tệ, qua đó góp phần ổn định thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng.

  1. Cán cân thương mại. Tăng xuất khẩu để ổn định tỷ giá.

với bối cảnh kinh tế hiện tại, NHNN chưa thể thả nổi tỷ giá bởi có thể gây nên những tác hại khôn lường đến nền kinh tế. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế mở, nếu thả nổi hoàn toàn, tỷ giá có thể bị thị trường đẩy lên 5%, thậm chí 10% thì hoạt động xuất nhập khẩu sẽ gặp nguy khốn.

Có thể thấy, điểm khá đặc biệt trong cách thức điều hành tỷ giá của NHNN so với trước, đó là NHNN đã sử dụng các công cụ mang tính thị trường hơn là các công cụ mang tính áp đặt hành chính. Điều này thể hiện sự quyết tâm theo đuổi cơ chế tỷ giá trung tâm linh hoạt và định hướng thị trường của NHNN Việt Nam. Công cụ lãi suất đang phát huy hiệu lực trong điều hành tỷ giá của NHNN Việt Nam. Sự điều chỉnh có định hướng khá linh hoạt của NHNN đối với công cụ lãi suất cũng đã góp phần điều chỉnh hành vi, tâm lý của các thành viên trên thị trường, qua đó ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối.