Chính sách tài khóa thắt chặt tiếng anh là gì năm 2024

Kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa (tiếng Anh: Combining monetary and fiscal policy) là việc chính phủ sử dụng kết hợp hai chính sách tiền tệ và tài khoá để đạt được đa mục tiêu.

Chính sách tài khóa thắt chặt tiếng anh là gì năm 2024

Hình minh hoạ (Nguồn: wallstreetmojo)

Kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa

Khái niệm

Kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa trong tiếng Anh được gọi là combining monetary and fiscal policy.

Kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa là việc chính phủ sử dụng kết hợp hai chính sách tiền tệ và tài khoá để đạt được đa mục tiêu.

Thông thường, chính phủ muốn đạt được đa mục tiêu trong khi một chính sách lại chỉ có thể đạt được một hoặc một vài mục tiêu trong số đó.

Các cách kết hợp

Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét các kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa có thể cũng như các mục tiêu mà nó hướng tới.

- Chính sách tài khóa mở rộng và tiền tệ mở rộng

Trong một số giai đoạn, chính phủ có thể buộc phải tăng chi tiêu cho một mục tiêu xã hội nào đó, hoặc phải cắt giảm thuế thu nhập cá nhân cho một nhóm nào đó, hoặc chính phủ cũng có thể sử dụng chính sách tài khóa mở rộng để kích thích tổng chi tiêu và sản lượng của nền kinh tế nhằm ngăn chặn suy thoái.

Tuy nhiên, hệ quả của chính sách này sẽ là sự gia tăng của lãi suất, và do vậy sẽ ảnh hưởng xấu tới đầu tư khu vực tư nhân. Một số nhà kinh tế chỉ trích chính sách này bởi nó có thể cản trở tăng trưởng trong dài hạn do đầu tư giảm sút.

Để loại bỏ tác động không mong muốn này, chính phủ cần phải sử dụng kết hợp đồng thời chính sách tiền tệ mở rộng nhằm hạ lãi suất về mức ban đầu. Trong trường hợp này, tổng chi tiêu và sản lượng sẽ tăng lên.

- Chính sách tài khóa mở rộng và tiền tệ thắt chặt

Cũng tương tự như trên, đôi khi chính phủ đứng trước tình huống buộc phải tăng chi tiêu hoặc cắt giảm thuế, và điều này sẽ làm tăng tổng chi tiêu. Hệ quả trong dài hạn sẽ là tình trạng lạm phát.

Để ngăn chặn tình trạng lạm phát xảy ra, chính phủ sẽ sử dụng kết hợp chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm đẩy lãi suất lên cao và giảm bớt chi tiêu của khu vực tư nhân, và cụ thể là đầu tư và tiêu dùng.

Chính sách này có thể ngăn chặn lạm phát, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng xấu tới đầu tư khu vực tư nhân cũng như gây ra tình trạng thâm hụt ngân sách.

- Chính sách tài khóa thắt chặt và tiền tệ mở rộng

Trong bối cảnh thâm hụt ngân sách nặng, chính phủ có thể buộc phải cắt giảm chi tiêu và tăng thuế nhằm cân bằng lại ngân sách hoặc thậm chí là thặng dư ngân sách để có thể trả lại các khoản nợ công của chính phủ.

Tuy nhiên, hệ quả của chính sách này là nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái.

Để ngăn chặn suy thoái, chính phủ sẽ sử dụng kết hợp chính sách tiền tệ mở rộng nhằm đẩy lãi suất xuống thấp hơn nữa, qua đó kích thích chi tiêu dùng và đầu tư của khu vực tư nhân và duy trì sản lượng, việc làm của nền kinh tế.

Kết hợp chính sách này cũng có thể được dùng khi chính phủ muốn kích thích đầu tư khu vực tư nhân trong khi không muốn tăng tổng chi tiêu do sợ nguy cơ gây ra lạm phát cao.

- Chính sách tài khóa thắt chặt và tiền tệ thắt chặt

Đây là kết hợp chính sách thường được sử dụng khi nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng và áp lực lạm phát lớn. Chính sách tài khóa thắt chặt sẽ làm sản lượng giảm và lãi suất giảm trong khi chính sách tiền tệ thắt chặt làm tăng lãi suất và giảm sản lượng.

Kết hợp đồng thời cả hai chính sách sẽ làm giảm mạnh tổng chi tiêu, trong đó tập trung vào việc giảm chi tiêu của khu vực công, còn chi tiêu khu vực tư nhân vẫn sẽ tương đối ổn định do lãi suất ít thay đổi.

Chính sách tiền tệ thắt chặt (tiếng Anh: Tight Monetary Policy) bao gồm một loạt các hành động do ngân hàng trung ương thực hiện nhằm làm chậm lại nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng, hạn chế chi tiêu, kiềm chế lạm phát đang leo thang.

Chính sách tài khóa thắt chặt tiếng anh là gì năm 2024

Hình minh họa

Chính sách tiền tệ thắt chặt

Khái niệm

Chính sách tiền tệ thắt chặt trong tiếng Anh là Tight Monetary Policy.

Chính sách tiền tệ thắt chặt bao gồm một loạt các hành động được ngân hàng trung ương thực hiện nhằm làm chậm lại nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng, hạn chế chi tiêu trong một nền kinh tế đang tăng tốc quá nhanh hay kiềm chế lạm phát đang leo thang.

Ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng lãi suất ngắn hạn thông qua thay đổi chính sách đối với lãi suất chiết khấu (đối với Mỹ thì là lãi suất quĩ liên bang). Lãi suất tăng làm chi phí vay tăng, khiến cho việc đi vay trở nên kém hấp dẫn. Ngân hàng trung ương cũng có thể thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng các nghiệp vụ thị trường mở.

Lãi suất quĩ liên bang được nhiều nền kinh tế trên thế giới sử dụng làm lãi suất cơ bản. Lãi suất quĩ liên bang tăng sẽ kéo theo lãi suất đi vay tăng trong toàn bộ nền kinh tế.

Lãi suất tăng làm cho việc đi vay trở nên kém hấp dẫn hơn do các khoản thanh toán lãi vay cũng tăng theo, bao gồm mọi hình thức vay nợ như khoản vay cá nhân, thế chấp và lãi suất trên thẻ tín dụng. Việc tăng lãi suất cũng làm cho việc tiết kiệm trở nên hấp dẫn hơn, vì lãi suất tiết kiệm cũng tăng theo.

Chính sách tiền tệ thắt chặt có thể được sử dụng phối hợp với chính sách tài khóa thặt chặt, được các cơ quan lập pháp và chính phủ ban hàng bằng cách tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu chính phủ.

Chính sách tiền tệ thắt chặt trong thực tiễn

Khi thực hiện chính sách thắt chặt, ngân hàng trung ương cũng có thể bán chứng khoán do chính phủ phát hành trên thị trường mở để hấp thụ vốn trong nền kinh tế.

Trong môi trường chính sách tiền tệ thắt chặt, việc giảm cung tiền có thể giúp làm giảm đáng kể hoặc ngăn chặn lạm phát. Ở Mỹ, Cục dự trữ liên bang thường xuyên xem xét thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời kì kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ.

Nhiều nền kinh tế trên toàn cầu đã hạ lãi suất xuống mức 0% và một số nước thậm chí còn thực hiện chính sách lãi suất âm. Cả hai chính sách trên đều có lợi cho nền kinh tế nhờ vay nợ trở nên dễ dàng hơn. Trong một môi trường kinh tế lãi suất âm cực đoan, người đi vay thậm chí còn được nhận các khoản thanh toán lãi, tạo ra nhu cầu lớn về tín dụng.

Chính sách tài khóa tiếng Anh là gì?

Chính sách tài khóa (fiscal policy) trong kinh tế học vĩ mô là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công để tác động tới nền kinh tế.

Chính sách tài khóa thắt chặt được Chính phủ sử dụng khi nào?

Chính sách tài khóa thắt chặt thường được sử dụng khi nền kinh tế phát triển quá mức để kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế và kiềm chế lạm phát. Chính phủ sẽ giảm chi tiêu công và tăng thuế, lúc này tổng cầu sẽ giảm, dẫn đến thu nhập quốc dân giảm, giảm phát triển kinh tế và giảm lạm phát.

Mục tiêu của chính sách tài khóa là gì?

Mục tiêu chính của chính sách tài khóa là ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp và kiểm soát lạm phát. Quyết định về chính sách này do chính phủ đưa ra và thường được thực hiện qua quy trình ngân sách.

Mở rộng tài khóa là gì?

Chính sách tài khoán mở rộng (Expansionary Policy) là một trong các loại của chính sách tài khoá. Cụ thể, Chính sách tài khóa mở rộng là việc Chính Phủ thực hiện các biện pháp như tăng chi tiêu, giảm thuế, hoặc kết hợp cả hai nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng tổng cầu.