Chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế

ANH THƯ   -   Thứ hai, 11/07/2022 16:02 (GMT+7)

Chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế
Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Ảnh minh hoạ Anh Nhàn

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay, đến ngày 31.12.2021, số người tham gia bảo hiểm y tế là 88,837 triệu người, tăng 794.000 người (0,9%) so với năm 2020; đạt tỷ lệ khoảng 91,01% dân số tham gia bảo hiểm y tế.

Số liệu thống kê cho thấy, số người tham gia bảo hiểm y tế từ năm 2017 đến năm 2020 hằng năm đều tăng khoảng trên 2 triệu người, bình quân tăng khoảng 3% một năm.

Tuy nhiên, từ năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và chính sách mua thẻ bảo hiểm y tế cho người dân sinh sống tại các xã khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 861/QĐ-TTg và người dân sinh sống tại huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 353 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã làm sụt giảm số người tham gia bảo hiểm y tế.

Trong số đó có khoảng 3,1 triệu người (khoảng 2,1 triệu người là đồng bào dân tộc thiểu số giảm) không được ngân sách nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế.

Một số địa phương có số người tham gia bảo hiểm y tế giảm sâu như: Đắk Lắk giảm 225.500 người; Sóc Trăng giảm 309.500 người; Trà Vinh giảm 243.600 người; Sơn La giảm 180.000 đồng bào dân tộc thiểu số; Thanh Hóa giảm 183.300 đồng bào dân tộc thiểu số…

Trước thực tế này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ủy Ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch Đầu tư báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ tiếp tục có chính sách đóng, hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế đối với người dân thoát khỏi huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 và người đồng bào dân tộc thiểu số thoát khỏi các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025 nêu trên.

Tính đến nay còn khoảng 2,65 triệu người trong số 3,1 triệu người nêu trên chưa được tham gia bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm y tế để ban hành, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất nâng mức hỗ trợ đóng từ ngân sách nhà nước cho một số người tham gia như học sinh, sinh viên, hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình từ 30% lên 50% mức đóng bảo hiểm y tế.

Ông Đào Việt Ánh - Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thừa nhận, Quyết định số 861/QĐ-TTg đã ảnh hưởng đến 3,1 triệu người, trong đó còn khoảng 2,65 triệu người chưa tham gia bảo hiểm y tế. Do đó, về lâu dài, cơ quan bảo hiểm xã hội đang đề xuất sửa luật.

Cơ quan này cũng chỉ đạo bảo hiểm xã hội các tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh để có chính sách hỗ trợ.

Nhiều địa phương đã thực hiện hỗ trợ cho người dân đóng bảo hiểm y tế khi phải chuyển đổi khu vực bằng ngân sách địa phương. Cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng tiếp tục tuyên tuyền để người dân hiểu rõ hơn về chính sách này. Tuy nhiên, những đối tượng ở các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, bãi ngang, ven biển hải đảo còn tương đối khó khăn.

(CTTĐTBP) - Ngày 12/8, UBND tỉnh đã ban hành văn bản về việc hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho một số đối tượng khó khăn ở địa bàn đã thoát khỏi khu vực II, III theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Nhằm hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng đã thoát khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II), đặc biệt khó khăn (khu vực III) theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, đảm bảo cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan căn cứ quy định của pháp luật, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy xin chủ trương hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho các đối tượng không được tiếp tục hỗ trợ thẻ BHYT khi áp dụng Quyết định số 861/QĐ-TTg.  Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền về các chính sách được hỗ trợ đối với người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình (trong đó có BHYT) để người dân chủ động đăng ký với UBND cấp xã, đề nghị được xác định hộ có thu nhập trung bình làm nông lâm, ngư nghiệp theo mẫu số 01 tại Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức rà soát và ban hành quyết định công nhận hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình kịp thời theo đúng quy định tại Điều 6, Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 Thủ tướng Chính phủ; Phụ lục số VIII Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH ngày 18/7/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để người dân được tiếp cận các chính sách hỗ trợ ngay trong 03 tháng cuối năm 2022, trong đó có BHYT.

Theo thống kê của Bảo hiểm Xã hội tỉnh, toàn tỉnh hiện có 100.817 người (tương ứng với khoảng 10% dân số) không được tiếp tục hỗ trợ thẻ BHYT khi áp dụng Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ (so với Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017, Quyết định số 1010/QĐ-TTg ngày 10/8/2018). Hầu hết những trường hợp này là người dân có cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhất là người dân tộc thiểu số, cần chính sách hỗ trợ để thích ứng với tiêu chuẩn mới theo quy định của Chính phủ.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế

Chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế

Chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế

Chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế

Chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế

  • Đang truy cập556
  • Hôm nay35,191
  • Tháng hiện tại35,191
  • Tổng lượt truy cập156,509,107

Chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế

Bởi ebh.vn - 27/05/2022

Mua Bảo hiểm y tế tự nguyện là một hình thức tham gia đóng bảo hiểm y tế do nhà nước tổ chức để hưởng các quyền lợi về khám chữa bệnh bảo vệ sức khỏe, người dân muốn tham gia có thể tham khảo hướng dẫn các bước làm thủ tục trong bài viết dưới đây.

Chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế

Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện

1. Bảo hiểm y tế tự nguyện là gì?

Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức tham gia bảo hiểm y tế do Nhà nước tổ chức thực hiện cùng các cơ quan có trách nhiệm khác theo quy định được mọi người tham gia một cách tự nguyện. Bảo hiểm y tế tự nguyện không vì mục đích lợi nhuận áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng để mọi người dân đều được chăm sóc chữa trị tốt nhất khi đau ốm, bệnh tật, giảm hoặc mất sức lao động.

Bảo hiểm y tế tự nguyện đảm bảo 5 nguyên tắc của BHYT bao gồm:

  1. Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.

  2. Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu.

  3. Mức hưởng được tính theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng của người tham gia BHYT.

  4. Quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

  5.  Quỹ BHYT được nhà nước bảo hộ, được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi.

1.1 Quyền lợi được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện

Căn cứ theo hướng dẫn tại thông tư liên tịch 06/2007 người tham gia BHYT tự sẽ được hưởng các quyên lợi sau:

  1. Được cấp thẻ BHYT để khám chữa bệnh và được hưởng các quyền lợi quy định tại Thông tư.

  2. Được bảo hiểm y tế hỗ trợ thanh toán chi phí khi khám chữa bệnh nội, ngoại trú tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập.

  3. Đối với học sinh, sinh viên còn được hưởng quyền lợi về chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại y tế trường học.

Như vậy người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện được hưởng các quyền lợi về thăm khám sức khỏe, hỗ trợ chi phí điều trị khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế chấp nhận BHYT giúp giảm bớt gánh nặng tài chính.

1.2 Đối tượng mua bảo hiểm y tế tự nguyện

Theo quy định hiện nay người mua bảo hiểm y tế tự nguyện cần đáp ứng 2 điều kiện:

  1. Không tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc;

  2. Người trên 6 tuổi;

Như vậy, mọi công dân trên 6 tuổi và chưa tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và đều có thể mua BHYT tự nguyện.

1.3 Hình thức tham gia BHYT tự nguyện

Từ ngày 01/01/2016 trở đi, người dân đủ điều kiện muốn mua bảo hiểm y tế tự nguyện bắt buộc phải tham gia theo hình thức hộ gia đình bao gồm tất cả các thành viên có mặt trong sổ hộ khẩu của hộ gia đình, trừ thành viên đang tham gia đóng BHYT bắt buộc.

2. Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện

Người dân đáp ứng đủ điều kiện mua BHYT tự nguyện cần làm hồ sơ và gửi đến cơ quan, đại lý thu BHYT tại địa phương. Chi tiết hồ sơ và quy trình thực hiện bạn đọc tham khảo các bước hướng dẫn dưới đây.

Chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế

Quy trình và thủ tục đăng ký mua BHYT tự nguyện

2.1 Hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện

Căn cứ vào Khoản 11, Điều 1, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế ban hành ngày 13/6/2014 thì hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:

a) Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đối với người tham gia bảo hiểm y tế lần đầu;

b) Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 12 của Luật này do người sử dụng lao động lập.

Khi làm hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện cần xác định được mình thuộc đối tượng nào để có thể làm hồ sơ mua bảo hiểm tốt nhất.

2.2 Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện

Những người chưa tham gia BHYT theo diện bắt buộc đều cần mua BHYT tự nguyện. Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện hiện tại khá đơn giản và được thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Xác định trụ sở, đại lý thu BHYT tự nguyện và cơ sở nơi khám chữa bệnh ban đầu.

  • Xác định trụ sở, đại lý thu BHYT tự nguyện mà bạn muốn đến đăng ký, thường là các đại lý thu ở xã phường do Uỷ ban nhân dân xã đề xuất và ký hợp đồng với cơ quan Bảo hiểm xã hội, hoặc đại lý thuộc hệ thống Bưu điện tại các điểm bưu cục, các bưu điện văn hóa xã.

  • Xác định nơi thuận tiện ban đầu để bạn khám, chữa bệnh, thường là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương.

Bước 2: Đến tại đại lý thu đã xác định để làm thủ tục mua bảo hiểm y tế

Xuất trình hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú do cơ quan Công an sở tại cấp và chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh. Sau đó điền đầy đủ các thông tin vào tờ khai tham gia BHYT tự nguyện theo đối tượng nhân dân (mẫu số 01/BHYTTN) theo hướng dẫn.

Hoàn thiện hồ sơ mua bảo hiểm y tế bao gồm tờ khai tham gia bảo hiểm y tế của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đối với người tham gia bảo hiểm y tế lần đầu (Hồ sơ được quy định tại Khoản 11, Điều 1, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế ban hành ngày 13/6/2014).

Bước 3: Nộp tờ khai cho đại lý hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội để kiểm tra, đối chiếu

Sau khi hoàn tất tất tờ khai và hồ sơ đăng ký mua bảo hiểm y tế tự nguyện các bạn sẽ nộp tờ khai đó cho đại lý thu để họ kiểm tra đối chiếu. Sau khi kiểm tra đối chiếu không có vấn đề gì người mua BHYT sẽ được cấp BHYT sau khoảng 10 ngày làm việc.

3. Mức đóng, mức hưởng bảo hiểm y tế tự nguyện

Theo quy định của Pháp luật từ ngày 01/01/2016 trở đi, nếu bạn muốn tham gia BHYT tự nguyện thì bắt buộc phải tham gia theo hình thức hộ gia đình. Tham gia theo hình thức này về cơ bản sẽ rất có lợi nếu cho những người tham gia sau bởi chi phí tham gia BHYT sẽ giảm đi đáng kể.

3.1 Mức đóng BHYT tự nguyện

Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2022 được quy định theo Điểm e, Khoản 1, Điều 7 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Theo đó, các thành viên có trong sổ hộ khẩu của hộ gia đình tham gia mua BHYT sẽ có mức đóng lần lượt như sau:

  • Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; 

  • Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; 

  • Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

>>> Cập nhật mức lương cơ sở mới nhất TẠI ĐÂY

3.2 Chi tiết mức hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện

Mức hưởng BHYT tự nguyện được phân ra thành nhiều trường hợp khác nhau. Người bệnh sẽ được hưởng mức chi trả theo khám chữa bệnh đúng tuyến và trái tuyến, hưởng theo chế độ đối tượng đặc biệt được quy định tại Luật BHYT.

Chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế

Mức hưởng chế độ BHYT tự nguyện.

Trường hợp khám chữa bệnh tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu (Khám BHYT đúng tuyến) và ở cơ sở khám chữa bệnh khác theo giấy chuyển viện phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp tai nạn, cấp cứu.

  • Được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh trong trường hợp sử dụng dịch vụ cao, chi phí lớn nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu chung cho 1 lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó.

  • Được hưởng 100% chi phí tại y tế xã, phường, thị trấn nơi đăng ký BHYT với điều kiện chi phí KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở cho 1 lần khám chữa trị.

Trường hợp không đúng nơi đăng ký ban đầu, trái tuyến, vượt tuyến (trừ trường hợp cấp cứu, tai nạn):

  • Hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh so với mức hưởng theo quy định khi khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến huyện.

  • Hưởng 60% chi phí khám chữa bệnh so với mức hưởng theo quy định khi khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh.

  • Hưởng 40% chi phí khám chữa bệnh so với mức hưởng theo quy định khi khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương.

Ngoài ra người mua BHYT tự nguyện còn được hưởng mức chi trả tương ứng khi nằm trong các đối tượng đặc biệt được quy định theo Pháp luật.

Tham gia bảo hiểm y tế nói chung và BHYT tự nguyện nói riêng người tham gia sẽ được hưởng các quyền lợi khi khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật. Đây là chính sách an sinh xã hội được Nhà nước khuyến khích người dân tham gia giúp giảm bớt gánh nặng khi không may bị ốm đau bệnh tật. Với chế độ BHYT tự nguyện người dân sẽ tham gia theo hình thức hộ gia đình với mức đóng giảm dần theo số lượng thành viên tham gia. 

Tham khảo thêm về "Đăng ký bảo hiểm y tế hộ gia đình ở đâu? Thủ tục tham gia mới nhất 2022" -  https://ebh.vn/bao-hiem-y-te/dang-ky-bao-hiem-y-te-ho-gia-dinh