Chính sách bảo hiểm thất nghiệp 2023

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp 2023

Người lao động đến nhận trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh minh họa: XC/Báo Tin tức

Theo đó, mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bình quân giai đoạn 2022-2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội) được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội; trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%.

Mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp bình quân giai đoạn 2022-2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm thất nghiệp) được trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp; trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%.

Trường hợp thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong năm không đạt dự toán, mức chi phí quản lý tính trên số thực thu, thực chi; trường hợp thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong năm vượt dự toán, chi phí quản lý thực hiện theo dự toán đã được giao.

Mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong tổ chức Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân, người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp của ngành lao động - thương binh và xã hội bằng 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TƯ ngày 21-5-2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Thủ tướng Chính phủ quy định việc giao dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được trích phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật về đầu tư công và các quy định pháp luật khác có liên quan; chỉ đạo các cơ quan có liên quan rà soát, tiết kiệm, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết trong quá trình xây dựng dự toán, thực hiện dự toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Chính phủ chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự toán, quyết toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; chỉ đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan sử dụng chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đúng quy định, hiệu quả, triệt để tiết kiệm gắn với kết quả phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, bảo đảm thuận lợi đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân; sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế tinh gọn, phù hợp với nhiệm vụ được giao; hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm bảo đảm sẵn sàng kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật để nâng cao hiệu quả quản lý, thực thi chính sách; kịp thời ngăn chặn việc trốn đóng, gian lận, trục lợi chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TƯ ngày 23-5-2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

Ủy ban Xã hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban khác của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Kiểm toán nhà nước, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hằng năm thực hiện kiểm toán việc giao dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và báo cáo kết quả kiểm toán với Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2022.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp 2023

Ảnh minh họa: nhandan.vn.

Cụ thể, việc thanh tra vùng của thanh tra Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ kiểm tra thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, đồng thời tại một số doanh nghiệp trong cả năm.

Hoạt động thanh tra vùng nêu trên tiến hành tại 4 vùng, với 8 tỉnh. Mỗi địa phương sẽ tiến hành triển khai tại 10 doanh nghiệp, với khoảng 80 doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, thanh tra Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động tại 4 tổng công ty, công ty cổ phần và đơn vị thành viên, đơn vị liên kết. Đó là: Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - Công ty cổ phần (Bình Dương); Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh; Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen và Tập đoàn Dệt may Việt Nam, với 40 đơn vị thành viên.

Công tác thanh tra về lĩnh vực việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý người lao động nước ngoài tại Việt Nam sẽ triển khai tại 3 tỉnh, thành phố. Đó là các địa phương: Hải Phòng, Thừa Thiên Huế và Hưng Yên, với 28 doanh nghiệp.

Tính đến hết tháng 10/2022, toàn quốc có hơn 17,16 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng hơn 1,6 triệu người với cùng kỳ năm 2021 và tăng hơn 620 nghìn người so với hết năm 2021.

Thanh tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp tiến hành tại 3 địa phương (Hà Giang, Bình Định, Kiên Giang) với 18 doanh nghiệp.

Tính đến hết tháng 10/2022, toàn quốc có hơn 17,16 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng hơn 1,6 triệu người với cùng kỳ năm 2021 và tăng hơn 620 nghìn người so với hết năm 2021.

Trong đó, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đã tăng nhiều so với cùng kỳ và cuối năm 2021. Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có tăng so với cùng kỳ nhưng hiện vẫn giảm gần 90 nghìn người so với hết năm 2021.

Số người tham gia bảo hiểm y tế đạt hơn 88,68 triệu người, tăng hơn 4,3 triệu người so với cùng kỳ, đạt tỷ lệ bao phủ 89,6% dân số. Tuy nhiên, vẫn giảm hơn 152 nghìn người so với hết năm 2021.

Để hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch đề ra trong năm, cần phát triển hơn 2 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội. Trong đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc là hơn 1 triệu người, bảo hiểm xã hội tự nguyện hơn 900 nghìn người. Bảo hiểm thất nghiệp cũng cần tiếp tục phát triển hơn 1,1 triệu người, và bảo hiểm y tế là hơn 3 triệu người.

XUÂN ANH