Chính luận báo chí là gì

BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN VÀ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (123.65 KB, 17 trang )

Các thể loại báo chí chính luận và chính luận nghệ thuật - Dung

CÁC THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN VÀ CHÍNH
LUẬN NGHỆ THUẬT
Câu 1: Khái niệm?
a. Nhóm các thể loại báo chí chính luận
Gồm: xã luận, bình luận, phản ánh, phê bình, điều tra, chuyên luận.
Đặc điểm của nhóm chính luận là trên cơ sở các tư liệu, sự kiện, hiện
tượng, quá trình có hệ thống để phân tích, đánh giá, bình luận một vấn đề
nào đó tùy theo ý đồ và mục đích nhất định. Nhà báo lão thành Hoàng
Tùng - cây bút viết chính luận tên tuổi của báo chí nước ta cho rằng luận
là hướng dẫn tư tưởng, hướng dẫn suy nghĩ, phân tích tình hình, sự kiện
trên một dòng biến đổi, phát triển không ngừng.
Người viết thể loại trong nhóm này phải huy động trí tuệ, kinh
nghiệm và kiến thức xã hội, kết hợp tư duy khoa học và tư duy lôgic, các
luận cứ, luận chứng kết hợp chặt chẽ với nhau trong mạch tư duy nhất quán
để lý giải vấn đề Người viết phải nắm được đường lối, chính sách, lý luận,
am hiểu sâu công việc. Mỗi ý kiến khái quát đều dựa trên vốn tri thức được
rút ra từ các hoạt động xã hội. Viết luận phải sáng tạo, không lặp lại. Phải
truyền sức sống vào những điều mà mình cho là nguyên lý.
Khi xem xét, đánh giá hay bình luận một sự kiện, vấn đề đòi hỏi
người viết không chỉ nêu hiện tượng bên ngoài mà còn phải chỉ ra nguyên
nhân và bản chất bên trong của vấn đề đó. Thái độ, quan điểm, chính kiến
của người viết cũng phải thể hiện rõ ràng, nhất quán và công khai trước vấn
đề mà mình đề cập. Đặc biệt, với những vấn đề xã hội phức tạp, người viết
phải có những đề đạt, gợi mở, hướng dẫn tháo gỡ vấn đề. Điều này thể hiện
tính xây dựng, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm, xã hội và nghĩa vụ công
dân của nhà báo.

1



Các thể loại báo chí chính luận và chính luận nghệ thuật - Dung
Có thể nói, mục đích của các thể loại trong nhóm này là thuyết phục
công chúng, giúp công chúng hiểu sự thật bằng luận cứ, luận chứng và lý
lẽ. Hay nói cách khác, thông tin lý lẽ là tính trội của nhóm chính luận.
b. Nhóm các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật
Bao gồm: ký, phóng sự, tiểu phẩm, ghi nhanh, câu chuyện báo chí.
Đặc điểm của nhóm này là kết hợp yếu tố chính luận (tư liệu, sự
kiện, lý lẽ, hùng biện... ) với yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, cảm xúc, thái độ,
khái quát...) để phản ánh và lý giải vấn đề. Nói cách khác, các sự kiện, hiện
tượng quá trình có thật của đời sống xã hội được phản ánh một cách sinh
động, hấp dẫn bằng cách sử dụng hình ảnh, cảm xúc và các thế mạnh khác
của ngôn từ (ẩn dụ, ngoa dụ, tính ngữ, so sánh... ). Sự kết hợp yếu tố phản
ánh và yếu tố cảm xúc là điểm rõ nét để nhấn mạnh ý nghĩa hoặc bản chất
của sự việc, con người. Đặc điểm này cũng tạo cho người viết có điều kiện
tiếp cận các yếu tố văn học, nghệ thuật, thể hiện cách viết sinh động, mềm
dẻo, hấp dẫn đối với công chúng. Có thể nói thông tin sự kiện, lý lẽ và
thẩm mỹ là tính trội của nhóm thể loại này.
Tóm lại, việc sử dụng bút pháp nghệ thuật trong nhóm thể loại chính
luận - nghệ thuật có tác dụng tăng thêm tính hấp dẫn của tác phẩm, xúc
cảm thẩm mỹ vì tính hình tượng của ngôn ngữ tạo cho người đọc tiếp nhận
thông tin mới một cách hào hứng hơn. Kinh nghiệm của báo chí chúng ta
hiện nay cho thấy rằng, việc kết hợp trong một tác phẩm những tính chất và
khả năng của các thể loại khác nhau trở nên bình thường và nhiều khi là
cần thiết, đó là xu hướng của sự phát triển, làm cho các thể loại báo chí
ngày càng phong phú và đa dạng.

2



Các thể loại báo chí chính luận và chính luận nghệ thuật - Dung

Bình luận
1. Khái niệm:
Bình luận là một thể tài của báo chí, nó có nhiệm vụ diễn đạt tư
tưởng của cơ quan báo chí và một vấn đề đời sống nào đó, rút ra được
kết luận để từ đó giúp người đọc hiểu và hành động theo 1 hệ thống quan
điểm nhất định. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng bình luận là một
cách bàn luận về một vấn đề thời sự xã hội nào đó bằng tổng hợp các
phương pháp như: phân tích, giải thích, chứng minh... nhằm định hướng
cho công chúng theo một quan điểm nhất định.
Xuất phát từ vai trò của thể loại này mà nhiều ý kiến cho rằng bình
luận là thể loại hữu hiệu để giáo dục. Như vậy bình luận được hiểu trước
hết là một thể tài độc lập, nó sử dụng phương pháp thông tin tổng hợp.
Mục đích của nó là tạo ra 1 cách hiểu chung nhất cho công chúng về vấn
đề thời sự xã hội.
Như vậy, bình luận là 1 phương pháp vừa là 1 cách đánh giá, bàn
luận về một sự kiện, vừa là thể tài báo chí có khả năng chỉ ra bản chất
của quan hệ nhằm định hướng hành vi cho công chúng.
2. Đặc điểm:
Cũng giống như thể tài các báo chí khác, bình luận có những đặc
điểm chung của báo chí và có những đặc điểm của nhóm chính luận báo
chí. Ngoài ra, bình luận còn mang một số đặc điểm riêng.
Về cơ bản, bình luận có 2 đặc điểm cơ bản là bình và luận. Bình
được hiểu là bình phẩm, đánh giá, phân tích. Luận thì bàn bạc, liên hệ, đối
chiếu.
Ngoài ra bình luận bao giờ cũng phải bộc lộ quan điểm, chính kiến
của tác giả (là quan điểm chính thống của cơ quan báo chí) bởi mục đích
của bình luận là định hướng trực tiếp nhận thức của công chúng.
Trong quá trình bình luận, chủ thể sáng tạo không chỉ sử dụng những

sự kiện, hoạt động trong 1 lĩnh vực ở một thời điểm nhất định mà sử dụng

3


Các thể loại báo chí chính luận và chính luận nghệ thuật - Dung
tất cả các dữ liệu có liên quan thuộc mọi lĩnh vực. Chẳng hạn kinh nghịêm
có trong tri thức chung của nhân loại, những lĩnh vực khác.
Tác giả của bình luận không xem xét, đánh giá sự kiện đơn lẻ mà
nhìn nhận đánh giá nó theo một hệ thống quan điểm chặt chẽ, thống nhất.
Có thể hiểu các sự kiện trong bình luận có quan hệ chặt chẽ với nhau.
3. Các dạng bình luận
a. Bình luận chung:
-Bình luận chung được hiểu là dạng bình luận đề cập đến vấn đề chung 1
cách thống nhất, khái quat nhất trong 1 thời gian nhất định.
-Hoàn cảnh xuất hiện: thường xuất hiện cùng ngày lễ lớn, mốc lịch sử hay
xuất hiện khi có hiện tượng, sự kiện thời sự quan trọng.
b. Bình luận theo chủ đề:
-Đây là dạng bình luận mà nó xuất hiện tương đối phổ biến trên hầu hết các
loại hình báo chí.
-Bình luận theo chủ đề khác hẳn với bình luận chung về phương pháp. Bình
luận theo chủ đề rất cụ thể, chi tiết.
-Bình luận theo chủ đề có tính định kỳ thấp. Thông thường không xuất hiện
để phụ thuộc vào các mốc lịch sử, ngày lễ tết. Khi xuất hiện sự việc sự
kiện quan trọng người ta tiến hành bình luận.
- Bình luận theo chủ đề khai thác theo chiều sâu của vấn đề.
c. Bình luận quốc tế:
-Về mặt bản chất không có gì khác so với bình luận chung.
-Đề cập đến vấn đề ngoài nước.
d. Điểm thư:

-Trong thực tế, điểm thư chính là hình thức tiếp nhận thông tin phản hồi từ
phía công chúng.
-Điểm thư gồm công việc: nhận, phân loại thư, đọc thư, tổng kết và bình
phẩm đánh giá1 cách rõ rệt.

4


Các thể loại báo chí chính luận và chính luận nghệ thuật - Dung

Xã luận
1. Khái niệm:
Xã luận là 1 bài bình luận tổng thể của cơ quan báo chí về 1 vấn đề quan
trọng nào đó, nó thực hiện quán triệt tư tưởng trung tâm và nêu lên nhiệm
vụ cần kíp phải làm ngay.
2. Đặc điểm:
-Bài xã luận là bài quan trọng nhất của tờ báo. Vì trong 1 tờ báo có nhiều
bài báo thuộc các thể loại khác nhau, nhưng xã luận là linh hồncủa tờ báo
đó. Xã luận quan trọng vì tính chất của thể tài này là mang thông tin lý
luận, lý lẽ, mang tính chỉ đạo. Trên thực tế, xã luận bao giờ cũng được in
ở trang nhất, được biểu hiện bằng những hình thức đặc thù. Bài xã luận
là 1 bài bình luận tập thể của coq quan báo chí, nó không chỉ mang quan
điểm chung của cơ quan báo chí mà còn là của tập đoàn, tổ chức, giai
cấp tờ báo đó làm cơ quan chủ quản.
-Đối với bài xã luận không thể hiện dấu ấn cá nhân về mặt tư tưởng, vì vậy
bài xã luận không ghi tên tác giả mà chỉ ghi tập thể cơ quan báo chí nào
đó.
-Về mặt phương pháp, tác phẩm xã luận bàn luận 1 vấn đề hoặc những vấn
đề quan trọng của xã hội một cách khái quát nhất chứ không cụ thể, chi
tiết như thể tài khác của báo chí. Hay nói cách khác, nó đề cập đến lĩnh

vực, vấn đề của cuộc sống dựa trên những nét tiêu biểu nhất. Có thể nói
xã luận là 1 bức tranh toàn cảnh của đời sống xã hội.
-Định hướng cho công chúng 1 cách trực tiếp. Điều này thể hiện rất rõ thông
qua quan điểm của chủ thể sáng tạo trong tác phẩm. Trong tác phẩm xã
luận bao giờ cũng có kết luận thể hiện tính định hướng, lãnh đạo.
-Trong bài xã luận bao giờ cũng phải đề ra nhiệm vụ trước mắt cần phải giải
quyết. Nếu xét ở góc độ hình thức của nội dung thì 1 tác phẩm xã luận
thông thường được chia làm 2 phần tương đối rõ rệt: giải quyết vấn đề và
kết luận vấn đề.
5


Các thể loại báo chí chính luận và chính luận nghệ thuật - Dung
a. Ngôn ngữ trong xã luận nói riêng và chính luận nói chung là sự kết hợp
sức mạnh tổng hợp của các hình thức chứ không sử dụng phong cách
ngôn ngữ cụ thể nào. Nhưng trong xã luận, ngôn ngữ của nhân vật hay
nhân chứng là rất ít.

6


Các thể loại báo chí chính luận và chính luận nghệ thuật - Dung

Chuyên luận
1. Khái niệm
- Chuyên luận là một bài nghị luận bàn chuyên sâu về một vấn đề, tư duy
khoa học, tình cảm phải được chuyển hóa bằng những lập luận.
2. Đặc trưng
- Bàn luận về những vấn đề cần bàn luận, những vấn đề được nhiều người
quan tâm như những sự kiện quan trọng có diễn biến phức tạp: vấn đề

trang trại, vấn đề biển đảo,
- Bàn luận có hệ thống và chuyên sâu về một lĩnh vực của đời sống xã hội,
phải được đăng báo, đăng trên phương tiện thông tin địa chúng. VD:
chuyên đề về thơ, thuật ngữ, toán học, văn học,
- Đòi hỏi có sự chuyên sâu => tác giả phải am hiểu sâu rộng, hiểu nhiều,
chuyên sâu về một vấn đề đang bàn luận.
- Lý lẽ có tính thuyết phục
- Đối tượng tiếp nhận hẹp
- Ngôn ngữ mang tính khoa học, khó hiểu
VD: Tác phẩm chuyên luận về cái đẹp của triết gia La Mã cổ đại Plotinus->
đòi hỏi tác giả phải có kiến thức chuyên sâu về kiến trúc.

7


Cỏc th loi bỏo chớ chớnh lun v chớnh lun ngh thut - Dung

Phúng s
Phúng s l mt th ti bỏo chớ quan trng vi kh nng thụng tin thi s
v ngi tht vic tht mt cỏch sõu sc trong quỏ trỡnh din bin. Va
thụng tin s kin va thụng tin lý l, thụng tin thm m. Chớnh s kt hp
cỏc yu t ú ó to cho phúng s mt kh nng riờng trong vic phn ỏnh
hin thc, nú cú th tha món nhu cu hiu bit v khỏm phỏ hin thc ca
cụng chỳng. õy cng l th loi to iu kin  nhng cõy bỳt ti nng
phỏt huy s trng ca mỡnh.
I. Khỏi quỏt chung
Phúng s l mt th loi bỏo chớ, phn ỏnh nhng s kin, s vic,
vn  ang din ra trong hin thc khỏch quan cú liờn quan n hot
ng v s phn ca mt hoc nhiu ngi bng phng phỏp miờu t hay
t thut, kt hp vi ngh lun  mc  nht nh. Trong phúng s, vai trũ

ca cỏi tụi trn thut - nhõn chng khỏch quan rt quan trng.
II. c trng ca phúng s
1. Phúng s phn ỏnh s tht
Nằm trong hệ thống các thể loại báo chí nên mục đích
của phóng sự cũng nằm trong mục đích của các thể loại.
Đó là cung cấp cho công chúng những tri thức phong phú,
đầy đủ, chính xác, để họ có thể nhận thức, đánh giá
đúng ngời và việc mà họ đang quan tâm theo dõi. Nhng
cung cấp dới hình thức nào đó cũng là điều mà bạn đọc
quan tâm. Từ một sự kiện, hiện tợng nếu đợc phản ánh dới
dạng tin thì không có gì là đặc biệt. Nhng khi đợc viết dới hình thức của một bài phóng sự thì không phải ai cũng
làm đợc. Cái mà bạn đọc quan tâm còn ở chỗ đó. Bạn đọc
thờng thích những phóng sự đời thờng từ những chuyện
8


Cỏc th loi bỏo chớ chớnh lun v chớnh lun ngh thut - Dung
không có gì ấy. Những phóng sự càng dày công tìm đề
tài, càng đầu t công sức thì càng có giá trị. Viết phóng sự
không phải là viết cái mà mình muốn viết mà viết cái bạn
đọc cần. Nhng đôi khi cũng ngợc lại, viết chính cái mình
muốn viết để thuyết phục bạn đọc, có điều là đủ sức
thuyết phục bạn đọc hay không?
Để đảm bảo tính chân thực của phóng sự, phóng viên
phải luôn tự đặt ra những câu hỏi. Hỏi để kiểm tra thông
tin, nhân vật xem nhân vật đó có làm nh thế nào và tại
sao? Hỏi để kiểm tra sự kiện đó nh thế nào và tại sao?
Hỏi cho rõ cội nguồn. Phải hỏi, phải nghe, phải quan sát
phóng viên mới thông tin một cách tỷ mỷ, chính xác sự kiện,
hiện tợng và nhân vật đến với độc giả.

Ví dụ phóng sự Tôi đi bán tôi của Huỳnh Dũng Nhân,
tác giả đã phải hóa thân vào nhân vật với một chiếc áo
quân khu rộng thùng thình, chân xỏ đôi dép lê quèn quẹt,
đầu đội chiếc mũ cối bất hủ, đồng thời hòa mình vào chợ
ngời. Chứng kiến cảnh tranh giành, cớp giật công việc thôi
cha đủ, Huỳnh Dũng Nhân còn trực tiếp tham gia vào
những cuộc tranh giành ấy. Thế mới có đợc những suy
nghĩ, cảm xúc thật sự của họ trong lúc tranh giành, trả giá
và cả nỗi thất vọng khi không đợc thuê mớn. Hoặc trong
phóng sự Con đờng bia bọt của cùng một tác giả. Ông
cũng đã có một thời giống nh các nhân vật đó. Chính vì
vậy ông mới thấu hiểu cảm xúc, những niềm vui hay nỗi
buồn của họ.

9


Cỏc th loi bỏo chớ chớnh lun v chớnh lun ngh thut - Dung
Đặc điểm phản ánh trong phóng sự ở chỗ nó không
chỉ dừng lại trong việc phản ánh một hiện tợng, hay một sự
kiện đơn lẻ mà còn trình bày một chuỗi các sự kiện. Các
sự kiện, sự việc đợc đặt ra trong tiến trình lịch sử, quá
trình phát sinh phát triển khiến ngời đọc dễ dàng theo dõi
và nắm bắt đợc vấn đề. Ngời viết trình bày một cách
khách quan diễn biến của câu chuyện, sự việc đồng thời
cũng nhằm chứng minh cho một kết luận của mình hoặc
từ đó gợi mở những vấn đề có ý nghĩa xã hội nhất định.
Phóng sự rất xác thực trong sự việc, sự kiện và chi tiết nhng có khuynh hớng rõ rệt.
2. Vit phúng s phi cú nhõn vt
Phúng s l mt th ti ca bỏo chớ nhng li gn gi vi vn hc,

thng vit v nhng vn  ca xó hi v vit v nhng con ngi trong
mt hon cnh in hỡnh. Trong mt chng mc no ú, nhng nhõn vt
ny u cú s phn, hon cnh riờng. Mt bi phúng s khụng cú nhõn vt
thỡ cha phi l phúng s, khụng  tỏc gi núi m hóy  nhõn vt núi.
Bn c mun bit s phn ca nhõn vt t cõu chuyn v hỡnh nh ca
h.
3. Vai trũ ca cỏi Tụi trn thut trong phúng s
Xut hin nh mt c trng trong nhng phúng s hin nay, cỏi tụi
tỏc gi ó to ra s phong phỳ v c ỏo cho th loi phúng s.
+

Cỏi tụi nhõn chng

+

Cỏi tụi trn thut - thm nh.

+

Cỏi tụi chớnh kin

+

Cỏi tụi cm xỳc, ni tõm

10


Các thể loại báo chí chính luận và chính luận nghệ thuật - Dung
4. Phóng sự giàu chất văn học, thể hiện ở bút pháp sinh động,

giọng điệu linh hoạt
Tính văn học trong phóng sự là cách hành văn. Nhưng còn các thủ
pháp văn học, các mẹo luật văn chương cũng phải biết sử dụng cho đắt.
Biết tường thuật khi cần tường thuật, miêu tả khi cần miêu tả.
III. Kết cấu của một bài phóng sự.
1. Kết cấu của phóng sự
Kết cấu thông thường: Mở bài (phần đặt vấn đề), thân bài (giải quyết vấn
đề) và kết thúc (kết thúc vấn đề), trả lời được những câu hỏi cơ bản có liên
quan đến những con người, sự việc, sự kiện, tình huống, hoàn cảnh... mà
người viết muốn thông tin theo công thức: 5W+H.
2. Tít
Trong phóng sự ngoài tít chính còn có tít phụ. Tít chính là phần nêu
vấn đề - tên gọi của bài báo, tít phụ thuộc về phần diễn giải vấn đề. Tùy
thuộc vào nội dung tác phẩm để tác giả xây dựng các tít. Các tít chính và tít
phụ được các tác giả chú ý chọn lựa các đặt tít thích hợp nhất.

Tiểu phẩm.
I. Quan niệm về tiểu phẩm
Tiểu phẩm là một thể loại báo chí ở nhóm chính luận - nghệ thuật,
mang tính văn học, được diễn đạt bằng ngôn ngữ châm biếm, đả kích hoặc
hài hước về một sự kiện, sự việc, hiện tượng có thực, cụ thể hoặc khái quát,
qua đó tác giả thể hiện quan điểm của mình về sự kiện, hiện tượng đó.
11


Các thể loại báo chí chính luận và chính luận nghệ thuật - Dung

II. Đặc điểm của tiểu phẩm
1. Tính trào phúng
Đặc điểm đầu tiên dễ nhận thấy nhất của tiểu phẩm đó là tính trào

phúng. Theo Bách khoa toàn thư của Liên Xô, trào phúng là một phương
pháp nghệ thuật đặc biệt, tái tạo lại hiện thực, khám phá ra nó là một cái gì
đó sai lệch, vô lý, không xác đáng ở bên trong bằng các hiện tượng đáng
cười, đáng phê phán, chế nhạo.
2. Tính châm biếm
Đặc điểm thứ hai của tiểu phẩm là tính châm biếm. Châm biếm đả kích là một dạng đặc biệt trong sáng tác văn học, báo chí, dùng lời lẽ
thâm thúy vạch trần bản chất của đối tượng, hiện tượng tiêu cực trong xã
hội. Trong xã hội phong kiến với nhiều thói hư tật xấu, những cảnh áp bức
bóc lột của những tên quan tham, châm biếm đã góp một phần tiếng nói của
mình đấu tranh chống lại những tệ nạn ấy.
3. Tính đả kích
Đặc điểm thứ ba của tiểu phẩm là tính đả kích. Đặc điểm này gắn
liền với tính châm biếm của tiểu phẩm. Tiểu phẩm báo chí được sử dụng để
đả kích, phê phán hay lên án gay gắt những hành vi xấu xa, bỉ ổi cũng như
những hành động thù địch của kẻ thù. Đối tượng bị đả kích có thể có tên
tuổi, đỉa chỉ rõ ràng. Đả kích có tác dụng rõ rệt là đánh gục đối phương về
mặt tinh thần.
4. Cái hài trong tiểu phẩm
Cái hài thường gắn liền với cái buồn cười nhưng không phải cái
buồn cười nào cũng gắn liền với cái hài. Cái hài bao hàm ý nghĩa xã hội
gắn liền với sự khẳng định lý tưởng thẩm mỹ cao cả. Nó là sự phê phán
mang tính cảm xúc sáng tạo tích cực và có sức công phá mạnh mẽ đối với
cái tiêu cực luôn tồn tại trong xã hội. Sức mạnh phê phán vừa có tính phủ
định, vừa mang tính khẳng định. Nó phủ định cái xấu xa mang danh cái đẹp
12


Các thể loại báo chí chính luận và chính luận nghệ thuật - Dung
mà tính hài là cơ sở đặc trưng cái đẹp, là vốn của hiện thực. Trong các tác
phẩm báo chí nổi tiếng cười có nhiều cung bậc và những sắc thái khác

nhau. Người ta thường coi humour, hài hước là cung bậc đầu tiên và châm
biếm là cung bậc cuối cùng.
5. Tính hài kịch trong tác phẩm tiểu phẩm
Cái hài trong tiểu phẩm biến chất do nội dung cung bậc, tính chất của
tiếng cười quyết định. Với những vấn đề nhỏ, những cái chỉ ở tầm vi mô,
cái hài được thể hiện một cách nhẹ nhàng. Nhưng với cái xấu xa, tồi tệ hơn
thì cái hài lại được thể hiện ở mức độ cao hơn. Nó phụ thuộc vào đối tượng
mà tác phẩm phản ánh. Tuy nhiên nhẹ nhàng nhưng không có nghĩa là hời
hợt, qua loa mà thâm túy sâu lắng. Nó tác động vào tâm lý của những kẻ
cần đề cập, và gây tiếng cười cho những người đón đọc nó. Tiếng cười
trong tác phẩm tiểu phẩm như thế nào, đó là do cái hài kịch quyết định.
III. Kết cấu
1. Kết cấu về nội dung
Ngắn gọn
Có sức thuyết phục
2. Kết cấu về hình thức
Một tác phẩm tiểu phẩm thường có 3 phần: vào đề, diễn giải và kết
luận.

Câu chuyện báo chí
I. Khái niệm
Câu chuyện báo chí là thể loại báo chí sử dụng một số phương
pháp của văn nghệ, truyền đạt một cốt truyện có tính thời sự nóng hổi
đến người tiếp nhận qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
II. Đặc điểm của câu chuyện báo chí

13


Các thể loại báo chí chính luận và chính luận nghệ thuật - Dung

Nằm trong nhóm các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật nên Câu
chuyện báo chí vừa mang đặc điểm của nhóm chính luận nghệ thuật lại vừa
có những đặc trưng riêng của thể loại.
1. Cốt truyện
Câu chuyện báo chí cũng là một câu chuyện. Vì vậy nó cũng có cốt
truyện hay và ngắn gọn. Nó có thể bao gồm nhiều tình tiết, sự biến được
cấu trúc dưới nhiều dạng khác nhau nhưng phải hoàn chỉnh , phát triển theo
logic sự việc.
Trong Câu chuyện báo chí chất liệu cơ bản để làm nên cốt truyện
chính là sự kiện - đó là những việc có tác động và ảnh hưởng đáng kể đến
số phận và tính cách của nhân vật. Trong đó, những sự kiện lớn có thể tạo
thành những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhân vật. Và đó là yếu
tố cơ bản để tác giả đi đến một Câu chuyện báo chí.
2. Chủ đề tư tưởng
Chủ đề được thể hiện ở bản thân cốt truyện, xung đột hoặc hình
tượng nhân vật thông qua các tình tiết, tính cách, nội dung câu chuyện..
Trong Câu chuyện báo chí, chủ đề không tách rời tư tưởng tác phẩm. Tư
tưởng ở đây chính là sự đánh giá và bộc lộ ý nghĩa của vấn đề được thể
hiện, là cách giải quyết vấn đề theo một khuynh hướng nhất định vốn có ở
lập trường và quan điểm của tác giả. Mỗi câu chuyện báo chí chỉ nhằm làm
sáng tỏ một chủ đề nhất định.
3. Đề tài
Đề tài trong Câu chuyện báo chí hết sức phong phú và đa dạng. Thực
tế có bao nhiêu hiện tượng đời sống thì cũng có bấy nhiêu đề tài để Câu
chuyện báo chí phản ánh. Tuy nhiên nó còn nhằm đạt tới tính thời sự thể
hiện ở sự giáo dục kịp thời đối với công chúng tiếp nhận thông tin.

14



Các thể loại báo chí chính luận và chính luận nghệ thuật - Dung
Một điều cần lưu ý là đề tài của câu chuyện báo chí phải gắn với đời
sống báo chí.
4. Kết cấu
Nhìn chung kết cấu của câu chuyện báo chí khá co giãn và linh hoạt
để thích ứng với sự phong phú, đa dạng của chủ đề, đề tài. Nó có điểm gần
với kết cấu của truyện ngắn, truyện vừa, nhưng không chia thành nhiều tần,
nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc
liên tưởng.
5. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ của Câu chuyện báo chí rất gần với đời thường, gắn bó với
công chúng, giúp tác phẩm đi sâu vào tâm tư, tình cảm của họ. Thể loại này
có đặc điểm: ngắn gọn nhưng đủ ý bao quát mọi vấn đề, mọi chi tiết mà câu
chuyện đề cập đến.
6. Nhân vật
Nhân vật trong Câu chuyện báo chí phản ánh chính là con người với
nhiều đối tượng, thành phần khác nhau. Thông qua đối tượng phản ánh, ý
tưởng của tác giả được toả sáng. Nó là linh hồn của toàn bộ tác phẩm.
7. Bút pháp
Đặc điểm cuối cùng trong câu chuyện báo chí chính là bút pháp. Bút
pháp trong câu chuyện báo chí là bút pháp trần thuật, tự sự nên người viết
với tư cách là người thẩm định, phải thể hiện được cái tôi thẩm mỹ nhưng
năng động, nhạy bén và hoạt bát hơn.

Ký chân dung
I.

Ký chân dung
Ký chân dung là một thể loại thuộc thể ký báo chí có đối tượng


phản ánh là những con người hay một tập thể người có thật, được coi là
tiêu biểu vào những thời điểm nhất định, đáp ứng yêu cầu thông tin thời
15


Các thể loại báo chí chính luận và chính luận nghệ thuật - Dung
sự. Đó là những con người hay tập thể người có hành động, việc làm
hoặc suy nghĩ nội tâm đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Ký
chân dung có kết cấu linh hoạt và bút pháp giàu chất văn học.
II. Đặc điểm và khái niệm
1. Đặc điểm
Đối tượng chủ yếu mà tác phẩm ký chân dung đề cập tới là những
con người có thật được coi là tiêu biểu, điển hình cho một vấn đề hoặc ở
một mặt nào đó. Nhưng con người ở đây phải gắn liền với những sự việc,
hành động cụ thể, có thật. Con người bộc lộ những phẩm chất, bộc lộ suy
nghĩ của mình thông qua những hành động rất cụ thể. Do khuôn khổ (hoặc
thời lượng có hạn của một tờ báo hoặc một chương trình phát thanh, truyền
hình), con người hiện lên trong tác phẩm ký chân dung thường chỉ được
nhấn mạnh ở một vài điểm nổi bật. Khi mô tả diện mạo hay trình bày
những suy nghĩ nội tâm của đối tượng, tác giả ký chân dung chỉ nêu lên
những điểm đặc biệt có khả năng gây ấn tượng nhất. Bởi lẽ đó, nhìn chung
các tác phẩm thuộc ký chân dung đều có xu hướng nghiêng về đặc tả. Điều
này có nguyên do là ở chỗ tác phẩm phải đáp ứng yêu cầu thời sự nên đối
tượng được phản ánh thường chỉ được coi là điển hình ở một bối cảnh, một
thời điểm cụ thể nào đó.
III. Kết cấu của ký chân dung.
Kết cấu của ký chân dung thường gắn liền với đối tượng mà nó phản
ánh. Nhìn chung một tác phẩm ký chân dung được kết cấu gồm những phần
cơ bản sau
1. Phần mở đầu:

Nêu sự việc, sự kiện hay hoàn cảnh tình huống nổi bật đáp ứng yêu
cầu thời sự và giới thiệu con người, đối tượng chủ yếu của tác phẩm có liên
quan đến sự việc, sự kiện, hoàn cảnh hoặc tình huống đó.
16


Các thể loại báo chí chính luận và chính luận nghệ thuật - Dung
Phần này có nhiệm vụ tạo ra bối cảnh để đối tượng chính xuất hiện.
Bối cảnh này phải đáp ứng được nhu cầu thời sự và càng điển hình càng có
sức hấp dẫn với công chúng.
2. Phần chính của tác phẩm
Nhấn mạnh những nét tính cách hay phẩm chất của đối tượng thông
qua việc đặc tả về diện mạo , suy nghĩ gắn với những việc làm hành động
nổi bật được coi là tiêu biểu nhất của đối tượng.
Đây là phần chủ yếu nhất trong tác phẩm ký chân dung nhằm tái tạo
lại chân dung của đối tượng. Tác giả cần triệt để có thể khai thác những chi
tiết tiêu biểu nhất để phục vụ cho ý đồ bài viết của mình. Trong phần này,
tác giả có thể trình bày những suy nghĩ của đối tượng cùng với mối liên hệ
hữu cơ với phẩm chất hoặc tính cách , những dữ kiện liên quan đến đối
tượng nhằm tạo ra bề dày và chiều sâu của chân dung. Ở đây cần lưu ý đến
những nét tiêu biểu nhất trong tiểu sử của đối tượng hoặc những dữ kiện có
liên quan đến quá khứ, đến hoàn cảnh của nhân vật để soi sáng hành động
hiện tại.
3. Phần kết luận
Thông thường trong phần này tác giả đưa ra lời bình cuối cùng của
mình để nhấn mạnh ý nghĩa chủ yếu nhất của tác phẩm. Do vậy phần này
thường ngắn gọn, cô đọng và có sức bật bởi sự dồn nén

17