Chị thơ nguyễn được một cái gì ta là ta năm 2024

Sinh ra và lớn lên trên vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột, mồ côi từ thuở lên 10 nên cô My Le Thi đã phải thôi học rất sớm, nhưng cô đã tự học vẽ, tự học nhạc để theo đuổi ước mơ của mình. Năm 1985 cô sang Úc định cư và học để phát triển ngành nghệ thuật tạo hình. Cô đã từng đạt khá nhiều giải thưởng trong âm nhạc lẫn nghệ thuật tạo hình.

Hưng Việt: Dạ xin kính chào họa sĩ My Le Thy.

My Le Thy: Xin chào anh Hưng Việt và chị Mỹ Dung và thính giả của đài SBS.

Mỹ Dung: Dạ kính chào họa sĩ My Lê Thy. Trước hết em xin hỏi chị là chị theo đuổi ngành nghệ thuật tạo hình từ hồi nào và có theo học ở các trường lớp nào không chị?

My Le Thy: Dạ, tôi đã theo ngành nghệ thuật tạo hình từ những năm 80s lúc đang học Đại học Mỹ thuật Bắc Úc, trường Charles Darwin University. Sau đó tôi học thêm nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật điều hành tại trường UTS Sydney rồi sau nữa tôi học thêm những kỹ thuật như kỹ thuật làm phim, hoạt họa, âm thanh v.v… Hiện giờ thì tôi đi dạy nghệ thuật tạo hình tại trường TAFE ở Murwillumbah.

Mỹ Dung: Dạ chị theo đuổi nhiều cái loại hình nghệ thuật quá mà trong đó thì cái nào chị tâm đắc nhất hả chị?

My Le Thy: Tôi làm nghệ thuật đa dạng tức là tôi sử dụng tất cả không gian của phòng triễn lãm, không phải chỉ trên tường không thôi mà có thể trần nhà với sàn nhà, kể cả âm thanh nữa. Với hình ảnh như video, ngoài những cái bức tranh ra thì cũng có những cái installation, tức là nghệ thuật xếp đặt hoặc là nghệ thuật ba chiều.

Hưng Việt: Chị có đề cập tới là ngoài cái nghệ thuật tạo hình ra đó, thì chị có học thêm về phim ảnh, animation, tức là hoạt họa. Chị có thực hiện những cái video hay những cái phim về animation?

My Le Thy: Dạ có, đã có nhiều cuộc triển lãm có phim và animation tức là tổng hợp giữa hình thật và hình vẽ và chuyển những cái hình vẽ ra thành hình di động trên video, trên màn ảnh mà đã được chiếu trên bức tường rất là lớn, đó là video installation.

Hưng Việt: Thưa chị chủ đề của cuộc triển lãm ở Inala Art Gallery là hoa Sen và hoa Wattle, chị có thể giải thích thêm được không?

My Le Thy: Trước tiên, cuộc triển lãm này bắt đầu từ một tác phẩm vẽ đặc biệt riêng cho ngày 26 tháng 1. Nói chung người ta gọi là Australia Day nhưng mà đối với người Thổ dân Úc đó là một ngày giỗ của họ, Invasion Day.

Chị thơ nguyễn được một cái gì ta là ta năm 2024

Tranh hoa Wattle và hoa Sen

Trong background tác phẩm đó, thì tôi vẽ lịch sử của Úc bằng một màu trắng đen thôi, trên đó vẽ cây bông wattle màu xanh lá cây và màu vàng. Thường thường người ta hay lấy hai cái màu đó để tượng trưng cho màu của nước Úc. Sau đó thì cuộc triển lãm này không đúng ngày Australia mà lại là ngày gần Tết ta của mình cho nên tôi mới lấy bông sen vào chung cái cuộc triễn lãm này, vì hoa sen đối với người Á Châu là một biểu tượng gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn và cũng giống như hoa wattle, mình gọi là hoa keo, mặc dù hoàn cảnh nó bẩn thỉu, hoặc là khó khăn bao nhiêu, thì hoa keo có sự sống rất là mạnh. Khi mà trải qua nạn lụt hoặc là nạn cháy rừng thì cây keo là một trong những cây sống lại nhanh nhất.

Nó như là sự sống tồn giống như là biểu tượng cho những người thổ dân mà đã bị trong cái ngày 26/1/1788 nhưng tới ngay bây giờ họ vẫn còn ở đây. Thì cũng giống như là nhiều người Việt Nam tới nước Úc, mình cũng đã trải qua bao nhiêu hoàn cảnh khó khăn cũng giống như bông sen vậy, đã sống trong bùn lầy nhưng mà vẫn rất là đẹp, rất thơm và sống lúc nào cũng vươn lên. Hai loại hoa này tôi mang tới như là một cái đề tài của cuộc triển lãm này là muốn nói lên cái sự kiên cường, sự sống tồn và vươn tới của các cộng đồng, không phải chỉ riêng cộng đồng Việt Nam mình không thôi, đó là một cái sự multicultural.

Hưng Việt: Chúng tôi để ý thấy là trong những bức tranh được triển lãm ở đây thì đa số đều có ba cái elements. Thứ nhất là cái thang, thứ hai là những giày dép, và thứ ba là những chữ. Xin chị có thể vui lòng giải thích nó có cái ý nghĩa gì và chúng hài hòa với nhau ra làm sao trong ý nghĩa của những bức tranh đó?

My Le Thy: Dạ xin cảm ơn câu hỏi rất hay của anh. Tại vì cuộc sống phức tạp lắm, nếu mà mình vẽ một người khóc, một người đau khổ thì hình ảnh đó có thể gợi lại những đau khổ khác của người xem. Tác phẩm của tôi, tôi muốn mang lại gần như là therapy, tức là healing cho người xem. Hy vọng là như vậy. Cho nên tôi thường dùng biểu tượng. Trước tiên là những đôi giày dép. Cái đó là xuất phát từ kinh nghiệm riêng của tôi. Khi tôi sống ở Darwin, mới mẻ lắm, newcomer, thì lúc nào cũng cảm thấy tủi thân. Hồi đó hoàn cảnh cũng tương đối giống như nhiều người phụ nữ khác, lúc nào cũng cảm thấy mình không đầy đủ rồi tủi thân nhất là không biết nói tiếng Anh nhiều nữa. Khi mà tôi đi trên đường đông người, thì tôi hay cúi đầu lầm lũi nhìn dưới đất. Tự nhiên một ngày đó tôi ngẩng đầu lên thì thấy khuôn mặt của những người và có nhiều nét mặt khác nhau, có người thì vui, có người thì nhăn mặt rồi có người thì rất là hối hả, lo lắng cái gì đó, tự nhiên tôi mới nghĩ, tôi cũng là một trong những người đó.

Chị thơ nguyễn được một cái gì ta là ta năm 2024

Beautiful People

Lúc đó tôi mới có cái ý nghĩ là những bàn chân đang đi đó, “walk of life”, những bước đi của tất cả những người đó, họ mang giày, dép và đủ kiểu, có người đi chân không nữa, mà tất cả mọi người đều đi trên mặt đất cùng nhau, bất kể mình là từ ở đâu tới hoặc là đi đâu hoặc mình là người chủng tộc gì, giàu nghèo gì cũng vậy. Tôi bắt đầu mới lượm nhặt xin xỏ những đôi giày mà họ đã từng mang. Và những đôi giày hoặc là đôi dép đó đã từng có cái mồ hôi, cái bàn chân mà họ đã bước đi bao nhiêu dãy đường của họ, còn những cái đôi chân trần là những người họ không có mang giày dép, họ ngồi đó để tôi đúc chân trần của họ. Đôi chân trần của họ cũng là đôi giày của họ. Thì có cái ý tưởng đó tôi bắt đầu làm tác phẩm Insulation.

Sau đó tôi lại vẽ những chiếc giày đó lên trên những cái khung tranh. Thì nó từ khung tranh nó nhảy ra dưới đất, rồi từ dưới đất nó nhảy lên cái khung tranh.

Tác phẩm đó đã được trưng bày ở Sydney năm 1999 với chương trình nghệ thuật rất lớn gọi là Perspecta. Hiện giờ đã đổi tên thành Biennale Art Exhibition. Tôi có vẽ những câu chuyện của từng người mà tôi đã quen, tôi có mời họ vẽ nữa, nếu mà họ không vẽ được thì tôi sẽ vẽ cho họ. Tất cả những câu chuyện đó là trở thành chân dung của từng người.

Ví dụ như có một người tới tham gia là bán phở, thì trên đôi giày của cái chị đó tôi để những gia vị làm phở khô dán lên trên đó. Cái đó là cái chân dung của cái chị đó. Ví dụ đó là biểu tượng như vậy.

Còn hình ảnh về cầu thang là một hình ảnh có biểu tượng về transformation như là chuyển bước. Cũng giống như nhiều người từ nước khác nhau đã đến Úc thì cái cầu thang đó là một sự thay đổi cuộc sống. Thường thường người ta từ bước cuối nhất tức là trên cái đất, rồi bước thứ nhì, thứ ba, nhiều bước rất là khó khăn rồi cố gắng lên cái bước cao nhất. Nhiều lúc mình phải thay đổi cái cầu thang theo vị trí khác nhau, nhiều lúc là bị bắt thay đổi mà có nhiều lúc tự mình quyết định thay đổi cái cầu thang đó. Ai cũng có mang cái cầu thang trong cuộc đời của họ.

Với lại cái cầu thang cũng giống như là chữ I nữa, “tôi”, chữ I trong tiếng Anh đó, tôi phải đối xử với cái tôi như thế nào, tôi phải sống như thế nào, quyết định là phải xếp đặt cái cầu thang của tôi ở nơi nào để hợp với hoàn cảnh, khả năng của tôi.

Cái chữ là tôi… sau khi vẽ cái nền màu xong rồi, thường thường là màu lợt hoặc là màu đậm hơn. Tôi nghe radio hoặc là nhớ lại những gì mà tôi đã đọc trên báo chí hoặc là những câu chuyện đã nói với những người trong cộng đồng, trong workshop gì đó, thì cũng viết lại rồi tôi cũng sao lại trên bản vẽ bằng cái mủ cao su. Mủ cao su khi vẽ ra màu trắng thì chỉ thấy trong cái lúc mà mình vẽ thôi rồi sau đó nó sẽ khô, nó sẽ thành màu trong. Sau đó xong hết rồi tôi để cho nó khô rồi sơn lên tất cả thành một cái màu nền khác, tức là nó sẽ che hết, rồi khi nó khô rồi, tôi sẽ lột mủ cao su ra thì nó sẽ hiện ra cái màu nền đầu tiên của nó, rồi trên đó thì tôi sẽ vẽ những cái hình khác nữa.

Chị thơ nguyễn được một cái gì ta là ta năm 2024

Walking pho and Chinese man

Mỹ Dung: Em có để ý thấy là chị hay sử dụng chủ đạo bốn màu.

My Le Thi: Thường thường trên phông lập đi lập lại có bốn màu, đó là bốn màu cơ bản của màu da của con người như màu vàng, màu trắng, màu đỏ, màu đen. Những cái bàn chân trần rồi dép và giày gì đó nó sẽ đi ngang qua những cái màu khác nhau của từng cái bức tranh đó để nối kết những màu khác nhau tức là tìm cái sự tương đồng trên những cái sự khác biệt.

Cái biểu tượng khác đó là có cái xương cách trí của người. Khi mà mình lột hết cái màu da, appearance, chỉ còn cái bộ xương không.

Tui cũng làm những tác phẩm ba chiều bằng giấy nhiều lớp tức là paper mache. Đó cũng là biểu tượng cho sự tương đồng trong tất cả sự khác biệt của con người. Nhiều người kỳ thị, anh là trắng, tui là như vậy… cho nên tôi lột trần tất cả, chỉ có bộ xương thôi. Bộ xương cách trí thì hình nào cũng thấy rất là vui tại nhe răng ra cười. Khi mà không còn sự kỳ thị chủng tộc nữa thì thế giới sẽ không còn chiến tranh. Đó là một hy vọng của tôi, như là một người làm nghệ thuật.

Mỹ Dung: Dạ, ngoài những cái buổi dạy ở trên lớp, chị có tham gia hướng dẫn một số cái nghệ thuật tạo hình của chị không?

My Le Thi: Dạ có, những học sinh của tôi từ nhiều sắc tộc, thường thường là từ trường TAFE từ 17 tuổi hoặc tới 90 tuổi lận, họ có nhiều cuộc sống khác nhau lắm. Có nhiều người họ đã trải qua nhiều sự đau thương. Khi họ tới học, tôi đối xử với họ không như là học sinh, mà là như con người với con người. Chia sẻ cái kinh nghiệm sống của tôi và kinh nghiệm làm nghệ thuật của tôi với kỹ thuật mà tôi đã có, giúp họ bày tỏ suy nghĩ của họ. Điều đó đối với họ là một sự điều trị.

Hưng Việt: Thưa chị nãy giờ theo chị trình bày thì hội họa có thể biểu tỏ tâm hồn, những cái suy tư của mình qua cái bức tranh đó, và chị đã chứng tỏ điều đó qua cái tâm tình, những cái ưu tư của chị về cuộc sống, về con người. Chị có nghĩ chị là một nhà xã hội học không?

My Le Thi: Chắc có lẽ một chút nào đó cũng như là triết lý chẳng hạn. Khi mà tôi còn nhỏ 10 tuổi là tôi đã không có cha mẹ rồi thì từ đó là phải đi làm tại vì không có được đi học nữa. Ông chủ bán cá khô là nơi mà mẹ tôi đi làm cuối cùng, khi bà mất tôi phải tiếp tục làm công việc của bà. Tôi bán hàng luôn, rồi nấu ăn, rồi cái gì cũng làm hết. Tôi mới 10 tuổi như vậy mỗi lần mà khi thấy những bạn cũ đi học thì tôi cứ trốn dưới những cần xé cá khô tại vì tôi mắc cỡ, rồi khi mà họ đi rồi thì tôi bắt đầu làm công việc của tôi. Thì từ đó tôi cũng mua sách để mà đọc, cũng may quá tôi cũng học được những cái làm cho tôi cảm thấy mạnh hơn. Từ đó tôi cũng tập vẽ ở nhà rồi cũng tự học nhạc. Tôi cũng nhìn cuộc sống, cũng cảm nghĩ là phải mạnh hơn. Rồi phải vượt lên những cái điều gì điều gì… Tôi cảm thấy như là ngập ở dưới nước vậy đó, tôi phải làm sao để trồi lên cái mặt nước, một cái sình lầy gì gì đó. Khi qua Úc có nhiều câu hỏi lắm, tôi tìm câu trả lời từ trong tác phẩm của mình, từ trong nghệ thuật tạo hình của mình. Khi mà gần gũi với cộng đồng, nhất là cộng đồng có cuộc sống khó khăn làm quen với những người đó, để mà tìm hiểu, chia sẻ với nhau.

Ví dụ như tôi đã đi thăm những người trong trại tị nạn, Villawood tại Sydney. Tôi đem vật liệu nghệ thuật vô, mời họ vẽ rồi nói chuyện với nhau, rồi đem những câu chuyện của họ ra ngoài để triển lãm, để chia sẻ những câu chuyện cho người ta có thể thông cảm. Thì một trong những cái tác phẩm đó đã được đi tour Úc ba năm luôn, cũng được hưởng ứng mạnh của những người xem.

Chị thơ nguyễn được một cái gì ta là ta năm 2024

Behind the Fence - Trung tâm giam giữ Villawood

Hưng Việt: Dạ chắc chắn là trong suốt quãng đời mà tạo hình nghệ thuật như vậy, thì chị đã có nhiều cuộc triển lãm. Chị có thể cho biết là đã có những triển lãm ở đâu? Và chị đã đạt được những cái thành quả, những cái giải thưởng nào?

My Le Thi: Tôi luôn luôn cảm thấy tôi là một người rất may mắn, tại vì nếu tôi còn ở Việt Nam, thì có lẽ tôi sẽ không làm được những điều mà tôi đang làm. Cũng may mắn là nhiều người hưởng ứng, nhất là những phòng triển lãm và những người điều hành về nghệ thuật tạo hình, nói chung thì họ đã nhìn thấy tác phẩm của tôi, đã mời tham gia nhiều cuộc triển lãm lắm, kể cả những người điều hành nghệ thuật ở nước ngoài. Trường trung học cũng đã dùng nghệ thuật của tôi làm đề tài case study cho cái môn học nghệ thuật tạo hình. Thường họ mời tôi tới nói chuyện về tác phẩm của tôi, trường đại học cũng có mời, rồi để trả lời câu hỏi của các học sinh và sinh viên. Từ đó những câu hỏi của học sinh và sinh viên lại giúp tôi suy nghĩ thêm, suy nghĩ xa hơn nữa.

Khi mà tôi đi học ở trường đại học, tôi không có biết nhiều Anh văn, những người thầy cô giáo ở đó rất tốt với tôi. Tôi đã nói chuyện với thầy cô bằng hình vẽ, bây giờ tôi đi dạy lại, tôi cảm giác là được có cơ hội đáp lại những cái gì mà các thầy cô đã làm cho tôi. Tôi làm những cái điều đó cho học sinh của tôi.

Cái giải thưởng đầu tiên nhất khi mà tôi tốt nghiệp là giải thưởng đầu tiên cho môn học nghệ thuật tạo hình của Charles Darwin University. Thì giải thưởng đó bao cho tôi một cái solo exhibition, tức là cuộc triển lãm cá nhân. Đêm khai mạc nhìn những cô thầy giáo của tôi đến tham dự, tôi tự nói với bản thân, “cái này là bước đầu tiên, tôi sẽ không ngưng được nữa, tôi sẽ phải tiếp tục, vì đó là một trách nhiệm.” . Và từ đó tôi chưa có ngưng, vẫn tiếp tục.

Hưng Việt: Bây giờ chị cũng chưa được ngưng đâu. Bởi vì theo tôi nhận xét không biết có đúng không, là nghệ thuật tạo hình nó chưa được phổ thông lắm ở trong cộng đồng người Việt mình, có cần phải khuyến khích thêm nhiều hơn nữa, nhất là đối với các bạn trẻ ở trong các trường trung học ở đây không?

My Le Thi: Anh nói rất là đúng. Tại vì mình phải lo cuộc sống cho nên nghệ thuật tạo hình không phải là quan trọng lắm. Nghệ thuật mới nói lên cái chiều sâu của cuộc sống, nỗi niềm của cuộc sống mà mình không có thể nói ra được. Thế giới lớn tuổi và thế giới trẻ, có một khoảng cách rất là lớn. Nghệ thuật có thể giúp cho người trẻ hiểu được người lớn tuổi, những giai đoạn cuộc sống của họ, những khó khăn, những cái gì mà họ đã trải qua đồng thời cũng có thể giúp các cô chú bác đó thông cảm được những giới trẻ, nghệ thuật sẽ kéo cái khoảng cách đó gần lại hơn.

Hưng Việt: Thì cuối cùng xin chị có điều gì chị muốn chia sẻ với lại thính giả của chúng ta hay không?

My Le Thi: Dạ nhân dịp này cũng xin được khuyến khích các cô chú bác và anh chị em dành một chút thời gian để tìm hiểu về suy nghĩ của cái người nghệ sĩ muốn chia sẻ với người xem tại vì nghệ thuật rất là tốt cho sức khỏe, tốt cho suy nghĩ con người. Cũng giống như là một cái hình thức meditation, làm nhẹ bớt sự căng thẳng của con người hoặc là có thể đưa ra nỗi lo hoặc những niềm vui nữa, để mình có thể thưởng thức và có thể cảm thấy tự hào, có thể làm người cảm thấy mạnh mẽ hơn và positive, cũng giống như nghệ thuật đã giúp tôi trải qua rất nhiều khó khăn trong cuộc sống trong bao nhiêu năm qua.

Xin cám ơn anh Hưng Việt và chị Mỹ Dung và đài SBS. Cũng chúc anh chị và toàn thể thính giả nhiều sức khỏe, bình an và hạnh phúc.

Hưng Việt: Dạ thay mặt cô Mỹ Dung và thính giả, chúng tôi cũng xin chúc chị nhiều sức khỏe, sáng tác thật là hăng say để đưa ra những đứa con tinh thần rất là tuyệt vời, có ý nghĩa để cho công chúng có thể thưởng thức. Xin cảm ơn chị dành thì giờ quý báu của chị cho chúng tôi cuộc nói chuyện ngày hôm nay.