Thở nặng ngược khó thở hụt hơi là bệnh gì năm 2024

Các bệnh về đường hô hấp như nhiễm trùng, cảm lạnh, hen suyễn, bệnh phổi hay béo phì, suy tim… có thể gây ra tình trạng khó thở, hụt hơi.

Thở là hoạt động có sự phối hợp giữa mũi, miệng và phổi. Khi bạn hít vào, không khí đi qua mũi và miệng sau đó đi vào phổi. Lượng khí hít vào cũng đi vào các túi khí giống như quả bóng bay, được gọi là phế nang. Từ đó, oxy di chuyển vào máu để vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể.

Nhiều người trải qua tình trạng thở nặng nhọc, thở hụt hơi do ốm hay nhiễm trùng nhưng những tình trạng sức khỏe khác có thể là nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số tình trạng khiến bạn trở nên khó thở, hụt hơi:

Cảm lạnh và nhiễm trùng xoang

Cảm lạnh và nhiễm trùng xoang thường không gây khó thở ở những người không có các bệnh nền khác nhưng nếu đã mắc bệnh về phổi thì bạn có thể sẽ gặp tình trạng này.

Virus và vi khuẩn có thể làm tắc nghẽn mũi, khiến việc hít oxy vào đường thở trở nên khó khăn hơn. Ở người bị cảm lạnh, lượng chất nhầy cơ thể sản xuất cũng tăng khiến đường thở bị bít tắc còn người mắc nhiễm trùng xoang có thể tiến triển thành nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi, nguyên nhân khiến thở nặng nhọc.

Các triệu chứng khác của cảm lạnh có thể bao gồm: chảy nước mũi, hắt xì, ho, đau họng, đau đầu, nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ trong khi nhiễm trùng xoang khiến bạn cảm thấy đau, nước mũi có màu xanh, đau đầu, ho, sốt, mệt mỏi, hôi miệng. Nhiễm trùng do virus thường tự hết theo thời gian còn nhiễm trùng xoang do vi khuẩn cần điều trị bằng kháng sinh.

Thở nặng ngược khó thở hụt hơi là bệnh gì năm 2024

Khó thở, hụt hơi cảnh báo nhiều tình trạng sức khỏe. Ảnh: iStock

Hen suyễn

Hen suyễn là bệnh đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở do phù nề khiến việc không khí thoát ra khỏi phổi gặp khó khăn. Bệnh cũng có thể kèm theo các triệu chứng như hắt hơi, ho, hụt hơi, cảm thấy tức ngực... Người bệnh hen cần phải sử dụng thuốc hàng ngày hoặc trong các đợt bùng phát bệnh để thông thoáng đường thở.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi là các tình trạng nhiễm trùng phổi gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Ngoài việc khó thở, các triệu chứng khác của tình trạng này có thể bao gồm ho có đờm, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, tức ngực... Bác sĩ có thể đề nghị điều trị nguyên nhân do vi khuẩn bằng kháng sinh còn bệnh do virus có thể tự khỏi trong một đến hai tuần.

Béo phì

Tăng cân có thể gây áp lực lên phổi khiến phổi khó hô hấp, gây thở khó nhọc hơn. Nếu bị béo phì, bạn cũng thể gặp khó khăn trong việc thở đặc biệt lúc tập thể dục. Béo phì có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe khác như tim mạch, tiểu đường, chứng ngưng thở khi ngủ... Duy trì cân nặng khỏe mạnh với tập thể dục và chế độ ăn lành mạnh là cách tốt nhất để quản lý các tình trạng sức khỏe liên quan đến béo phì.

Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

COPD là một nhóm bệnh bao gồm các tình trạng viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng đều gây triệu chứng khó thở. Bệnh thường gây ra do hút thuốc hoặc tổn thương phổi. Các triệu chứng của COPD bao gồm: ho mạn tính, hụt hơi, mệt mỏi, tăng tiết dịch nhầy họng, hắt hơi...

Suy tim

Một người cũng có thể bị suy tim khi mắc các bệnh động mạch vành hoặc đau tim làm tổn thương tim đến mức tim không thể bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể. Khó thở, hụt hơi cũng xảy ra ở người suy tim, khi lượng máu chảy ngược vào lại mạch máu và chất lỏng tràn vào phổi.

Các triệu chứng kèm theo có thể bao gồm: đau tức ngực, tim đập nhanh, ho, chóng mặt, sưng mắt cá chân hoặc chân, tăng cân nhanh... Bệnh suy tim có thể điều trị bằng thuốc, thiết bị cấy ghép hoặc phẫu thuật...

Ung thư phổi

Thở khó, hụt hơi cũng có thể là triệu chứng của ung thư phổi, đặc biệt ở giai đoạn cuối. Người bệnh cũng có thể bị ho, đau tức ngực, ho ra máu, tăng tiết đờm, khản giọng... Điều trị ung thư phổi còn phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, mức độ lan truyền tế bào ung thư, kích thước khối u...

Dạo gần đây cháu hay bị khó thở và hụt hơi. Lúc sáng đi làm thì thấy bình thường, trưa ăn cơm khoảng vài tiếng sau bị tụt hơi và khó thở. Bác sĩ cho cháu hỏi, nguyên nhân gây khó thở kèm hụt hơi là gì?

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Chu Hoàng Vân - Trưởng đơn nguyên Khám bệnh - Khoa khám bệnh Ngoại trú - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Nguyên nhân gây khó thở kèm hụt hơi là gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng hụt hơi, khó thở sau ăn, có thể do hô hấp, tim mạch hoặc bệnh lý tiêu hoá (chẳng hạn như trào ngược dạ dày – thực quản). Tuy nhiên, có khi nguyên nhân chỉ là rối loạn chức năng của thần kinh thực vật. Bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân, tư vấn chi tiết và có phương pháp điều trị cụ thể, có thể làm một số xét nghiệm liên quan nếu cần.

Nếu bạn còn thắc mắc về khó thở, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Cảnh giác nếu bạn thở nông, hay hụt hơi, mệt mỏi
  • Thường xuyên khó thở, hụt hơi là dấu hiệu bệnh gì?
  • Làm cách nào để biết nguyên nhân hồi hộp, khó thở, hụt hơi, tim đập nhanh?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.