Chi phí tiếp khách chiếm bao nhiêu phần trăm 2023

19/07/2023 14:38:26

Ngành dịch vụ ăn uống F&B hiện nay đang thu thuế GTGT về Ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các ngành hàng ở Việt Nam. Từ ngày 01/07/2023, thuế suất VAT có sự điều chỉnh, giảm thuế từ 10% xuống còn 8%, bao gồm ngành hàng F&B. Trong bài viết hôm nay, cùng iHOADON tìm hiểu thuế suất VAT có sự thay đổi như nào trong năm 2023.

1. Thuế suất ngành dịch vụ ăn uống F&B là gì?

Chi phí tiếp khách chiếm bao nhiêu phần trăm 2023

Thuế suất ngành F&B là gì?

Thuế VAT hay còn gọi là thuế GTGT, được đánh vào các sản phẩm là hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Thuế VAT là thuế gián thu mà đối tượng phải nộp là người tiêu dùng cuối cùng phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thuế VAT ngành dịch vụ ăn uống là loại thuế mà người tiêu dùng dịch vụ ăn uống phải nộp trên mỗi hóa đơn sử dụng. Người kinh doanh dịch vụ ăn uống là người thu hộ và có nghĩa vụ phải nộp lại cho Cơ quan thuế.

Trên thực tế, thuế VAT là khoản thuế đối với việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ trong nước. Do đó, các loại hàng hóa xuất khẩu sẽ được hoàn thuế VAT, nghĩa là người tiêu dùng ở nước ngoài không phải chịu thuế VAT. Đối với các ngành hàng và loại hàng hóa, dịch vụ sẽ được quy định riêng về mức thuế suất phải nộp.

2. Các loại thuế suất ngành dịch vụ ăn uống F&B tại Việt Nam

.jpg)

Các loại thuế suất ngành F&B tại VN

Căn cứ vào từng sản phẩm, dịch vụ từng ngành hàng khác nhau sẽ được quy định mức thuế VAT khác nhau. Căn cứ theo Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 và được sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014 và 2016, các loại thuế suất áp dụng cho ngành dịch vụ ăn uống.

Thứ nhất, thuế VAT cho ngành F&B được áp dụng trên giá trị gia tăng thêm mà không bắt buộc áp dụng với toàn bộ các hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp F&B đang kinh doanh. Tùy vào từng sản phẩm, dịch vụ khác nhau mà có thể áp dụng các mức VAT là 0%, 5% và 10%.

Thứ hai, thuế doanh nghiệp doanh nghiệp F&B - là khoản thuế mà các nhà hàng, quán cà phê phải nộp dựa trên phần thu nhập chịu thuế. Quá trình tính thuế phải khấu trừ trên các khoản chịu thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ ba, người nộp thuế - chủ doanh nghiệp F&B phải nộp thuế TNCN. Đây là loại thuế bắt buộc phải thu theo quy định đối với các chủ thể kinh doanh nhà hàng, quán ăn, cà phê,...Chủ kinh doanh cần phải trích nộp một khoản tiền lương hoặc một khoản thu nhập khác để đóng loại thuế này.

3. Mức thuế suất ngành dịch vụ ăn uống F&B

.jpg)

Mức thuế suất ngành F&B kể từ 1/1/2023

3.1. Mức thuế VAT dịch vụ ăn uống năm 2023 là bao nhiêu?

Tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 44/2023/NĐ-CP về giảm thuế GTGT 2%, kể từ 1/7/2023, mức thuế VAT đối với ngành hàng F&B sẽ được áp dụng mức thuế VAT là 8%. Nghị định 44 có hiệu lực thi hành đến 31/12/2023. Do vậy, trong trường hợp không có điều chỉnh, bổ sung tiếp tục triển khai Nghị định thì từ 1/1/2024, ngành hàng F&B sẽ trở về mức thuế 10%.

3.2. Đối với mô hfinh cá thể, hô kinh doanh F&B

Hộ kinh doanh hay cá thể kinh doanh dịch vụ F&B sẽ phải chi trả 2 loại thuế: Thuế TNCN và thuế VAT. Công thức tính thuế, người kinh doanh cần nắm:

Thuế VAT (chủ kinh doanh nộp) = Doanh thu tính thuế VAT x Tỷ lệ thuế VAT

Thuế TNCN (chủ kinh doanh nộp) = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Theo đó, mức tỷ lệ thuế áp dụng đối với ngành F&B tại Việt Nam năm 2023 là:

- Tỷ lệ thuế VAT = 3%;

- Tỷ lệ thuế TNCN = 1,5%

Trong trường hợp chủ kinh doanh không phải chịu thuế VAT, không phải kê khai thuế VAT thì:

- Tỷ lệ tính thuế VAT = 0;

- Thuế suất thuế TNCN = 1,5%

3.3. Đối với mô hình doanh nghiệp kinh doanh F&B

Theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành, doanh nghiệp F&B cần nộp các loại thuế sau:

Thứ nhất, thuế TNDN với mức thuế suất là 22%, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Bộ Luật thuế TNDN. Tuy nhiên, một số trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất TNCN 22% sẽ chuyển sang áp dụng thuế suất 20 từ ngày 1/1/2016.

Thứ hai, với các doanh nghiệp F&B có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng, thì việc áp dụng thuế suất 20% hoặc lấy doanh thu làm căn cứ để xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% là khoản doanh thu của năm trước.

Thứ ba, thuế TNDN là khoản thuế thu dựa trên phần thu nhập chịu thuế của một nhà hàng, quán ăn, quán cà phê,...Quá trình tính thuế phải thực hiện khấu trừ từ khi đạt đến giá trị chịu thuế nhất định tại thời điểm đó, theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung liên quan đến thuế suất ngành hàng dịch vụ ăn uống F&B. F&B là một trong các ngành hàng chiếm tỷ trọng GDP lớn nhất cả nước, các quán ăn, nhà hàng xuất hiện với số lượng lớn. Do vậy, chủ kinh doanh phải nắm rõ các loại thuế mà mình phải nộp.

Chi phí tiếp khách được bao nhiêu phần trăm?

Cụ thể: "Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ."

Chi phí tiếp khách là chi phí gì?

Chi Phí Tiếp Khách Là Gì? Chi phí tiếp khách được hiểu đơn giản là những khoản phí cho hoạt động giao lưu, tiếp đón khách hàng của doanh nghiệp trên thực tế.

Chi phí tiếp khách tối đa bao nhiêu?

+ Đoàn là khách hạng C: 800.000 đồng/ngày/người (tăng 400.000 đồng); + Khách mời quốc tế khác: 600.000 đồng/ngày/người (tăng 330.000 đồng). Đối với chi tiếp khách trong nước: - Chi giải khát, mức chi: 30.000 đồng/buổi (nửa ngày)/người (quy định hiện hành là tối đa không quá 20.000 đồng/người/ngày);

Chi phí tiếp khách hạch toán vào đầu?

Theo quy định tại cả thông tư 200 và thông tư 133, “chi phí tiếp khách” được hạch toán vào tài khoản 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp.