Cấy tế bào tươi là gì năm 2024

Cấy ghép tế bào gốc là phương pháp điều trị hiện đại, tối ưu cho những trường hợp mắc bệnh về máu, ung thư…, từ lành tính đến ác tính. Thế nên, ngày càng có nhiều người quan tâm đến vấn đề ghép tế bào gốc là gì, ghép tế bào gốc có nguy hiểm không, chi phí ghép tế bào gốc bao nhiêu,…

Cấy tế bào tươi là gì năm 2024

Phương pháp ghép tế bào gốc (hay cấy ghép tế bào gốc) có thể giúp cơ thể người bệnh khôi phục lại khả năng tạo máu cũng như tái tạo các tế bào miễn dịch cho cơ thể. Phương pháp này thường được áp dụng cho những người bệnh ung thư đã trải qua quá trình hóa trị ở liều cao, khi tiêu diệt tế bào ung thư cũng đồng thời tiêu diệt luôn tế bào gốc trong tủy xương người bệnh.

Vậy ghép tế bào gốc thường được áp dụng trong những trường hợp nào? Ghép tế bào gốc có nguy hiểm không? Chi phí ghép tế bào gốc có xứng đáng với hiệu quả mang lại?… Tất cả sẽ được giải đáp qua những thông tin cơ bản dưới đây.

Ghép tế bào gốc là gì?

Cấy ghép tế bào gốc máu chính là phương pháp điều trị tiêu chuẩn để có thể phục hồi khả năng tái tạo máu và những tế bào miễn dịch trong cơ thể người bệnh. Những tế bào gốc tạo máu này hoàn toàn có thể phát triển thành bấy kỳ tế bào máu nào trong 3 loại: bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu. (1)

Ở người bệnh ung thư, quá trình điều trị bằng phương pháp xạ trị hay hóa trị liều cao có thể dẫn đến các tổn thương hết sức nghiêm trọng đến tế bào máu ở tủy, xương. Chính vì vậy, người bệnh bạch cầu, u tủy, ung thư hạch, hội chứng rối loạn sinh tủy, ung thu máu,… sau hóa/xạ trị có thể được áp dụng phương pháp ghép tế bào gốc để có thể phần nào phục hồi hệ miễn dịch trong cơ thể. Ngoài ra, người bệnh mắc các rối loạn hệ thống miễn dịch, rối loạn tủy xương cũng có thể cấy ghép tế bào gốc để cải thiện tình trạng bệnh.

Cấy tế bào tươi là gì năm 2024
Ghép tế bào gốc có thể giúp phục hồi khả năng tái tạo máu và những tế bào miễn dịch trong cơ thể người bệnh

Nguồn tế bào gốc sử dụng để cấy ghép tế bào gốc đến từ đâu?

Những tế bào gốc được chọn sử dụng trong quá trình cấy ghép có thể sẽ đến từ 3 nguồn:

  • Từ tủy xương.
  • Từ máu ngoại vi.
  • Từ máu ở cuống rốn đã được thu thập l từ cuống rốn, nhau thai khi em bé vừa chào đời. Máu ở cuống rốn và nhau thai chứa lượng lớn tế bào gốc giúp tạo máu. Tế bào gốc lấy từ nguồn này sẽ được sàng lọc, trải qua quá trình đông lạnh và lưu trữ tại ngân hàng tế bào gốc.
    Cấy tế bào tươi là gì năm 2024
    Phương pháp ghép tế bào gốc có thể sử dụng nguồn tế bào từ: tủy xương, máu ngoại vi, máu cuống rốn ở trẻ sơ sinh vừa chào đời

Việc sử dụng tế bào gốc đến từ nguồn nào đóng vai trò rất quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả điều trị của người bệnh. Tốt nhất nên cấy ghép tế bào gốc từ nguồn tự thân hoặc từ người thân có cùng huyết thống để có thể giảm thiểu khả năng tế bào bị đào thải gây nên nhiều tác dụng phụ bất lợi cho người bệnh.

Để được sử dụng cho quá trình cấy ghép tế bào gốc, tế bào gốc được sử dụng phải là tế bào khỏe mạnh, non trẻ, chưa từng chịu tác động từ môi trường hay tuổi tác như tế bào gốc từ mô và máu dây rốn của trẻ sơ sinh. Loại tế bào gốc này sẽ được lưu trữ đúng cách từ khi trẻ sơ sinh chào đời và trở thành công cụ đắc lực cho quá trình điều trị các bệnh lý nguy hiểm trong tương lai, cho cả người lưu mẫu hoặc người thân cùng huyết thống. Sự phát triển của công nghệ y học tái tạo ngày càng cao, giúp mở rộng cơ hội ứng dụng phương pháp ghép tế bào gốc trong điều trị (hay hỗ trợ điều trị) cho ngày càng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau.

Lợi ích của ghép tế bào gốc là gì?

Cấy ghép tế bào gốc có ý nghĩa rất lớn đối với y học nói chung và đối với người bệnh nói riêng. Phương pháp này góp phần rất lớn trong việc điều trị bệnh bằng cách thức:

  • Khôi phục tế bào sống trong tủy xương sau quá trình điều trị diệt tủy để loại bỏ tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh.
  • Thay thế các tế bào tủy xương bất thường bằng tủy xương bình thường tại các rối loạn huyết học lành tính.

Có thể thấy rằng, nhờ có phương pháp ghép tế bào gốc mà các tế bào mắc bệnh có thể được thay thế bằng tế bào khỏe mạnh. Ngoài ra, tế bào gốc cũng có thể được phát triển thành các loại tế bào khác nhau như tế bào cơ tim, tế bào thần kinh, máu,… và những tế bào được hình thành sau này sẽ được sử dụng cho mục đích tái tạo mô bệnh trong cơ thể con người. Đây chính là tin vui cho những ai mắc các bệnh lý tim, đột quỵ, viêm xương khớp, bỏng, tiểu đường tuýp I, Alzheimer, xơ cứng teo một bên cơ,…

Cấy tế bào tươi là gì năm 2024
Cấy ghép tế bào gốc có ý nghĩa rất lớn đối với y học

Các phương thức cấy ghép tế bào gốc

Ghép tế bào gốc là quá trình đưa tế bào gốc đã được sàng lọc truyền vào cơ thể người bệnh thông qua đường ven tĩnh mạch. Khi các tế bào gốc này di chuyển vào cơ thể sẽ tiếp tục di chuyển về tủy xương và sẽ thay thế những tế bào đã bị tổn thương (hoặc bị phá hủy) do hóa/xạ trị. Có 3 phương thức: (2)

  • Cấy ghép tế bào gốc tự thân: Tế bào gốc được phân lập từ máu ngoại vi hoặc từ tủy xương của chính người bệnh.
  • Cấy ghép dị thân hay còn gọi là cấy ghép chéo: Tế bào gốc này được lấy từ người hiến tặng, người này có thể cùng hoặc không cùng huyết thống chỉ cần tế bào được sử dụng này tương thích với người bệnh được cấy ghép.
  • Cấy ghép đồng nguyên: Đây là quá trình cấy ghép tế bào gốc từ người anh/chị em sinh đôi của người bệnh.

Quy trình ghép tế bào gốc

Bước 1: Thu nhận mẫu tế bào gốc

Ở bước này, người bệnh hoặc người cho mẫu sẽ được bác sĩ tiêm một vài loại thuốc giúp thúc đẩy sự tăng sinh số lượng tế bào gốc. Bác sĩ sẽ thu nhận mẫu tế bào gốc này thông qua ống truyền tĩnh mạch hoặc thông qua catheter được đặt tại vein lớn ở ngực.

Thời gian thực hiện: Khoảng vài ngày tùy vào thể trạng của người bệnh (hoặc người cho mẫu).

Lưu ý: Người bệnh không cần ở lại bệnh viện trong suốt quá trình thực hiện bước thu nhận mẫu tế bào gốc.

Bước 2: Tiến hành cấy ghép tế bào gốc

Khi mẫu tế bào gốc đã được thu nhận, bác sĩ sẽ thông báo ngày thực hiện cấy ghép. Người bệnh sẽ trải qua quá trình điều trị (phác đồ chuẩn bị), ở bước này, các bác sĩ sẽ sử dụng hình thức hóa trị (có hoặc không có bức xạ) để tiến hành tiêu diệt tế bào ung thư.

Thời gian thực hiện: Quá trình có thể diễn ra từ 5 đến 10 ngày.

Lưu ý: Người bệnh cần phải lưu trú tại bệnh viện để tiến hành điều trị (khoảng 3 tuần). Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp người bệnh được bác sĩ cho phép đến mỗi ngày để điều trị thay vì lưu trú tại bệnh viện.

Bước 3: Nhận lại mẫu tế bào gốc

Bước này còn được gọi là thực hiện truyền tế bào gốc, kỹ thuật viên thực hiện sẽ truyền lại tế bào gốc vào máu của người bệnh thông qua catheter ghép.

Thời gian thực hiện: Dưới 30 phút/lần truyền và người bệnh cần phải truyền nhiều hơn 1 lần.

Bước 4: Phục hồi

Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh hoặc một vài loại thuốc khác. Một số trường hợp sẽ được chỉ định truyền thêm máu vào cơ thể.

Thời gian thực hiện: Người bệnh cần phải thực hiện giai đoạn này khoảng 2 tuần. Lúc này, người bệnh cần được bảo vệ khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng. Vì vậy, người thân khi ra vào phòng bệnh cần phải sát khuẩn sạch sẽ, mang khẩu trang, gang tay đầy đủ. Ngoài ra, người thân cũng không được mang thực phẩm trái cây tươi vào phòng bệnh vì đây có thể là nguyên nhân gây nên vi khuẩn, nấm mốc.

Tiên lượng tỷ lệ thành công của phương pháp ghép tế bào gốc

Tiên lượng tỷ lệ thành công ở nhóm cấy ghép tế bào gốc tự thân và tế bào gốc đồng loại khá cao. Cụ thể, tỷ lệ thành công cho phương thức cấy ghép tế bào gốc tự thân là khoảng 70% và cấy ghép tế bào gốc đồng loại là khoảng 63%.

Kết quả cấy ghép các tế bào gốc thành công ở nhóm lành tính chiếm tỷ lệ khoảng 90% và ở nhóm bệnh ác tính là 56,5%.

Đối với phương thức ghép tế bào gốc đồng loài, nhóm bệnh lành tính có tỷ lệ người bệnh với thời gian sống toàn bộ (OS) 3 năm chiếm tỷ lệ 83% và ở nhóm bệnh ác tính là 47%.

Thời gian sống không bệnh (DFS) là 3 năm sau cấy ghép tế bào đồng loại ở nhóm bệnh lành tính có tỷ lệ 73%, bệnh ác tính là 56%.

Nghiên cứu y khoa cho thấy tỷ lệ tái phát bệnh sau khi thực hiện phương pháp tế bào gốc 5 năm khoảng 40% và sau 7 năm là khoảng 70%.

Biến chứng cấy ghép tế bào gốc

Không thể phủ nhận những lợi ích mà cấy ghép tế bào gốc mang lại cho người bệnh. Tuy vậy, việc thực hiện phương pháp ghép tế bào gốc cũng có thể xảy ra các biến chứng không mong muốn. Chính vì thế, quá trình này vẫn là thách thức lớn cho bác sĩ và người bệnh.

Ở những tháng đầu tiên của quá trình phục hồi sau cấy ghép, người bệnh có thể cảm thấy suy nhược, mệt mỏi, kiệt sức. Ngoài ra cũng có thể kèm theo một số tác dụng phụ không mong muốn như: tâm trạng buồn bã, khẩu vị thay đổi, cảm cúm, buồn nôn,…

Cấy tế bào tươi là gì năm 2024
Sau cấy ghép tế bào gốc người bệnh có thể cảm thấy suy nhược, mệt mỏi

Người bệnh cần kiên nhẫn trong giai đoạn này vì cơ thể đang xây dựng hệ miễn dịch mới hoàn toàn nên cần thời gian để thích nghi. Đừng quá lo lắng vì bác sĩ sẽ luôn theo dõi và cập nhật tình trạng sức khỏe của người bệnh cấy ghép tế bào gốc chặt chẽ để ngăn chặn những nguy hiểm xảy ra một cách kịp thời.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sẽ gặp một vài tác dụng phụ khác tồn tại sau khi ghép tế bào gốc. Trong số đó có thể kể đến những tác dụng phụ của quá trình hóa/xạ trị liều cao gây nên.

Biến chứng từ quá trình cấy ghép tế bào gốc tự thân

Những biến chứng có thể xảy ra từ ghép tế bào gốc tự thân bao gồm:

  • Thiếu máu và xuất huyết
  • Nhiễm trùng sau quá trình cấy ghép
  • Bệnh lý phổi kẽ (viêm mô liên kết)
  • Gan bị tổn thương
  • Tổn thương vùng miệng, phổi, thực quản và một số cơ quan khác

Trong một vài trường hợp hiếm gặp người bệnh có khả năng gặp phải tình trạng vô sinh (nếu trải qua quá trình xạ trị toàn thân), đục thủy tinh thể, ung thư tái phát (thời gian tái phát có thể là khoảng 10 năm sau quá trình điều trị thành công đầu tiên).

Bác sĩ sẽ đưa ra các phương án để giải quyết các biến chứng này cho người bệnh sau cấy ghép tế bào gốc. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng thuốc kháng nấm/virus, kháng sinh có thể ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng do nấm/virus, vi khuẩn gây nên. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê toa cho người bệnh một số loại thuốc giúp thúc đẩy tốc độ phát triển của hệ miễn dịch mới.

Biến chứng của quá trình cấy ghép tế bào gốc dị thân

Biến chứng phổ biến của quá trình cấy ghép này chính là bệnh ghép chống chủ (GvHD). Bệnh lý này sẽ phát triển khi tế bào máu hình thành từ các tế bào gốc dị thân xem tế bào trong cơ thể bạn là vật thể lạ và bắt đầu tấn công chúng.

Bệnh ghép chống chủ chiếm tỉ lệ xảy ra khoảng 30 – 70% người nhận cấy ghép tế bào gốc từ người hiến. Thông thường bệnh sẽ không quá trầm trọng nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến đe dọa tính mạng của người bệnh.

Các triệu chứng phổ biến:

  • Phát ban, ngứa ngáy và bong tróc da
  • Rụng tóc kéo dài
  • Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, ói mửa)
  • Viêm gan (biểu hiện vàng da)
  • Tổn thương thực quản, miệng, phổi và những cơ quan khác

Độ tương thích giữa người hiến và người nhận tế bào gốc sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ phát sinh bệnh ghép chống chủ. Ngoài ra, quá trình hóa/xạ trị với phạm vi rộng trên toàn cơ thể cũng sẽ làm tăng nguy cơ gây ra bệnh ghép chống chủ.

Chi phí ghép tế bào gốc bao nhiêu tiền?

Phương pháp cấy ghép tế bào gốc được xem là “cuộc cách mạng” lớn trong y học. Đây là cách điều trị tối ưu giúp cho nhiều người bệnh mắc bệnh máu ác tính/lành tính có cơ hội tìm lại cuộc sống bình thường. Ghép tế bào gốc bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nguồn tế bào gốc, phương pháp thực hiện, tình trạng nhiễm trùng, khả năng xảy ra biến chứng,… của từng người bệnh. Nhìn chung, người bệnh có thể tham khảo khoảng chi phí ghép tế bào gốc như sau:

  • Chi phí ghép tế bào gốc tự thân: dao động từ 100 đến 200 triệu đồng
  • Chi phí ghép tế bào gốc đồng loài cùng huyết thống phù hợp: dao động từ 400 đến 600 triệu đồng
  • Chi phí ghép tế bào gốc từ máu dây rốn: dao động từ 600 đến dưới 900 triệu đồng
  • Chi phí ghép tế bào gốc nửa hòa hợp: dao động từ 600 đến 700 triệu đồng
  • Chi phí ghép tế bào gốc nửa hòa hợp kết hợp với tế bào gốc máu dây rốn khá cao, dao động từ 1 tỷ đến 1,2 tỷ đồng

Đồng thời có những trường hợp đặc biệt chi phí ghép tế bào gốc có thể cao hoặc thấp hơn chi phí tham khảo nêu trên.

Lưu ý, bảng giá dịch vụ trên đây là bảng giá tham khảo tại thời điểm cập nhật bài viết. Khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp bệnh viện để được tư vấn cụ thể về chi phí tại thời điểm khách hàng sử dụng dịch vụ.

Câu hỏi thường gặp về phương pháp ghép tế bào gốc

Cấy ghép tế bào gốc mất bao lâu?

Quá trình này sẽ mất khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, thời gian này đã bao gồm các khâu: chuẩn bị, tiến hành cấy ghép và kiểm tra sau quá trình phẫu thuật. Tổng thời gian thực hiện cấy ghép tế bào gốc có thể mất khoảng ít nhất vài tháng đối với những trường hợp người bệnh mắc ung thư máu.

Cấy tế bào tươi là gì năm 2024
Bệnh nhân ung thư máu sẽ trải qua quá trình cấy ghép tế bào gốc với khoảng thời gian ít nhất vài tháng

Ghép tế bào gốc có nguy hiểm không và ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?

Trong các trường hợp cấy ghép dị sinh có thể phát triển ra một số vấn đề quan trọng: bệnh ghép vật chủ. Vấn đề này có thể gây nên những tổn thương cho gan, ruột, các cơ quan khác. Ngoài ra, phương pháp ghép tế bào gốc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của người bệnh. Đa phần, người bệnh sẽ có tâm lý lo sợ, căng thẳng tột độ trước khi thực hiện cấy ghép. Thế nên, người bệnh nên giải tỏa bớt tâm lý trước khi thực hiện phẫu thuật điều trị bằng cách tâm sự với bạn bè, người thân.

Ai nên sử dụng phương pháp cấy ghép tế bào gốc?

Phương pháp này đang được áp dụng cho những người bệnh mắc bệnh: đa u tủy, bạch cầu, u nguyên bào thần kinh. (3)

Để biết thêm thông tin về dịch vụ lưu trữ tế bào gốc, quý khách hàng có thể liên hệ Trung tâm Tế bào gốc và Ngân hàng mô tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh:

Những thông tin chuẩn y khoa trên đây đã giải đáp các vấn đề: ghép tế bào gốc có nguy hiểm không, ghép tế bào gốc bao nhiêu tiền, những ai cần phải thực hiện phương pháp ghép tế bào gốc,… Nhìn chung, phương pháp cấy ghép tế bào gốc chính là bước tiến vượt trội trong y học. Kỹ thuật này đã giúp cứu sống rất nhiều người bệnh máu thể lành/ác tính. Để biết chính xác bản thân có cần thực hiện ghép tế bào gốc hay không, người bệnh hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín trong thời gian sớm nhất.