Cập nhật CCCD cho ngân hàng Agribank

Để làm rõ vấn đề, cần chia thành hai trường hợp như sau:

Thứ nhất: Nếu đổi CMND sang Căn cước công dân mã vạch

Rất nhiều người dân trước đây sử dụng CMND 09 số, khi đổi sang Căn cước công dân 12 số thì số đã thay đổi. Trong khi đó, giao dịch với ngân hàng trước đây sử dụng số CMND cũ, nay đổi sang số mới, làm phát sinh yêu cầu phải có xác nhận số CMND cũ.

Do đó, trước đây, Bộ Công an đã ban hành ra Thông tư 07/2016/TT-BCA (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 40/2019/TT-BCA) và quy định tại Điều 15 như sau: Nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan công an có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số CMND cho công dân.

Như vậy, người dân có thể sử dụng Giấy xác nhận số CMND để xuất trình khi làm các thủ tục, giao dịch có sử dụng số CMND cũ, trong đó có giao dịch với ngân hàng.

Bất cập lớn nhất của Giấy xác nhận số CMND ở chỗ đây chỉ là một mảnh giấy A4, rất dễ nhàu nát khi gấp bỏ trong ví hoặc gặp nước cũng dễ dàng hư hỏng. Do đó, rất bất tiện cho người dân khi cần bảo quản để sử dụng Giấy này lâu dài.

Riêng với trường hợp người dân sử dụng CMND 9 số vẫn còn rõ nét mà hết hạn hoặc có nhu cầu đổi sang Căn cước công dân, thì khi đi làm thủ tục, người dân sẽ được trả lại CMND cũ cắt góc. Người dân có thể sử dụng CMND cắt góc này để xác nhận, đối chiếu nếu giao dịch với ngân hàng trước đó sử dụng số CMND cũ. 

Đổi sang Căn cước, giao dịch ngân hàng ảnh hưởng gì không? (Ảnh minh họa)

Thứ hai: Nếu đổi CMND sang Căn cước công dân gắn chip

Mới đây, Bộ Công an đã ban hành ra Thông tư 59/2021/TT-BCA - có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021 hướng dẫn Luật Căn cước công dân, thay thế cho Thông tư 40/2019/TT-BCA.

Khoản 1 và khoản 2 Điều 12 của Thông tư này quy định như sau:

1. Mã QR code trên thẻ Căn cước công dân có lưu thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân của công dân thông qua việc quét mã QR code, không yêu cầu công dân phải cung cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân.

2. Trường hợp trong mã QR code trên thẻ Căn cước công dân không có thông tin về số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ cho công dân khi có yêu cầu.

Theo đó, người dân không cần phải xin Giấy xác nhận số CMND cũ và cũng không cần phải cung cấp Giấy này khi giao dịch với ngân hàng, mà chỉ cần xuất trình Căn cước công dân gắn chip, nhân viên ngân hàng sẽ quét mã QR trên thẻ Căn cước công dân, từ đó biết được thông tin về số CMND cũ.

Cũng theo Thông tư này, mọi CMND cũ khi đổi sang Căn cước công dân gắn chip sẽ bị thu hồi, thay vì được cắt góc và trả lại như trước đây (đối với trường hợp CMND còn rõ nét).

Như vậy, từ ngày 01/7/2021, người dân không cần có Giấy xác nhận số CMND cũng không cần CMND cắt góc để đối chiếu với số CMND cũ khi làm thủ tục với ngân hàng, bởi mã QR trên Căn cước công dân gắn chip đã lưu thông tin này.

Lưu ý, mặc dù Thông tư 59 được Bộ Công an ban hành ngày 15/5/2021 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2021 nhưng việc cấp Căn cước công dân gắn chip đã được triển khai từ ngày 01/01/2021. Ở nhiều địa phương đã không còn cấp Giấy xác nhận số CMND từ thời điểm này.

Kết luận: Nếu đổi từ CMND sang Căn cước công dân, giao dịch với ngân hàng về cơ bản không có ảnh hưởng gì. Trước đây, người dân có thể sử dụng Giấy xác nhận CMND hoặc CMND cắt góc; còn nếu đã đổi sang Căn cước công dân gắn chip thì nhân viên ngân hàng sẽ quét mã QR trên thẻ để đối chiếu CMND cũ.

Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192. 

>> Thẻ Căn cước công dân: 10 điều người dân nên biết 

>> 5 điểm mới khi làm Căn cước công dân gắn chip từ 1/7/2021

Việc thay đổi số CMND tài khoản ngân hàng đôi khi là nhu cầu rất cần thiết của bạn. Bên cạnh CMND hay CCCD thì số điện thoại cũng là nội dung mà nhiều người muốn thay đổi. Điều này cũng đơn giản nhưng bạn cần tham khảo thêm để biết chính xác cách thực hiện cụ thể.

Trong bài này chúng tôi sẽ viết tắt CMND (Chứng minh nhân dân) và CCCD (Căn cước công dân) nhé.

Số điện thoại đăng ký kèm theo lúc mở tài khoản ngân hàng. Đó là thông tin bắt buộc nhằm giúp ngân hàng liên hệ với chủ tài khoản khi cần thiết.

Khi nào cần đổi số điện thoại tài khoản ngân hàng?

Có một số trường hợp mà khách hàng cần thay đổi số điện thoại của tài khoản ngân hàng:

  • Khách hàng không dùng số điện thoại cũ mà trước đó đã dùng để đăng ký
  • Bị mất sim, mất điện thoại, chưa làm lại số điện thoại cũ
  • Muốn thay đổi số điện thoại đăng ký tài khoản, thẻ ATM theo nhu cầu riêng
  • Số điện thoại chuyển từ 11 số thành 10 số theo quy định chung

Việc đổi số điện thoại là cần thiết trong những tình huống này. Nó giúp bạn giao dịch ngân hàng không bị gián đoạn, không gặp các rắc rối liên quan đến bảo mật.

Cập nhật CCCD cho ngân hàng Agribank

Cách đổi số điện thoại tài khoản ngân hàng, thẻ ATM

Hiện nay hầu hết các hệ thống ngân hàng Agribank, Vietcombank, BIDV, Techcombank, MB, Vietinbank, Sacombank, ACB đã hỗ trợ khách hàng 2 cách đổi số điện thoại trong tài khoản ngân hàng.

1/ Đổi tại ngân hàng

Cách làm truyền thống này đơn giản nhất, ai cũng thực hiện được dễ dàng. Bạn hãy làm theo các bước sau:

  • Mang bản gốc CMND/ Căn cước/ hộ chiếu đến ngân hàng
  • Nhân viên giao dịch đối chiếu, xác nhận thông tin khớp với thông tin đăng ký
  • Bạn điền các nội dung cần thiết vào tờ khai theo mẫu của ngân hàng hiện hành
  • Sau khoảng 5 – 10 phút nhân viên giao dịch rà soát thông tin và thực hiện thay đổi, thì bạn đã hoàn tất yêu cầu của mình

Giấy đề nghị thay đổi thông tin tài khoản cá nhân được nhân viên cung cấp sẽ giúp bạn hoàn thành giao dịch theo hướng dẫn. Lưu ý: đến ngân hàng vào giờ hành chính. Nếu bạn quá bận rộn thì có thể thực hiện bằng cách thứ hai mà chúng tôi trình bày ngay sau đây.

Hình thức đổi số điện thoại tài khoản ngân hàng qua internet banking áp dụng với điều kiện:

Cập nhật CCCD cho ngân hàng Agribank

  • Khách hàng có tài khoản internet banking của ngân hàng đó
  • Ngân hàng này có cho phép đổi số điện thoại của tài khoản qua dịch vụ ngân hàng điện tử
  • Bạn sử dụng thiết bị thông minh có kết nối mạng

Cách thực hiện như sau:

1/ Truy cập internet banking của ngân hàng mà bạn làm thẻ, đăng nhập tài khoản

2/ Vào mục thay đổi thông tin liên lạc, đến chỗ thông tin đăng ký mới

3/ Nhập số điện thoại mới vào ô thích hợp, nhấn nút thực hiện

Sau đó hệ thống sẽ tự động cập nhật thông tin mới cho khách hàng một cách nhanh chóng.

Nếu cùng 1 tài khoản, bạn muốn đổi chủ sở hữu thì hầu hết là không thể. Và cùng 1 người nhưng bị mất CMND, đi làm thẻ mới thì số cũng không thay đổi nên không cần sửa thông tin trên tài khoản ngân hàng.

Vậy khi nào thì cần thay đổi số CMND cho tài khoản ngân hàng?

Trường hợp 1: theo quy định đổi CMND  thành CCCD

Có thể là tình huống nhà nước bắt buộc làm CCCD thay cho CMND trước đây. CCCD được gắn chip điện tử với  kho dữ liệu liên quan đến người sở hữu. Chúng gồm:

  • Hình ảnh
  • Thông tin cơ bản về bản thân
  • Dấu vân tay

Khi thay đổi CCCD ngân hàng bạn phải được hệ thống thông qua trực tiếp. Tức là bắt đầu từ lúc nhận được số CCCD, hãy báo ngay với ngân hàng để được thay đổi thông tin cho phù hợp. Nếu không, sau này các giao dịch của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Trường hợp 2: Đổi chủ sở hữu tài khoản

Tình huống thứ hai là đổi thông tin CMND của tài khoản từ người sở hữu này sang người sở hữu khác. Tuy nhiên bạn đừng hiểu nhầm là sang tên tài khoản hay mua bán tài khoản ngân hàng.

Điều này chỉ xảy ra đối với các doanh nghiệp. Ví dụ ban đầu một người nào đó được ủy quyền đứng tên cho tài khoản ngân hàng của công ty. Sau đó người này không làm ở vị trí đó nữa hoặc nghỉ việc. Thì công ty sẽ ủy quyền cho người khác đứng tên tài khoản.

Chẳng hạn khi bạn muốn Thay đổi chủ tài khoản Ngân hàng Vietcombank của một doanh nghiệp thì:

  • Cần giấy xác nhận ủy quyền của doanh nghiệp, tổ chức đối với người sở hữu thứ hai
  • Có chữ ký của lãnh đạo và người sở hữu ban đầu về việc chuyển nhượng

Khi thay đổi thông tin CMND tài khoản như vậy thì cần có giấy tờ chuyển nhượng hợp pháp. Tùy mỗi ngân hàng sẽ có quy định cụ thể khác nhau. Bạn cần tìm hiểu kỹ nếu có nhu cầu.

Trường hợp thứ 2 áp dụng cho đổi thẻ căn cước ngân hàng cũng tương tự như vậy. Doanh nghiệp hoặc người đứng tên sở hữu sau của tài khoản cần liên hệ ngân hàng để được tư vấn.

Riêng cách đổi số tài khoản ngân hàng thì bạn chỉ có thể mở tài khoản khác. Nếu vẫn dùng tài khoản cũ thì không thay đổi số được nhé.

Chúng ta sẽ tìm hiểu cách đổi số CMND tài khoản ngân hàng của một số ngân hàng phổ biến. Đầu tiên là thay đổi thông tin tài khoản ngân hàng Vietcombank.

  • Bạn mang CMND cũ và CMND/ CCCD mới đến chi nhánh ngân hàng Vietcombank
  • Yêu cầu nhân viên giao dịch hỗ trợ mục đích đổi thông tin CMND
  • Điền thông tin vào tờ khai theo mẫu ngân hàng, được lấy ở quầy giao dịch
  • Nộp lại cho nhân viên và chờ vài phút sẽ có thông báo thực hiện thành công
Cập nhật CCCD cho ngân hàng Agribank
Cách thay đổi số điện thoại, CMND, căn cước CCCD trong tài khoản, thẻ ngân hàng

Lưu ý: nếu bạn không có CMND cũ vì bị mất hay rách, hư hỏng, thì cần có giấy tờ chứng minh là đã thay đổi CMND/ CCCD mới. Giấy tờ đó phải có xác nhận của địa phương nơi bạn làm CMND/ CCCD.

Những lần giao dịch tới, bạn chỉ cần mang giấy tờ mới để thực hiện, không còn liên quan đến CMND cũ nữa. Còn việc thay đổi số tài khoản ngân hàng Vietcombank thì như đã nói, không thể được.

Thay đổi CMND tài khoản Vietinbank, Agribank, MBBank,…

Cũng tương tự như đổi CMND tài khoản Vietcombank thì bạn muốn đối với tài khoản ngân hàng khác đều thực hiện như vậy:

  • Đổi số CMND trong tài khoản ngân hàng VietinBank
  • Đổi số CMND tài khoản ngân hàng Agribank
  • Thay đổi số CMND trong tài khoản ngân hàng MBBank

Việc thay đổi thông tin tài khoản ngân hàng Agribank hay các ngân hàng khác đều có thể thực hiện ở phòng giao dịch tương ứng. Ngoài ra nhiều ngân hàng đã triển khai thay đổi thông tin khách hàng trên internet.

Nó rất thuận lợi cho khách hàng trong thời buổi bận rộn hiện nay. Đặc biệt giữa thời điểm dịch bệnh hạn chế ra ngoài thì mọi người nên làm trên website cho tiện.

4.Đổi số CMND có ảnh hưởng thẻ ATM không?

Thẻ ATM vật lý chỉ là một hình thức đại diện cho tài khoản ngân hàng để giao dịch. Trong vấn đề đổi thông tin CMND hay CCCD thì nó không bị ảnh hưởng gì. Bạn vẫn cứ dùng thẻ để làm những thao tác bình thường như cũ.

Bên cạnh đó, các nội dung tài chính dưới đây cũng không có gì thay đổi khi bạn chuyển đổi thông tin tài khoản ngân hàng cá nhân:

  • Gửi tiết kiệm
  • Vay trả góp ngân hàng
  • Thanh toán hóa đơn, mua sắm
  • Giao dịch kiều hối

Nói thêm về kiều hối, khách hàng giao dịch bằng mã số của công ty kiều hối cấp cho. Vì thế nó cũng không liên quan hay bị ảnh hưởng gì bởi số CMND/ căn cước của bạn.

Chẳng hạn, khi bạn thay đổi thông tin CMND Vietcombank thành công thì bạn có thể giao dịch lại như bình thường. Chỉ khác là định danh trong tài khoản đó thay đổi, nhưng nó không liên quan đến hiệu quả

Như vậy bạn có thể bắt đầu việc thay đổi số CMND tài khoản ngân hàng của mình. Về chủ đề thay đổi số CMND trên sổ Bảo hiểm xã hội thì chúng ta sẽ theo dõi ở topic tiếp theo.

Đề Xuất dành cho bạn

Cập nhật CCCD cho ngân hàng Agribank
>