Campaign marketing là làm gì?

là phương thức chính để kết nối với người tiêu dùng mục tiêu và thị trường nhằm củng cố vị trí, định vị thương hiệu và thu hút thêm khách hàng mới tiềm năng. 

1. Marketing campaign là gì?

Marketing campaign (chiến dịch tiếp thị) là tổng hợp các hoạt động trong quá trình bán và quảng bá một sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. Trong một Marketing campaign, doanh nghiệp có thể tổ chức quảng bá sản phẩm dịch vụ thông qua các ấn phẩm in, đài phát thanh, TV, bảng quảng cáo, biểu ngữ, triển lãm thương mại, hội nghị, trực tuyến và các loại phương tiện truyền thông khác.

Một số Marketing campaign có thể thực hiện trước khi sản phẩm hoặc dịch vụ được tạo thành. Các Marketers thực hiện nghiên cứu thị trường thông qua các cuộc phỏng vấn với một số người tiêu dùng hoặc công ty nhất định và nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ tương tự đã có trên thị trường. Tiến trình này nhằm xác định liệu có tiềm năng thị trường cho sản phẩm dịch vụ này hay không. Nếu có, mức giá tốt nhất sẽ là bao nhiêu.

Campaign marketing là làm gì?
marketing campaign

2. Mục tiêu của Marketing campaign 

Một Marketing campaign không phải là kết quả của một nguồn cảm hứng bất chợt. Nó cần được nung nấu, nghiên cứu kỹ lưỡng và đòi hỏi nhiều kế hoạch rõ ràng.

Trước khi bắt đầu hoặc tạo chiến dịch, Marketers cần hiểu đầy đủ về công ty hoặc sản phẩm dịch vụ trên thị trường. Và quan trọng là phải biết lý do tại sao bạn dự định chạy một chiến dịch. Thực hiện để đạt được mục tiêu gì? Dưới đây là danh sách một số mục tiêu cho một Marketing campaign:

  • Tăng doanh thu.
  • Tăng mức độ tương tác của thương hiệu với người tiêu dùng.
  • Quảng cáo hoặc tung ra một sản phẩm, dịch vụ mới.
  • Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu.
  • Tìm hiểu mong muốn của người tiêu dùng, ghi nhận phản hồi của khách hàng hoặc người tiêu dùng trên thị trường.
  • Giảm bớt tác động của những tin tức xấu.
  • Tìm kiếm nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

3. Các thành phần chính của Marketing Campaign

Marketing Campaign được xây dựng dựa trên mô hình Marketing Mix 4P: Sản phẩm (Product), giá cả (Price), kênh phân phối (Places) và xúc tiến hỗn hợp (Promotion).

Đọc thêm: 

  • Marketing 4P là gì? Cẩm nang Marketing dành cho người mới
  • Marketing mix là gì? So sánh sự khác biệt giữa mô hình 4P và 7P

3.1. Sản phẩm (Product)

Sản phẩm là sự phối hợp giữa hàng hoá vật chất và dịch vụ đi kèm cung ứng cho thị trường mục tiêu. Sản phẩm là nguồn sống của doanh nghiệp, tồn tại dưới dạng vô hình (dịch vụ) hoặc hữu hình. Nhà quản trị Marketing phải thông qua các quyết định về: chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã, cấp chất lượng, nhãn hiệu, bao gói và dịch vụ đi kèm. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng chiến dịch Marketing sản phẩm là: định vị thương hiệu, xây dựng sự tin tưởng trong lòng khách hàng mục tiêu và củng cố vị thế trên thị trường.

3.2. Giá (Price)

Sau quyết định về sản phẩm, Marketer phải quan tâm những quyết định về giá bán. Giá là lượng tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu hoặc sử dụng sản phẩm. Giá là yếu tố vô cùng nhạy cảm trong một Marketing campaign.

Mức giá cụ thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố và tình huống khác nhau. Ngoài mức giá của sản phẩm dịch vụ, công ty có thể phải đưa ra quyết định về: mức chiết khấu, giảm giá, thời hạn thanh toán, hình thức thanh toán và điều kiện tín dụng.

3.3. Kênh phân phối (Place)

Sau khi đã xác định được mức giá cho sản phẩm, doanh nghiệp cần xác định kênh phân phối phù hợp để khách hàng có thể tiếp cận và mua bán sản phẩm dịch vụ thuận lợi nhất. Kênh phân phối là con đường đi của sản phẩm từ công ty hoặc nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng và mọi hoạt động khác nhằm đảm bảo cho sản phẩm của công ty luôn sẵn sàng khi khách hàng cần đến.

Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, hình thức phân phối cũng được mở rộng và phong phú hơn so với kênh phân phối truyền thống. Nhà bán hàng, đại lý cần quan tâm với những câu hỏi như: Nên bán hàng online, mở cửa hàng hay phân phối tới các đại lý, siêu thị?

3.4. Xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

Xúc tiến hỗn hợp bao gồm các hoạt động liên quan đến việc cung cấp thông tin về những ưu việt của sản phẩm tới khách hàng mục tiêu để thuyết phục họ mua sản phẩm của công ty. Các hoạt động này có mục đích chính là thúc đẩy hành vi mua hàng của người tiêu dùng. 

Campaign marketing là làm gì?
Marketing Campaign

Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp được thực hiện thông qua các phương thức chủ yếu sau: 

  • Quảng cáo
  • Bán hàng cá nhân
  • Khuyến mãi
  • Quan hệ công chúng 
  • Marketing trực tiếp 

4. Quy trình xây dựng Marketing Campaign thành công

4.1. Xây dựng Marketing campaign phù hợp với kế hoạch Marketing tổng thể

Sau khi nghiên cứu kế hoạch Marketing tổng thể, doanh nghiệp có thể đưa ra kết luận về thị trường mục tiêu và phương thức truyền tải thông điệp cho Marketing campaign một cách hiệu quả nhất.

4.2. Thiết lập mục tiêu và KPI của Marketing campaign 

Xác định đúng mục tiêu là việc vô cùng quan trọng cho mỗi chiến dịch. Với KPI, các Marketers cần quan tâm đến các tham số Marketing. Đầu tiên, thời gian là tham số phổ biến nhất cần được đưa vào khi chiến dịch tiếp thị. Tiếp theo là tài chính, mức độ tiếp cận, và quan trọng nhất doanh thu sau chiến dịch.

Mức độ hiệu quả của một Marketing campaign có thể đo lường như sau:

y Mục tiêu đạt được + Thời gian thực hiện chiến dịch

4.3. Hoạch định ngân sách

Quy mô và thời gian thực hiện Marketing campaign doanh nghiệp chọn ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách Marketing. Doanh nghiệp không cần thiết phải tạo ngân sách lớn, tuy nhiên cần lên kế hoạch chi tiêu chặt chẽ. Trong bối cảnh Marketing phát triển cùng những xu hướng Marketing hiện đại, các Agency Marketing xuất hiện như một giải pháp cho doanh nghiệp. Nhiều trường hợp làm việc cùng Agency là cách doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách.

Đọc thêm: Marketing Agency là gì? Top 5 Marketing Agency mới nhất 2022

4.4. Lựa chọn hệ thống kênh truyền thông phù hợp

Hệ thống kênh truyền thông là vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm ở bước này. Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp vô cùng quan trọng. Tuỳ đặc điểm từng loại sản phẩm cần có kênh tiếp thị khác nhau giúp đạt được hiệu quả tốt nhất. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp cần hiểu rõ sản phẩm dịch vụ cũng như mục tiêu Marketing tổng thể.

4.5. Xây dựng timeline thiết thực và cụ thể 

Sau khi lựa chọn hệ thống kênh triển khai, doanh nghiệp cần có một kế hoạch chính xác những việc cần làm và mốc thời gian hoàn thiện cụ thể. Việc xây dựng timeline khoa học giúp cung cấp cho Marketers căn cứ để đánh giá sự thành công của chiến dịch.

4.6. Thực thi và vận hành chiến dịch

Khi đã xây dựng được timeline, bước tiếp theo doanh nghiệp cần gia hạn hoàn thành những công việc đó. Điều này giữ kế hoạch được triển khai kịp thời, không bị trì hoãn và giúp chiến dịch trở nên hiệu quả hơn. Khi chạy Marketing campaign, bạn cần có phương án xử lý và khắc phục những trường hợp xấu xảy ra.

4.7. Đo lường kết quả

Bất cứ chiến dịch nào cũng cần đề ra tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chiến dịch. Để biết chiến dịch có hiệu quả hay không, hãy thường xuyên thực hiện đánh giá và đo lường. Bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu để tạo ra nhiều. Campaign hiệu quả hơn nữa trong tương lai đấy!

4.8. Điều chỉnh và lặp lại trong trường hợp cần thiết 

Sau khi đánh giá thành công hay thất bại, doanh nghiệp có thể quyết định tiếp tục hay dừng chiến dịch trong tương lai. Hoặc điều chỉnh lại phương án để giúp chiến dịch hoàn thiện hơn.

5. Kết luận về Marketing campaign 

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, để tồn tại, các doanh nghiệp phải thường xuyên xây dựng Marketing campaign ấn tượng tới khách hàng mục tiêu. Mong rằng bài viết của CleverAds Blog sẽ đem lại kiến thức hữu ích về Marketing campaign dành cho bạn.

CleverAds trực thuộc Clever Group, với gần 15 năm kinh nghiệm, luôn là nơi để các doanh nghiệp đặt trọn niềm tin: đưa sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp phủ sóng rộng khắp đến các khách hàng mục tiêu.

Campaign truyền thông là gì?

Campaign dịch sang Tiếng Việt “chiến dịch”. Campaign marketing mang ý nghĩa chiến dịch tiếp thị quảng cáo sản phẩm thông qua các phương tiện khác nhau, bao gồm truyền hình, đài phát thanh, in và nền tảng trực tuyến. Chiến dịch truyền thông chính yếu tố quyết định sự thành bại của một thương hiệu.

Campaign gồm những gì?

Sau đây là 6 loại hình Campaign được các Marketer sử dụng nhiều nhất..
3.1. Advertising Campaign. ... .
3.2. Marketing campaign. ... .
3.3. Creative Campaign. ... .
3.4. Viral Campaign. ... .
3.5. IMC Campaign. ... .
3.6. SEM Campaign..

Campaign Analysis là gì?

giải pháp giúp theo dõi, đo lường và phân tích chiến dịch truyền thông mạng xã hội để thương hiệu đạt được hiệu quả kết nối cao nhất với người dùng. Campaign Analysis cho phép thương hiệu theo dõi cả quá trình, từ lúc lên kế hoạch cho đến kết thúc chiến dịch.

TV campaign là gì?

TVC Campaign TVC viết tắt cho Television Commercials, một dạng quảng cáo bằng hình ảnh hoặc video để quảng bá cho một sản phẩm, dịch vụ hoặc sự kiện của một thương hiệu, nhãn hàng nào đó. TVC tại thường có sự góp mặt của rất nhiều Celebrity & KOL để làm diễn viên đóng chính.