Cách xác định nhu cầu thị trường

Bài  học đầu tiên của bạn trước khi mở cánh cửa bước vào thế giới kinh doanh  là tránh mắc sai lầm ngay từ khi lập kế hoạch nghiên cứu và tìm hiểu  thị trường. Khởi đầu cho một kế hoạch kinh doanh, cũng có một chút gì đó  giống như khi mua một chiếc ô-tô: bạn cần phải tiến hành một vài  nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định dứt khoát.





Cách nghiên cứu thị trường khi bắt tay vào kinh doanh

Đầu  tiên, hãy tìm hiểu xem liệu trên thị trường có nhu cầu cho sản phẩm hay  dịch vụ của bạn không? Hãy thực hiện một phép phân tích tính cạnh  tranh, tìm một địa điểm để mở cửa hàng và thiết lập một kế hoạch khác  biệt hóa để chào bán sản phẩm/dịch vụ đó.

Tuy  nhiên, trước khi quyết định đầu tư vào một nghiên cứu thị trường một  cách chuyên nghiệp, bạn nên dành thời gian để thu thập các thông tin có  sẵn được cung cấp miễn phí trên mạng Internet. Các trang web của các bộ,  ngành hoặc cơ quan chính phủ, các hiệp hội doanh nghiệp hoặc các tổ  chức phi chính phủ thường có rất nhiều thông tin và rất dễ dàng tiếp  cận.

Ngoài ra, bạn có thể nghiên cứu thị trường bằng các phương  pháp của riêng như tiến hành những cuộc khảo sát sử dụng bảng câu hỏi  hoặc những buổi phỏng vấn ngắn. Việc này sẽ giúp bạn hiểu biết chi tiết  về lĩnh vực riêng biệt của thị trường mà bạn muốn tham gia vào.

Nếu  bạn làm tất cả những việc này với một sự cố gắng và cần cù, thì đó  chính là sự khác biệt giữa thành công và thất bại và bạn không mất một  đồng chi phí nào cả.

Song  muốn việc nghiên cứu thị trường trở thành một công cụ có ích cho quá  trình kinh doanh sau này, bạn cần phải nắm chắc các khái niệm và ý tưởng  kinh doanh. Khi đã có trong đầu khái niệm và ý tưởng rồi, sau đó bạn  mới xác định liệu có thể biến ý tưởng đó thành hiện thực hay không? Để  làm được điều này, bạn cần phải đặt một số câu hỏi như sau:

1. Thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn đã bão hòa chưa?  Ví dụ thành phố này có thực sự cần thêm một cửa hàng kinh doanh phần  cứng máy tính hay một cửa hiệu bán hoa không? Hàng năm trong thành phố  của bạn, mọi người đã tiêu tốn bao nhiêu tiền cho ngành công nghiệp mà  bạn định tham gia? Có khoảng trống nào để thâm nhập vào thị trường này  nữa không?

2. Những gì mà bạn sẽ đưa ra chào hàng có đáp ứng được nhu cầu của thị trường không?  Nếu như bạn đang nghĩ đến việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc hàng ngày  cho những chú chó hoặc triển khai một dịch vụ trực tuyến cho các nhà  kinh doanh thương mại, hay bất cứ một dịch vụ chăm sóc đặc biệt nào đó,  điều trước tiên, bạn cần phải xem xét là dịch vụ của bạn có thật sự quan  trọng và cần thiết đối với khách hàng không? Khách hàng sẽ như thế nào  nếu không có sản phẩm/dịch vụ của bạn?

3. Đối thủ cạnh tranh của bạn hiện đang làm gì?  Điều này rất quan trọng, bởi vì bỏ qua đối thủ cạnh tranh bạn sẽ không  biết được các mối đe doạ tiềm ẩn đến hoạt động kinh doanh của mình. Biết  được những thông tin về đối thủ sẽ đảm bảo cho bạn có vị trí vững chắc  trên thương trường. Bằng cách biết được những doanh nghiệp khác đang làm  gì, bạn có thể chắc chắn rằng giá cả bạn đưa ra là hợp l‎ý sản phẩm của bạn thu hút khách hàng.

Nghiên  cứu đối thủ cạnh tranh có nghĩa là tìm hiểu xem họ là ai và sự khác  biệt giữa hoạt động kinh doanh của họ với ý tưởng kinh doanh của bạn. Từ  đó tìm cách đưa ra các sản phẩm/dịch vụ nổi bật hơn và để làm được điều  này, bạn cần phải lợi dụng các điểm yếu của đối thủ cạnh tranh của  mình.


Để có thể nhìn nhận vấn đề một cách có hệ thống từ những thông tin thu thập được, bạn phải sắp xếp chúng theo ba loại sau đây:


-các điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh so với bạn;

-những lợi thế của bạn so với đối thủ cạnh tranh;


-những điểm giống nhau giữa bạn và họ.


4. Bạn có thể với tới các khách hàng mục tiêu hay không?  Bạn cần biết những thông tin về khách hàng như giới tính, tuổi, nghề  nghiệp, thu nhập, lối sống, thái độ và tầng lớp xã hội của họ.

Và khi đã xác định được đâu là khách hàng mục tiêu, bạn cần phải biết:

-họ là những ai, điều gì sẽ thu hút và hấp dẫn họ;

-số lượng người sẽ nằm trong nhóm này;

-sở thích tiêu dùng của họ thế nào;

-họ đi mua hàng lúc nào và ở đâu.

Ví  dụ, nếu bạn có ý định bán sản phẩm của mình cho các đối tượng khách  hàng là người về hưu, già cả, bạn nên tìm hiểu xem số lượng loại người  này trong thành phố của bạn là bao nhiêu, thu nhập của họ sau khi nộp  thuế và đóng bảo hiểm là bao nhiêu?...

Một  khi, bạn đã chắc chắn về ý tưởng kinh doanh của mình, hãy đào sâu  nghiên cứu nó. Nguồn thông tin và thể loại thông tin tốt nhất mà bạn có  thể thu thập phụ thuộc vào từng dạng kinh doanh khác nhau và trong từng  hoàn cảnh cụ thể. Tựu chung lại, nó có thể bao gồm:

- Thông tin thương mại:  ví dụ các Hiệp hội kinh doanh thương mại có thể là kênh thông tin trực  tiếp mà bạn đang tìm kiếm. Các loại thông tin thương mại khác cũng có  thể được tìm thấy ở trong sách và báo chí đã xuất bản dưới dạng in hoặc  trực tuyến. Thậm chí, bạn cũng có thể thu nhận rất nhiều thông tin có  ích khi đi thăm các gian hàng của một hội chợ thương mại.

- Các dữ liệu về kinh tế hoặc nhân khẩu học:  nếu bạn ở nước Mỹ, thì các trung tâm nghiên cứu dữ liệu và kinh tế quốc  gia là nơi có thể cung cấp các số liệu mà bạn cần về phạm vi tuổi tác,  thu nhập của các tầng lớp trong xã hội, số lượng các loại hình doanh  doanh theo khu vực địa lý và tổng lượng bán hàng đối với chủng loại sản  phẩm/dịch vụ mà bạn định đưa vào kinh doanh. Ngoài ra, những người quản  lý tại các thư viện lớn có thể chỉ ra cho bạn nơi cất giữ những cơ sở dữ  liệu đặc biệt mà bạn cần hiện có trong thư viện của họ.

- Thông tin từ các nhóm và hiệp hội kinh doanh:  Phòng Công nghiệp và thương mại tại địa phương có thể giúp bạn tìm kiếm  những thông tin mà bạn cần. Bạn cũng có thể thử tìm kiếm sự giúp đỡ của  Trung tâm phát triển kinh doanh vừa và nhỏ được chính phủ tài trợ để hỗ  trợ các doanh nghiệp và chủ kinh doanh nhỏ.

- Thông tin từ các trường đại học tại địa phương:  thỉnh thoảng, các giáo sư tại các trường kinh doanh cũng hay yêu cầu  các sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường tiến hành các nghiên cứu có tính  khả thi về thị trường để lấy các chứng chỉ tốt nghiệp khóa học. Vì vậy,  rất có thể đó cũng là nguồn thông tin có ích cho bạn.

- Thông tin từ các đối thủ cạnh tranh tại địa phương:  Nếu bạn đang định bắt đầu kinh doanh tại địa phương nào đó, hãy tìm các  cửa hàng của các đối thủ cạnh tranh và thử tìm kiếm các website bán  hàng của họ. Hoặc tìm hiểu một công việc kinh doanh tương tự trong một  thành phố cũng tương tự như nơi mà bạn sẽ bắt đầu kinh doanh để gặp gỡ  và trò truyện với những người chủ sở hữu nó. Điều này sẽ giúp bạn biết  lý do tại sao họ bán sản phẩm/dịch vụ đó và những thuận lợi, khó khăn  trong quá trình thâm nhập thị trường và thu hút khách hàng. Đó sẽ là  những kinh nghiệm quý báu đối với bạn.

- Thông tin từ các khách hàng tiềm năng:  Đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn cần lấy thông tin không phải là  bạn bè và những người thân trong gia đình bạn, vì có như thế bạn mới có  cơ hội để nghe được sự thật từ họ. Đó là những thông tin giá trị về các  mong muốn, sở thích của họ đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Nghiên  cứu và tìm kiếm thông tin về thị trường là yếu tố sống còn để đảm bảo  cho ý tưởng kinh doanh của bạn trở thành hiện thực. Nhiều người gặp trục  trặc bởi vì họ không dành đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu về ý  tưởng kinh doanh và tính khả thi của nó trên thị trường. Việc có đầy đủ  thông tin và những nghiên cứu thích hợp về thị trường sẽ là bước khởi  đầu tốt đẹp cho những ai mới bắt tay vào kinh doanh.


Các phương pháp nghiên cứu thị trường  

Hoạt động  kinh doanh của công ty bạn có đang trên đà phát triển không? Các sản  phẩm hay dịch vụ của bạn có làm hài lòng khách hàng không? Doanh thu của  bạn có ngày một tăng cao không? Nếu bạn trả lời "Có" cho những câu hỏi  này thì công việc kinh doanh của bạn thật khả quan.

Nhưng bạn đừng chủ quan hy vọng rằng thời kỳ tốt đẹp đó sẽ kéo dài mãi vì thị hiếu, nhu cầu của khách hàng sẽ thay đổi theo thời gian. Các đối thủ cạnh tranh sẽ tìm cách thu hút khách hàng bằng những sản phẩm, dịch vụ mới, hoặc khách hàng sẽ nhận ra những nhu cầu mới mà trước đó họ chưa nhận biết được.

Sự tồn tại và phát triển lâu dài của mọi hoạt động kinh doanh luôn bắt nguồn từ việc khai thác thành công các cơ hội thị trường mới. Những cơ hội này được nhận biết bằng cách lắng nghe và tìm hiểu. Lắng nghe và tìm hiểu là những kỹ năng tổ chức thiết yếu nhằm phân biệt người thắng kẻ bại. Đó là những gì công ty phải làm để hiểu khách hàng và đối thủ cạnh tranh, cũng như để xác định các cơ hội của thị trường.

Trước đây, việc tìm hiểu và lắng nghe là chức năng của marketing thông qua việc nghiên cứu thị trường chính thức và phân tích dữ liệu khách hàng. Nhưng ngày nay, việc này đã trở thành trách nhiệm chung của tất cả mọi cá nhân, mọi phòng ban. Khách hàng luôn thể hiện nhu cầu, thị hiếu, mong muốn, còn nhiệm vụ của tất cả mọi người là phải cố gắng nắm bắt những biểu hiện đó. Nghiên cứu thị trường chính thức chỉ là một trong nhiều cách để thực hiện công việc này. Nhân viên bán hàng tiếp xúc với khách hàng mỗi ngày và mỗi cuộc tiếp xúc ấy là một cơ hội để lắng nghe và tìm hiểu. Các nhà phát triển sản phẩm nói chuyện với những người sử dụng đầu tiên - những người thường thay đổi các sản phẩm quen thuộc để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của họ. Các nhân viên bảo hành lại có thể nắm bắt yêu cầu, nguyện vọng cũng như những điểm không hài lòng của khách hàng khi thực hiện dịch vụ bảo hành.

Chương này sẽ trình bày việc lắng nghe và tìm hiểu hiện hữu dưới nhiều hình thức khác nhau. Khó khăn ở đây là tạo ra một bức tranh có bố cục chặt chẽ từ nhiều mảng kiến thức rời rạc. Sự am hiểu khách hàng và hiểu biết thị trường như những mảnh nhỏ trong trò chơi ghép hình - nếu đứng biệt lập thì chúng sẽ trở nên vô nghĩa. Nhưng khi bạn ráp các mảnh này lại đúng cách thì bức tranh đầy đủ ý nghĩa sẽ hiện ra.

Nghiên cứu thị trường chính thức
Nghiên cứu thị trường đề cập đến việc thu thập và phân tích chính thức các dữ liệu bên ngoài có liên quan đến công việc kinh doanh của một công ty nhằm giúp công ty có thể đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả hơn. Theo Vincent Barabba và Gerald Zaltman thì nghiên cứu thị trường là: "quy trình lắng nghe tiếng nói của thị trường và chuyển tải thông tin về thị trường ấy vào công việc quản lý phù hợp". Nghiên cứu thị trường có thể đơn giản như đưa một thẻ góp ý cho khách hàng, hoặc phức tạp như một cuộc khảo sát mẫu trên toàn quốc đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ các câu hỏi khảo sát, kỹ thuật lấy ý kiến đến việc phân tích thống kê dữ liệu cuối cùng.

Có 6 phương pháp nghiên cứu thị trường chính thức sau:

+ Quan sát trực tiếp. Hãy quan sát những sản phẩm hay dịch vụ mà khách hàng đang mua và cách khách hàng sử dụng chúng. Hãy quan tâm đặc biệt đến những khó khăn mà khách hàng gặp phải khi dùng các sản phẩm và dịch vụ thông dụng. Những khó khăn này có thể đại diện cho các cơ hội thị trường. Nhân viên bán hàng là những người có điều kiện tốt nhất để nghiên cứu bằng phương pháp quan sát.

+ Thử nghiệm. Một công ty sản xuất thực phẩm đóng gói giới thiệu loại sản phẩm mới ở các mức giá khác nhau với các kích thước bao bì khác nhau và trưng bày mẫu trong một số cửa hàng được chọn. Sau đó, công ty sẽ ghi nhận phản ứng của khách hàng để điều chỉnh giá cả và kích thước bao bì phù hợp trước khi chính thức tung sản phẩm ra thị trường.

+ Thu thập và phân tích dữ liệu mua hàng. Sự phát triển của công nghệ thông tin và mã vạch đã giúp các công ty có thể lưu giữ thông tin về nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Chẳng hạn, bằng cách truy tìm dữ liệu bán hàng trên máy tính, một siêu thị có thể xác định chính xác và nhanh chóng mức độ ưa chuộng của khách hàng về các loại nước ngọt có gas. ScrubaDub - một hệ thống rửa xe ở Boston - đã lưu mã vạch xe của khách hàng để xác định tần số sử dụng, cũng như để có hình thức khuyến mãi cho khách hàng trung thành. Các công ty gửi thư trực tiếp như Lands" End lại đi một bước xa hơn khi khai thác cơ sở dữ liệu khách hàng nhằm xác định những khách hàng nào nên nhận catalog hay hàng cung cấp đặc biệt.

+ Nghiên cứu khảo sát. Các cuộc khảo sát được sử dụng để thăm dò ý kiến của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng thường xoay quanh các vấn đề: sự hài lòng, thị hiếu, phản đối về giá, kiến thức về sản phẩm và dịch vụ, v.v. Các cuộc khảo sát mẫu sẽ được tiến hành trên một nhóm khách hàng mẫu đại diện cho thị trường mục tiêu. Quy mô nhóm khách hàng mẫu càng lớn thì kết quả thu được càng chính xác và có độ tin cậy cao.

+ Các nhóm trọng điểm. Nhóm trọng điểm là một nhóm người được mời để thảo luận về sản phẩm, dịch vụ, nhận thức của họ về một công ty cụ thể, hoặc thậm chí là các vấn đề chính trị theo hướng dẫn của một người trung gian đã được đào tạo. Người trung gian này có thể hỏi các thành viên trong nhóm tập trung, chẳng hạn như: "Anh chị cảm thấy thế nào về việc giá xăng tăng?", "Anh chị nghĩ các nhà sản xuất xe hơi nên làm gì để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ việc tăng giá này?", "Nhà sản xuất xe hơi nào có nhiều khả năng nhất trong việc giải quyết hiệu quả vấn đề này?",

+ Phỏng vấn những khách hàng không hài lòng và bị mất quyền lợi. Khong ai mong muốn phải đón nhận những thông tin xấu cả, nhưng bạn có thể thu thập được nhiều thông tin từ việc phỏng vấn những khách hàng không hài lòng và bị mất quyền lợi hơn so với những người khác. Khách hàng tiềm năng có thể cho bạn biết họ muốn những gì, nhưng chưa có gì bảo đảm rằng họ sẽ bỏ tiền ra để mua sản phẩm đó. Những khách hàng hài lòng có thể cho bạn biết họ chờ đợi gì từ sản phẩm của bạn, nhưng bạn cũng đã dự đoán được điều này rồi. Trong khi đó, những khách hàng không hài lòng và mất quyền lợi có thể chỉ ra những điểm yếu, những gì không thỏa đáng của các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.

Bên cạnh đó, bạn có thể thu thập thêm nhiều dữ liệu thị trường thông qua các nguồn tài liệu phổ biến như các ấn bản của chính phủ, dữ liệu điều tra dân số, tạp chí thương mại, các buổi triển lãm thương mại và Internet. Những công ty nhỏ, nếu thiếu vốn để tổ chức một phòng nghiên cứu độc lập, có thể tận dụng những nguồn này. Tuy nhiên, với một số nghiên cứu đặc thù, công ty có thể phải mua các dịch vụ nghiên cứu hoặc, nếu cần phải tiến hành nghiên cứu theo yêu cầu riêng, công ty có thể thuê các nguồn lực bên ngoài để thực hiện theo một mức phí nhất định nào đó đã được hai bên nhất trí.


Cách xác định nhu cầu thị trường

Khách hàng của bạn là những con người thật sự. Nhu cầu, mối quan tâm  và động cơ của họ là động lực thay đổi liên tục trong môi trường này,  đồng thời, là kết quả của việc sa thải, cắt giảm ngân sách cũng như  những mối lo lắng chung khác về tình hình kinh tế.

Bây giờ, hơn lúc nào hết, bạn cần phải biết khách hàng của bạn nghĩ  gì hằng ngày, họ cần gì và họ muốn gì, điều gì khuyến khích họ, suy  thoái kinh tế ảnh hưởng đến họ như thế nào, và họ sẽ chuẩn bị mua những  gì khi giá cả tăng cao. Những hiểu biết trên là yếu tố quyết định giúp  bạn dự báo trước được cơn bão khủng hoảng kinh tế. Không những thế, nó  có thể dẫn bạn đi đến thành công khi cơn bão đi qua. Dưới đây là những  phương pháp nghiên cứu thị trường cơ bản.

Phương pháp 1: Sử dụng cộng đồng mạng để quan sát và thấu hiểu

Cộng đồng khách hàng trên mạng là nơi lý tưởng để lắng nghe tiếng nói  của người tiêu dùng. Tập hợp đủ thành viên thích thú với việc lướt web  và trò chuyện, và bạn sẽ có được những phán đoán tốt về các ý tưởng của  họ, mối quan tâm, nguyện vọng, động cơ của họ, và nhiều thứ khác nữa.

Hơn nữa, vượt xa hơn những cuộc chuyện trò không được cấu trúc sẵn  chính là sự dồi dào về khả năng để thấu hiểu người tiêu dùng và khám phá  nhu cầu thị trường. Nhiều thương vụ làm ăn đang khám phá việc tận dụng  các hoạt động trực tiếp như viết báo trực tuyến, bảng quảng cáo trực tuyến,  kỹ thuật truyền hình có thể bổ sung hoặc thậm chí thay thế những hoạt  động ngoại tuyến cho nhóm tốn kém nhiều thời gian, tiền bạc cũng như các  nghiên cứu về nhân khẩu học.
Nếu được kết hợp lại, những buổi thảo luận không được cấu trúc (mạng xã  hội) và những hoạt động trực tiếp (thu thập thông tin) cung cấp một cái  nhìn nhiều màu sắc hơn và hoàn thiện hơn về người tiêu dùng. Và bạn có  thể khai thác cái nhìn này bất cứ khi nào bạn cần, với câu trả lời và  hiểu biết gần như ngay lập tức.

Phương pháp 2: sử dụng cộng đồng để nảy sinh ra ý tưởng mới

Người tiêu dùng có thể là một nguồn tài nguyên ý tưởng vô tận. Ngày  càng nhiều công ty đang bắt đầu khai thác những nguồn tài nguyên mới này  bằng cách thực hiện Marketing, nghiên cứu và phát triển, quản lý sản  phẩm, và quá trình cải tiến để tạo ra một điểm đến cho những ý tưởng từ  ngoài tổ chức. Cộng đồng mạng đưa ra một kênh hoàn hảo (và hiệu quả về  chi phí) để nắm bắt các ý tưởng.

Việc phát sinh ý tưởng đạt hiệu quả cao trong các phiên thảo luận  mang tính chất chuyên môn được thiết kế đặc biệt cho việc động não, thảo  luận đám đông hay lập ý tưởng chuyên môn. Những phiên thảo luận trực  tuyến này có thể thay thế cho những chiến lược tìm kiếm ý tưởng hay bổ  sung chúng bằng cách đem đến một diễn đàn để các cuộc thảo luận mở đầu  hoặc tiếp tục, cho phép người tham dự nghiên cứu sâu về những chủ đề có  liên quan đến công việc kinh doanh.

Những ý tưởng có thể cũng xuất hiện tự nhiên hơn một cách liên tục.  Công ty Clorox, đặt trụ sở tại Oakland, California, là một ví dụ điển  hình về giá trị của các ý tưởng được tạo ra bởi đám đông. Công ty đã sử  dụng cộng đồng mạng cho những sáng kiến mới cởi mở, để kiếm ý tưởng cho  các sản phẩm thân thiện với môi trường và hóa chất. Trong vòng vài tháng  sau khi cộng đồng mạng được mở ra, một thành viên đề nghị ý tưởng về  một dung môi thân thiện với môi trường hứa hẹn mang về đủ doanh thu để  trả cho các khoản đầu tư vào cộng đồng mạng.

Phương pháp 3: Sử dụng cộng đồng để dánh giá và chọn lọc ý tưởng

Tìm ra hàng trăm ý tưởng là một vấn đề. Còn một vấn đề khác là phải  nhận dạng, phát triển và chọn lọc những ý tưởng tốt nhất. Cộng đồng mạng  là môi trường lý tưởng giúp bạn thu nhặt và sắp xếp các ý tưởng, bởi vì  nó cho phép người tiêu dùng đánh giá: đặt sản phẩm mới và mẫu mã mới  trước mặt người tiêu dùng, nhìn xem cách họ phản ứng với từng mẫu quảng  cáo, thăm dò đánh giá của họ và thảo luận về những quan niệm về mẫu bao  bì mới của bạn.

Rally Software tại Boulder, Colo., là một ví dụ tốt về cách kết hợp  cộng đồng mạng với quá trình làm việc bên trong của công ty. Khách hàng  và những người phát triển phần mềm của Rally đóng góp khoảng 100 ý tưởng  sản phẩm mỗi tháng, đánh giá chúng và vì thế giúp Rally dẫn đầu. Những ý  tưởng tốt nhất được kết hợp lại trong hệ thống và quá trình phát triển  sản phẩm, đưa chúng vào quá trình sản xuất. Một khi những ý tưởng đó đã  được bổ sung dồi dào, Rally sẽ đưa nguyên mẫu được thiết kế quay ngược  lại cho cộng đồng kiểm tra và phản hồi.

Bằng cách sử dụng một cộng đồng mạng để đánh giá và chọn lọc những ý  tưởng, bạn có thể tập hợp nhiều phản hồi cho chất lượng cao, nhiều sản  phẩm sẵn sàng để tung ra thị trường hơn, trong khi làm cô đọng lại vòng  quay cải tiến và thời gian đưa ra thị trường ngắn hơn.

Phương pháp 4 :Đi theo tiếng nói của người tiêu dùng

Gắn bó với người tiêu dùng có thể đem đến cho bạn một lợi thế cạnh  tranh thực sự, đặc biệt trong những thời điểm nền kinh tế nhạy cảm.  Những điều kiện thay đổi nhanh chóng làm cho việc làm này trở nên thiết  yếu để duy trì một sự hiểu biết kịp thời về những thứ họ đang nói và  làm, hôm nay, ngày mai, hoặc tại ngay thời điểm này, nếu cần thiết.

Việc làm đó bổ sung những hành động nhanh chóng đúng thời điểm mà các  kỹ thuật nghiên cứu thị trường truyền thống mang lại cho chúng ta, cũng  đồng nghĩa với việc nuôi dưỡng sự đối thoại đang diễn ra và kích hoạt  một dòng ý tưởng mới.
Sử dụng cộng đồng khách hàng mạng đang nhanh chóng trở thành cách tốt  nhất để cải tiến và đoạt lấy thuận lợi của những cơ hội trong thị  trường. Và thời điểm để bắt đầu công việc này chẳng lúc nào chính xác  hơn hiện tại, trong một nền kinh tế đang suy thoái.



MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

5 cách tìm hiểu nhu cầu khách hàng


Cách xác định nhu cầu thị trường
















Hiểu rõ khách hàng giúp bạn cung cấp dịch vụ tốt hơn và xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu.

1. Lập profile sở thích khách hàng

Với phương pháp này, bạn sẽ nghiên cứu thói quen tiêu dùng của mọi  người để quyết định loại sản phẩm nào đang nằm trong thị hiếu đặc biệt.

Khi đó, nếu bạn tình cờ gặp một người mua rất nhiều sách, đồ dùng văn  phòng phẩm bạn có thể suy đoán người đó làm nghề giảng dạy và luôn  quan tâm tới các sản phẩm giáo dục.

2. Điều tra nhân khẩu

Các chuyên gia về phát triển kinh doanh nhấn mạnh tầm quan trọng của  sử dụng phương pháp điều tra nhân khẩu để hiểu rõ sản phẩm ưa thích của  một khách hàng cụ thể.

Thông qua phương pháp này, bạn có thể thu thập nhiều thông tin chi  tiết về người mua như địa chỉ, tình trạng hôn nhân, bằng cấp chứng chỉ  Từ đó, bạn sẽ xác định được những loại sản phẩm nào sẽ thuộc diện quan  tâm của khách hàng ấy.

3. Tìm hiểu tâm lý

Phương pháp này có thể nói cho bạn rất nhiều điều về một người bằng việc tìm hiểu động cơ tâm lý của họ.

Ví dụ, nếu bạn nhìn thấy một người lái chiếc BMW, mặc những bộ quần  áo thời thượng, dễ dàng để đoán ra họ thuộc tuýp người yêu thích những  biểu tượng khẳng định vị thế xã hội. Rõ ràng, nếu bạn muốn bán một chiếc  đồng hồ Armani, khách hàng sẽ là người thực sự muốn sản phẩm đó.

4. Giải mã phong cách sống

Nhờ phương pháp này, bạn hiểu được cách một người tận hưởng cuộc sống của mình thể hiện qua các thói quen, sở thích.

Ví dụ, nếu bạn gặp một người yêu thích đua xe, họ có thể có nhu cầu  lớn dành cho các sản phẩm xe hơi, xe phong cách cũng như phụ kiện cá  tính.

5. Định dạng nhóm khách hàng

Một người kiếm được khoản thu nhập hấp dẫn và làm việc cho công ty đa  quốc gia có thể say mê những trang phục đắt tiền, sử dụng laptop, PDA  và di động ở khắp nơi.

Phương pháp định dạng nhóm khách hàng giúp bạn tìm hiểu về tầng lớp  xã hội mà người ấy là một thành viên và điều đó ảnh hưởng tới lối sống  cũng như các lựa chọn tiêu dùng của họ như thế nào.

Bất kể ngành kinh doanh nào bạn đang theo đuổi, nắm bắt rõ nhu cầu  khách hàng tạo điều kiện phục vụ họ tốt hơn. Và kết quả thu được về lâu  dài chính là thành công kinh doanh của bạn.

Trong khi rất nhiều tập đoàn lớn đang tìm tòi, thử nghiệm những  phương pháp nghiên cứu khách hàng mới mẻ hơn, thì công ty bạn cũng chẳng  cần thiết phải bỏ ra một khoản kinh phí khổng lồ nếu bạn thử áp dụng  những phương pháp mới do chính bạn sáng tạo nên. Không ngừng tìm tòi và  tiếp cận những phương pháp nghiên cứu khách hàng mới sẽ giúp cho công ty  bạn tiến trước một bước trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ khác nhằm  chinh phục các Thượng đế.



Tiếp cận khách hàng mới như thế nào
Kỹ năng tiếp cận khách hàng tiềm năng
Kế hoạch kinh doanh cửa hàng thời trang cực hữu ích
Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm giúp bạn làm giàu nhanh chóng
Những bí quyết thuyết phục khách hàng
Cách gọi điện chăm sóc khách hàng khôn khéo nhất



(ST)