Cách về đối xứng trục

Đối xứng trục. Đối xứng tâm - Toán lớp 8

Học sinh trình bày được định nghĩa hai điểm, hình đối xứng qua một điểm, một đường thẳng. Vận dụng các tính chất về đối xứng trục và đối xứng tâm vào giải toán.

Cách về đối xứng trục
Xem video bài giảng này ở đây!

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài tập cơ bản

Chưa làm bài

Bạn chưa làm bài này

Bài tập với các dạng bài ở mức cơ bản để bạn làm quen và hiểu được nội dung này.

Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bài tập nâng cao

Chưa làm bài

Bạn chưa làm bài này

Dạng bài tập nâng cao với độ khó cao nhất, giúp bạn hiểu sâu hơn và tư duy mở rộng hơn.

Thưởng tối đa : 7 hạt dẻ

Lý thuyết đối xứng trục. Đối xứng tâm

I. Đối xứng trục

1. Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng

Hai điểm được gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó

\n<title></title>\n<title></title>

Quy ước: Nếu điểm B nằm trên đường thẳng d thì điểm đối xứng của B qua đường thẳng d cũng chính là điểm B.

2. Hai hình đối xứng qua đường thẳng

Định nghĩa: Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại.

Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hai hình đó.

\n<title></title>\n<title></title>

3. Hình có trục đối xứng

Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua đường thẳng d cũng thuộc hình H.

Ta nói rằng hình H có trục đối xứng.

Định lí: Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang đó.\n<title></title>\n<title></title>ABCDMN

II. Đối xứng tâm

1. Hai điểm đối xứng qua một điểm

Định nghĩa: Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua điểm I nếu I là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

\n<title></title>\n<title></title>

Hai điểm Avà Bgọi là hai điểm đối xứng với nhau qua điểm O.

2. Hai hình đối xứng qua một điểm

Định nghĩa: Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua điểm I nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm I và ngược lại.

\n<title></title>\n<title></title>

Điểm I gọi là tâm đối xứng của hai hình đó.

3. Hình có tâm đối xứng

Định nghĩa: Điểm I gọi là tâm đối xứng qua hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua điểm I cũng thuộc hình H.

Định lí: Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó.

\n<title></title>\n<title></title>ABCDO

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giải các bài tập trong SGK, hãy xem phần:
Giải bài tập SGK Toán 8 - Đối xứng trục