Cách nấu cháo ăn dặm cho be 4 tháng

Đây là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều bà mẹ, đặc biệt là các chị em sớm phải quay trở lại làm việc, không thể chăm con toàn thời gian. Các chuyên gia dinh dưỡng và cùng bác sĩ nhi khoa khuyến cáo trẻ sơ sinh cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để đảm bảo sức đề kháng và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Tuy nhiên từ 4-6 tháng tuổi khá nhiều bé đã có thể ăn dặm, bé có thể học ăn thêm một số loại thực phẩm ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Để xác định trẻ 4 tháng có được ăn dặm không, bố mẹ có thể cân nhắc một số biểu hiện cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm như:

•           Trẻ cứng cổ, giữ đầu thẳng và ổn định.

•           Bé đã ngồi vững hoặc ngồi được khi có sự hỗ trợ

•           Trẻ tập trung và bị thu hút khi thấy người lớn ăn

•           Ngay sau khi bú sữa trẻ vẫn đói

•           Trẻ luôn tóp tép miệng, đánh lưỡi qua hai bên

Nếu trẻ 4 tháng tuổi có những dấu hiệu trên và được sự tư vấn đồng ý của thầy thuốc nhi khoa, bé hoàn toàn bắt đầu hành trình ăn dặm.

Cách nấu cháo ăn dặm cho be 4 tháng

Cách nấu cháo ăn dặm cho be 4 tháng

Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm, tuy nhiên khá nhiều bé 4 tháng tuổi đã sẵn sàng học ăn dặm. (Ảnh minh họa)

Trẻ 4 tháng ăn được những gì?

Để giúp trẻ 4 tháng tuổi khởi đầu ăn dặm thuận lợi, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, tốt nhất khi bắt đầu tập ăn, mẹ nên cho con ăn bột ngọt sau đó mới chuyển sang ăn bột mặn. Vì bột ngọt có hương vị gần giống sữa mẹ nên các bé mới học ăn dặm sẽ thích thú và dễ thích nghi hơn.

Mẹ có thể chế biến bột ngọt ăn dặm cho bé 4 tháng bằng các loại bột tự xay, kết hợp với củ quả xay nhuyễn trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sau 1 thời gian 1-2 tháng, mẹ tiếp tục cho bé chuyển sang ăn bột mặn với các loại thực phẩm giàu đạm động vật như thịt, cá, trứng... để bổ sung nguồn dinh dưỡng đa dạng phù hợp với sự phát triển của trẻ.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều loại bột ăn dặm cho bé 4 tháng của Nhật hoặc của châu Âu được nhiều bà mẹ lựa chọn vì tính tiện lợi. Để chọn bột ăn dặm cho bé 4 tháng nào tốt, các mẹ cần tìm hiểu thật kỹ về thương hiệu sản phẩm, thành phần chế biến, giá trị dinh dưỡng cũng như cho bé ăn thử để tìm hiểu sở thích hoặc tìm thực phẩm gây dị ứng cho trẻ.

Trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa, liều lượng bao nhiêu?

Trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm chỉ mới là giai đoạn tập ăn, do vậy các mẹ không cần lo lắng về việc bé nhà mình ăn nhiều hay ít.

Bé chỉ cần ăn 1 bữa mỗi ngày. Liều lượng bột của mỗi bữa chỉ cần từ 1-3 thìa. Sau đó sẽ tăng dần về số lượng thức ăn và bữa ăn trong ngày tùy vào sự thích thú và hợp tác của trẻ trong bữa ăn.

Cách làm bột ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi

Cách nấu cháo ăn dặm cho be 4 tháng

Tự làm bột gạo ăn dặm cho bé rất đơn giản nhưng mẹ phải lưu ý trong khâu bảo quản bột (Ảnh minh họa)

Tùy vào phương pháp ăn dặm mà mẹ quyết định cho bé áp dụng chúng ta sẽ có những cách nấu bột ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi khác nhau. Dưới đây là một vài cách chế biến bột ăn dặm cho bé 4 tháng các mẹ có thể dễ dàng thực hiện, phù hợp với các bé mới học ăn dặm.

1. Cách làm bột gạo cho bé 4 tháng ăn dặm

Nguyên liệu:

+ 300 gram gạo tẻ quê ngon, hạt tròn to, thơm.

+ Máy xay thực phẩm

+ Rây lọc

Cách làm:

+ Bước 1: Cho vào gạo rổ nhặt bỏ và sàng sạch các trấu, sạn nếu có. Nếu được thì chọn chỗ sạch sẽ, có nắng to phơi gạo 2 ngày trước khi làm bột. Gạo để nấu bột cho trẻ mới ăn dặm chỉ nên dùng gạo tẻ để bé học ăn, không nên trộn thêm bất cứ loại hạt nào khác như gạo nếp, đậu xanh... vì trẻ chưa thể tiêu hóa được.

Cách nấu cháo ăn dặm cho be 4 tháng

+ Bước 2: Cho gạo vào máy xay thực phẩm để xay thật mịn. Xay gạo làm nhiều lần để đảm bảo khi nấu được bột mịn, nhuyễn. Nếu không thể xay tại nhà, mẹ có thể xay bột tại các cửa hàng xay bột chuyên nghiệp.

+ Bước 3: Sau khi xay gạo xong hoặc lấy gạo từ cửa hàng xay bột về, mẹ có dùng rây lọc để lọc sạch bột một lần nữa. Chia nhỏ bột đã xay vào các hộp nhỏ thủy tinh để tiện sử dụng đồng thời hạn chế bột tiếp xúc với không khí. Trẻ 4 tháng ăn dặm lượng ăn còn ít, do vậy mỗi lần làm bột ăn dặm cho bé, mẹ có thể làm nhiều 300 gram hoặc 500gram gạo, hết lại làm tiếp để luôn có bột mới thơm ngon cho bé.

Nếu các mẹ ngại chế biến bột gạo cho bé, có thể sử dụng bột ăn dặm mua sẵn ngoài hàng.

2. Bột gạo bí đỏ cho bé 4 tháng ăn dặm

Cách nấu cháo ăn dặm cho be 4 tháng

Bí đỏ rất dễ ăn, thơm ngọt lại giàu dinh dưỡng rất phù hợp để các bé mới ăn dặm làm quen. (Ảnh minh họa)

- Nguyên liệu: Bí đỏ: 10gr, bột gạo: 20gr, 1 thìa cà phê dầu ăn.

- Cách làm:

+Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái mỏng. Hấp chín bí đỏ rồi rây nhuyễn.

+Bước 2: Hòa tan 200 ml nước lạnh và 20 g bột gạo. Khuấy đều tay không được để bột gạo vón cục. Tiếp đó đổ bí đỏ vào cùng. Bắc nồi lên bếp, để lửa vừa, luôn tay quấy bột nếu không sẽ cháy bột.

+ Bước 3: Khi thấy bột thơm, sánh mịn, cho thêm 1 thìa dầu ăn rồi đổ bột ra bát.

3. Bột gạo sữa cho bé ăn dặm

- Nguyên liệu: 20 gram bột gạo (Bột mẹ tự xay hoặc bột ăn dặm cho bé 4 tháng hipp mua sẵn), 20 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.

- Cách làm:

+ Với bột ăn dặm mua sẵn, bột đã được làm chín. Do vậy, cho đủ 3 thìa bột với bao nhiêu ml sữa mẹ hoặc sữa công thức tùy theo khuyến nghị của nhà sản xuất, là các mẹ đã có một bát bột ngọt thơm ngon cho bé thưởng thức.

+ Với bột tự làm, mẹ cần nấu chín bột. Sau khi bột chín, đổ sữa mẹ hoặc sữa công thức vào bột gạo đã nấu, được hỗn hợp lỏng cho bé ăn.

4. Bột gạo thịt lợn và bông cải xanh

- Nguyên liệu: 10gr bột gạo, 20gr thịt lợn, 20gr bông cải xanh

- Cách nấu:

+ Bước 1: Bông cải xanh rửa sạch, xay nhuyễn

+ Bước 2: Thịt lợn xay nhuyễn và rồi khuấy đều với 30ml nước lạnh.

+ Bước 3: Hòa tan bột gạo với một chút nước để được bột lỏng không vón cục.

+ Bước 4: Đun chín nước thịt lợn, sau đổ đổ bột gạo vào khuấy đều đến khi bột chín. Cho 1 thìa cà phê dầu ăn vào bột rồi đổ ra bát cho bé ăn

5. Bột trứng cà rốt

– Nguyên liệu: 10gr bột gạo, 1/2 lòng đỏ trứng gà ,20gr cà rốt, 1 thìa cà phê dầu ăn

– Cách nấu:

+ Bước 1: Cà rốt rửa sạch, thái miếng đem hấp chín rồi rây nhuyễn.

+ Bước 2: Đánh đều lòng đỏ trứng gà.

+ Bước 3:  Hòa tan bột với nước, bắc nồi lên bếp, tiếp theo đổ lòng đỏ trứng gà, cà rốt vào khuấy đều nấu đến khi bột chín thì cho dầu ăn vào. Mẹ vừa thổi vừa cho bé ăn nóng bột trứng nếu không sẽ tanh.

6. Bột sữa bí đỏ

- Nguyên liệu: 20 gram bí đỏ, 20 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

- Cách làm:

Cách nấu cháo ăn dặm cho be 4 tháng

Cách nấu bột ăn dặm cho bé 4 tháng để có bát bột thơm ngon khá đơn giản phải không các mẹ (Ảnh minh họa)

+ Bước 1: Bí đỏ thái miếng đem luộc chín. Phần nước bí đỏ luộc, đổ ra 1 chén con. Bí đỏ sau khi luộc, rây nhuyễn.

+ Bước 2: Pha sữa công thức theo yêu cầu của nhà sản xuất. Hoặc hâm nóng sữa mẹ ở nhiệt độ 40 độ C. Đổ sữa vào bí đỏ nghiền nhuyễn, trộn đều rồi cho bé ăn. Sau khi ăn mẹ có thể cho bé 1 thìa nước bí đỏ luộc uống tráng miệng.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/cach-che-bien-bot-an-dam-cho-be-4-thang-c32a718693.htmlNguồn: http://khampha.vn/me-va-be/cach-che-bien-bot-an-dam-cho-be-4-thang-c32a718693.html

Theo Lan Hương (Tổng hợp) (Khám phá)

Cháo là món ăn phổ biến nhất trong giai đoạn ăn dặm. Khi mẹ chú ý cách nấu cháo cho bé ăn dặm sẽ giúp tạo ra những hương vị thơm ngon. Đồng thời mang đến cho bé yêu những thực đơn giàu dinh dưỡng.

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm là một chủ đề luôn “sốt sình sịch”. Làm sao để có được món cháo hấp dẫn nhưng vẫn theo đúng chuẩn dinh dưỡng cần thiết cho bé?Mẹ sẽ cần chú ý đến 4 điều quan trọng khi chế biến thực phẩm ăn dặm: Tỷ lệ gạo và nước khi nấu cháo, nguyên liệu như thế nào, cách nấu cháo cho bé ăn dặm tốt cho hệ tiêu hóa và cách bảo quản ra sao.

Tuỳ theo độ tuổi của bé mà bố mẹ cần thay đổi các bữa ăn cho phù hợp. Khi tới giai đoạn 6 tháng tuổi, bé bắt đầu tập ăn dặm với bột từ loãng đến đặc, lượng từ ít đến nhiều. Thời gian cho bé ăn bột kéo dài từ lúc bé 6 tháng đến lúc 8 tháng tuổi. Bố mẹ nên tập cho bé ăn bột bắt đầu từ bột có vị ngọt với các loại rau củ quả, sau đó tới bột có vị mặn hơn bằng cách bổ sung thêm thịt, cá, tôm.

Khi bé lớn dần, nhiều bố mẹ thắc mắc thời điểm khi nào cho bé ăn cháo là thích hợp, mấy tháng thì cho bé ăn cháo xay và khi nào cho bé ăn cháo hạt. Câu trả lời là nên bắt đầu cho bé chuyển sang giai đoạn ăn cháo từ 8 tháng tuổi, nghĩa là khi kết thúc giai đoạn ăn bột. Vào 8 tháng tuổi, một số bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, bé có thể tập nhai các loại thức ăn thô với kích thước nhỏ như hạt đậu.

>>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa đủ tiêu chuẩn?

Cháo xay nhuyễn chỉ là bước thăm dò khởi đầu để tập cho bé ăn cháo hạt. Vì vậy, bố mẹ chỉ nên cho bé ăn cháo xay nhuyễn trong 1 – 2 tháng để bé tập làm quen với thức ăn lợn cợn. Sang tháng thứ 10, khi bé đã ăn được kha khá, bố mẹ nên bắt đầu tập cho bé ăn cháo vỡ hạt cùng với những loại thực phẩm xay nhuyễn có độ thô nhất định. Cháo không nên chỉ nấu bằng nước hầm xương, vì như vậy sẽ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, mà bé cần ăn cả phần thịt, cá và rau củ. Bố mẹ nên hầm riêng một nồi cháo riêng. Mỗi bữa ăn của bé, cháo được múc ra và nấu chín từng bữa cùng với thịt, cá, rau củ, thêm dầu ăn cho đủ dưỡng chất.

Cách nấu cháo ăn dặm cho be 4 tháng
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm nhận đầy đủ dưỡng chất

Bác sĩ Nguyễn Minh Đức (Bệnh viện Việt Pháp) cho biết ông khá bất ngờ khi quan sát cháu thực hiện cách nấu cháo cho bé ăn dặm vì mắc nhiều sai lầm tai hại.

1. Đổ thêm nước lạnh khi đang ninh xương

Trong thịt, xương chứa nhiều protein và chất béo, khi đang đun nấu với nhiệt độ cao mà đổ thêm nước lạnh vào sẽ khiến các chất này nhanh chóng kết tủa.

Nó làm cho thịt, xương cũng khó nhừ, dinh dưỡng và mùi vị đều bị biến đổi và giảm chất lượng.

>>> Bạn có thể tham khảo: 6 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và đều mẹ nên áp dụng

2. Nêm nhiều gia vị khi con bắt đầu ăn dặm

Do lúc này thận trẻ còn non nên hạn chế gia vị ngay từ thời gian đầu là cần thiết. Vị mặn, ngọt tự nhiên trong thịt, rau củ là đủ dùng mà không hại bé. Tới giai đoạn 9-11 tháng, mẹ có thể nên nêm thêm một chút ít gia vị vào.

Nêm mắm, muối vào thức ăn sẽ khiến thận của trẻ phải làm việc quá sức gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.

Cách nấu cháo ăn dặm cho be 4 tháng
Thực hiện sai cách nấu cháo cho bé ăn dặm sẽ làm giảm chất lượng cháo

3. Khuấy đảo thức ăn trong nồi liên tục

Thực hiện sai cách nấu cháo cho bé ăn dặm như khuấy cháo liên tục sẽ làm đồ ăn dễ nát, nhũn và làm giảm giá trị dinh dưỡng. Hơn nữa, đồ nát quá sẽ khiến món ăn kém hấp dẫn, làm bé chán ghét và gây bất lợi cho sức khỏe của bé.

>>> Bạn có thể tham khảo: 6 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và đều mẹ nên áp dụng

Nếu các mẹ muốn thêm sữa vào các món cháo, súp, cho đồ ăn dặm của bé thêm phần béo, ngậy và giàu dinh dưỡng, hãy nhớ rằng không nên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần. Nó sẽ làm protein trong sữa bị phân rã và vitamin bị phá hủy.

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm tốt nhất trong trường hợp này là nên nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau trong nước trước. Sau đó mới đổ sữa vào, đun tiếp đến sôi và bắc ra ngay để bảo toàn lượng dinh dưỡng từ sữa cho bé.

Cách nấu cháo ăn dặm cho be 4 tháng
Nếu cho sữa và cháo của bé, mẹ không nên nấu sôi nhiều lần làm mất chất dinh dưỡng

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé theo tỷ lệ gạo – nước

Tỷ lệ gạo và nước sẽ tạo ra cháo loãng hay đặc. Ở thời điểm bắt đầu ăn dặm, bé thường được làm quen với cháo loãng hoặc bột trước.

Sau đó mẹ tăng dần độ sánh đặc, lợn cợn của cháo và thức ăn đi kèm để vừa luyện cho con nhai thực phẩm. Như vậy vừa giúp kích thích men tiêu hóa được tiết ra nhiều hơn và thúc đẩy hoạt động của dạ dày.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bé mấy tháng ăn được lươn? Những lưu ý khi cho trẻ ăn lươn mẹ cần biết

Tỷ lệ gạo – nước là bước cơ bản để mẹ có được cách nấu cháo cho bé ăn dặm hợp lý nhất. Mẹ có thể tham khảo cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật để đong đếm lượng gạo và nước thích hợp cho từng giai đoạn ăn dặm của con.

Mẹ cũng có thể dựa theo bảng công thức nấu cháo dinh dưỡng dưới đây nhưng nên chú ý đến khả năng nhai, nuốt của bé. Nếu bé đã sẵn sàng để ăn cháo đặc hơn thì không cần thiết phải giữ tỷ lệ gạo-nước như trong bảng.

Giai đoạn ăn dặm Tỷ lệ gạo:nước Lượng gạo (g)* Lượng nước (ml)
Bé 6-7 tháng tuổi 1:12 20 250
1:10 20 200
Bé 8-11 tháng tuổi 1:8 30 250
1:6 40 250

Chú ý: Khi mẹ đong gạo bằng muỗng canh thì có thể quy 1 muỗng gạo = 5g.

Nếu mẹ không nấu cháo cho bé mỗi ngày mà nấu sẵn cháo để trữ đông và mỗi ngày lấy ra một lượng nhất định để chế biến cháo ăn dặm cho bé thì nên nấu theo tỷ lệ gạo, nước là 1:5.

Khi rã đông cháo, mẹ thường sẽ cho thêm các thực phẩm khác và nước vào nên nếu ban đầu nấu quá nhiều nước sẽ làm cháo bị loãng.

Khi đã nắm được tỷ lệ gạo và nước, mẹ không thể bỏ qua bước tiếp theo là chọn nguyên liệu thích hợp để nấu cháo ăn dặm cho bé cưng.

Nguyên liệu không chỉ quyết định độ thơm ngon của món ăn mà còn đảm bảo được nguồn dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé trong năm đầu đời. Cụ thể:

– Cách nấu cháo cho bé ăn dặm giai đoạn 4-6 tháng

Nguyên liệu chủ yếu cho các thực đơn ăn dặm là thực vật, bao gồm rau, củ, quả, ngũ cốc và sữa.

Mẹ nên chọn:

Các loại rau có lá xanh thẫm và chỉ dùng lá, không nên dùng cọng, thân. Các loại củ, quả có thể nấu mềm như cà rốt, cà chua, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, các loại đậu, táo, lê…

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách nấu cháo gấc cho bé, món ăn bổ dưỡng cho đôi mắt khỏe mạnh

Mẹ nên hạn chế:

Các loại rau, củ có thể gây dị ứng như lạc (đậu phộng), lúa mì, lúa mạch, đậu nành, bắp. Nếu muốn dùng các nguyên liệu này để nấu cháo cho bé, mẹ nên thử theo dõi phản ứng dị ứng thực phẩm bằng cách:

  • Chỉ nấu riêng lẻ từng loại nguyên liệu và theo dõi phản ứng của bé sau 3 lần ăn.
  • Nếu bé xuất hiện những dấu hiệu như đỏ mắt, nổi mẩn đỏ, ngứa da, khó thở… thì nên loại bỏ loại thực phẩm này khỏi danh sách nguyên liệu nấu ăn cho bé.
Cách nấu cháo ăn dặm cho be 4 tháng
Món cháo rau củ là thích hợp nhất cho bước khởi đầu cách nấu cháo ăn dặm cho bé

Mẹ có thể giới thiệu đến bé rất nhiều nguyên liệu từ động vật như thịt, cá, trứng, tôm hoặc cháo thịt gà cho bé.

Mẹ nên chọn: Thịt nạc, mềm và các loại cá béo. Không nên ăn cá quá 3 lần/tuần. Nếu bé hay dị ứng thì không nên ăn trứng và tôm trong giai đoạn này. Lượng thịt, cá trong bữa ăn của bé giai đoạn này là khoảng 15g/phần ăn.

Mẹ nên hạn chế: Các loại hải sản có vỏ cứng như trai, sò, hào… chưa thích hợp với bé trong giai đoạn này vì có thể làm tăng nguy cơ dị ứng.

Việc nêm nếm gia vị khi con ăn dặm rất cần được chú ý. Bởi nếu mẹ nêm nếm gia vị từ quá sớm thì con sẽ bị lệ thuộc vào hương vị của các loại gia vị này và trở nên kén ăn hơn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách nấu cháo gấc cho bé, món ăn bổ dưỡng cho đôi mắt khỏe mạnh

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm lý tưởng nhất là nên hạn chế sử dụng muối hay đường trong đồ ăn của bé. Nếu muốn thức ăn thơm ngon và bớt đơn điệu, mẹ nên dùng các nguyên liệu là rau củ có vị ngon tự nhiên như cà rốt, tôm, cua, củ cải…

Cách nấu cháo ăn dặm cho be 4 tháng
Rau củ, thịt cá và các loại ngũ cốc nguyên hạt đều có vị ngọt tự nhiên nên mẹ không nhất thiết phải nêm thêm gia vị

Cách bảo quản cháo ăn dặm

Trữ đông là cách an toàn và hiệu quả nhất để bảo quản các nguyên liệu nấu cháo cho bé. Mẹ có thể tranh thủ ngày cuối tuần để mua các loại nguyên liệu khác nhau, rửa sạch, nấu chín, xay nhuyễn và chia đều thành các phần vừa ăn rồi để đông đá.

Lượng thức ăn nên vừa phải để dùng hết trong 1 tuần, tránh để lâu mất chất dinh dưỡng. Mẹ nên đong đếm lượng nguyên liệu sao cho vừa trong 1 phần ăn của bé, tránh để thức ăn dư thừa.

Nếu nấu một lượng cháo nhiều để ăn 3 bữa trong ngày, mẹ nên hâm lại trước mỗi lần cho bé ăn.

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm không hề cầu kỳ như nhiều mẹ vẫn nghĩ mà thậm chí còn có phần “tiện lợi” vì không phải nêm nếm và có thể chuẩn bị sẵn tất tần tật và chỉ cần cho vào lò vi sóng để hâm lại khi cần thiết.

Mẹ ơi, thỏa sức sáng tạo những món cháo ngon cho cục cưng nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


Page 2

So với những tháng đầu đời, việc chuẩn bị thức ăn dặm cho bé dễ gây khó khăn cho mẹ hơn vì không chỉ số lượng, chủng loại mà cả hương vị đều cần được chú ý. Mục tiêu quan trọng nhất lúc này là làm sao cho bé chấp nhận các loại thức ăn mới và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con

Cách nấu cháo ăn dặm cho be 4 tháng
Đừng bỏ lỡ những lưu ý quan trọng giúp lần đầu cho bé ăn dặm dễ dàng hơn, mẹ nhé!

Gạo và yến mạch là những loại ngũ cốc “hiền” nhất, bởi hầu hết các bé đều không bị dị ứng với 2 loại thực phẩm này. Ngoài ra, theo các chuyên gia, mẹ không nhất thiết phải cho bé bắt đầu bằng ngũ cốc. Chuối hay bơ cũng đều phù hợp cho khởi đầu ăn dặm của bé.

Sau 8 tháng hoặc sớm hơn một chút, mẹ có thể cho bé ăn trái cây tươi chín mềm nếu bé không gặp phải bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào. Riêng với bơ và chuối, mẹ không cần phải nấu chín trước khi cho bé ăn.

Rau củ, bao gồm khoai lang – bí đỏ – đậu cove

Cho bé ăn rau củ nấu chín cho đến khi bé được hơn 1 tuổi hay khi bé đã có thể nhai tốt và không bị nghẹn/hóc thức ăn khi ăn.

Lần đầu cho bé ăn dặm với chất đạm

Trong giai đoạn mới bắt đầu, chất đạm chưa thực sự cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của bé. Tuy nhiên, nếu có cho bé ăn thịt, mẹ nên nấu chín kỹ. Tuyệt đối không cho bé nếm thử thịt hay cá sống, dù chỉ với một lượng rất nhỏ.

Chế phẩm từ sữa

Trẻ dưới 12 tháng tuổi có hệ tiêu hóa còn non nớt nên chưa thể tiêu hóa được sữa tươi, sữa bò. Vì vậy, trong giai đoạn này, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn bổ sung canxi và chất dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ.

Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé sẽ khác nhau trong từng giai đoạn. Vì vậy, thay vì “chăm chăm” theo công thức cố định, mẹ nên quan sát thái độ, thói quen của bé để thay đổi cho phù hợp.

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên, cho bé ăn bao nhiêu?

Lần đầu tiếp xúc với thức ăn khác ngoài sữa mẹ, bé chỉ có thể ăn được khoảng 1/2 muỗng nhỏ. Mẹ không nên kỳ vọng rằng bé sẽ ăn nhanh và nhiều trong lần đầu tiên này. Khi lớn và quen hơn với các loại thực phẩm, khẩu phần ăn của bé sẽ tăng thêm.

Tuy nhiên, sữa vẫn là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho bé ở giai đoạn này. Kích thức dạ dày của bé lúc này bằng cỡ một nắm tay của bé nên bé sẽ chưa ăn được nhiều và chưa đủ để có thể gọi là một bữa ăn. Vì thế, cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên là mẹ không nên quá đặt nặng việc ăn dặm của bé vào lúc này.

Trong những lần đầu tập ăn, một số bé sẽ tìm cách nhè thức ăn ra ngoài. Đây là một dấu hiệu bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé chưa thực sự sẵn sàng ăn dặm. Mẹ nên quan sát thêm các dấu hiệu và cử chỉ của bé để chắc chắn thời điểm phù hợp cho bé ăn dặm.

Nhu cầu về sữa của bé từ 0 – 12 tháng tuổi

Để đảm bảo cho nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn dinh dưỡng, mẹ nên đặc biệt lưu ý đến lượng sữa bé tiêu thụ mỗi ngày. Cố gắng cho bé bú đúng theo nhu cầu và phù hợp với độ tuổi.

0 – 3 tháng: bú mẹ mỗi 1 – 3 tiếng/lần hay 540 – 1200 ml sữa công thức/ngày

4 – 5 tháng: bú mẹ mỗi 2 – 4 tiếng/lần hay 720 – 1300 ml sữa công thức/ngày

6 – 8 tháng: bú mẹ mỗi 3 – 4 tiếng/lần hay 720 – 1100 ml sữa công thức/ngày

9 – 12 tháng: bú mẹ mỗi 4 – 5 tiếng/lần hay 720 – 900 ml sữa công thức/ngày

Từ 12 tháng trở lên, mẹ có thể cho bé làm quen với sữa tươi nguyên kem và dùng thêm một số chế phẩm khác từ sữa như yogurt, phô mai…

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.