Cách mở bài nghị luận về tư tưởng đạo lí

Đối với học sinh, một trong những phần các em thường bối rối khi viết văn nghị luận là phần mở bài. Tuy đây không phải là phần trọng tâm của bài văn nhưng nó là phần không thể thiếu, góp phần làm nổi bật vấn đề. Nhiều em học sinh còn lúng túng, mất khá nhiều thời gian cho phần này.Vậy hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!

Đề bài: Nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí
 

I. Dàn ý nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí (Chuẩn)


1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

2. Thân bài

- Giải thích: Nghĩa đen=> nghĩa bóng. Ăn quả thì phải nhớ đến người trồng cây=> Sống ở đời phải biết ơn, nhớ ân nghĩa
- Biểu hiện: Biết ơn với những người đã ban ơn, tôn trọng yêu quý người giúp đỡ mình...=> dẫn chứng: con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ,...(Còn tiếp)

Đất nước Việt Nam ta đã trải qua nghìn năm văn hiến, biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử, với một nền văn hóa phong phú. Trong đó, văn hóa đạo đức được ông cha ta đặt lên hàng đầu. Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một trong những bài học đạo đức mà ông cha ta luôn nhấn mạnh. Đúng vậy, lòng biết ơn luôn là một đức tính quan trọng của mỗi cá nhân, cũng như cả toàn xã hội.

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"- một câu tục ngữ đầy ngắn gọn mà xúc tích, dễ hiểu. Ý câu tục ngữ muốn nói, người được ăn những trái quả thơm ngon thì hãy nhớ đến người đã dày công chăm lo, tưới bón cho cái cây. Để có một trái ngọt, phải trải qua bao quy trình, từ vun trồng, chăm sóc, trải qua năm tháng mới kết quả, người trồng đã phải bỏ nhiều công sức. Cũng từ câu tục ngữ, ông cha ta muốn nhấn mạnh một bài học đối với con cháu đó là, sống ở đời thì phải biết ơn, sống có tình có nghĩa với mọi người.

Lòng biết ơn luôn tồn tại trong mỗi con người, sống có ân, có tình, có nghĩa. Họ luôn cảm thấy biết ơn, trân trọng đối với những người đã mang điều tốt đẹp cho mình. Họ luôn sống thật tốt, có tấm lòng thủy chung sâu sắc, luôn đối xử tốt với mọi người. Những người con, người cháu luôn cảm ơn công sinh thành, sinh dưỡng của cha mẹ, ông bà. Ông bà, cha mẹ đã nuôi nấng chúng ta, từ khi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, đến lúc chập chững biết đi và đến khi trưởng thành... Họ luôn dành tình cảm yêu thương cháy bỏng, luôn lo lắng quan tâm cho ta. Mỗi chúng ta có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc như bây giờ, có một sức khỏe tốt, tất cả nhờ vào người thân của mình đã chăm sóc dạy dỗ. Vì vậy, hãy luôn biết ơn, đối xử với họ thật tốt.

Những thứ chúng ta có và đang sử dụng, đều có mồ hôi công sức của bao người. Những hạt cơm trắng dẻo chúng ta ăn hằng ngày, là bao mồ hôi nắng mưa sương gió của những người dân ngày ngày ra đồng chăm bón để cho ra những hạt gạo. Hay giờ ta có thể cười vui vẻ, hạnh phúc bên người thân gia đình, bạn bè bởi chúng ta đang sống trong một đất nước có nền hòa bình, độc lập tự do yên ổn. Mà để được yên ổn như vậy, bao nhiêu thế hệ cha anh đã phải ngã xuống để bảo vệ độc lập tự do cho con cháu đời sau. Để có "trái thơm quả ngọt", tất cả đều phải trải qua những quá trình dài và tốn nhiều công sức, cho nên chúng ta luôn phải nhớ công ơn những người đã làm ra "trái thơm" ấy cho chúng ta. Dân tộc ta luôn có truyền thống " ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "uống nước nhớ nguồn", và luôn được đặt lên hàng đầu. Chúng ta có ngày 10/3 ngày giỗ tổ Hùng Vương, nhớ công ơn của các vua Hùng đã có công dựng nước. Ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam để tôn vinh, bày tỏ sự tri ân công lao dạy dỗ của thầy cô, hay ngày 27/7 ngày thương binh liệt sĩ, để tưởng nhớ những người anh hùng đã hy sinh vì Tổ quốc...

Những người sống có lòng biết ơn sẽ là một nhân tố, một hạt giống tốt của cộng đồng xã hội. Khi con người biết quý trọng các thành quả mà người khác tạo ra, họ sẽ biết chia sẻ, đồng cảm hiểu cho nhau hơn. Thật đáng buồn thay cho những con người sống vô ơn. Họ là những con người sống vô cảm. Ta hẳn cũng biết đến nhiều vụ việc thương tiếc khi con cái bỏ rơi cha mẹ, không chăm sóc cha mẹ. Những người đó thật đáng lên án, và sau này họ cũng sẽ không có một cuộc sống yên ổn vì lối sống vô ơn, bạc tình, bạc nghĩa.

Đền ơn, đáp nghĩa là một truyền thống tốt đẹp của Việt Nam ta. Mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức này, giữ gìn nét đạo đức đẹp của dân tộc. Là một học sinh, mỗi chúng ta càng phải nhận thức rõ, hãy là con ngoan, trò giỏi, làm một công dân có ích góp phần thúc đẩy phát triển đất nước ngày một tiến bộ hơn.

----------------------HẾT---------------------

Để luyện tập kĩ năng viết bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, các em có thể tham khảo thêm những bài văn mẫu tuyển chọn được giới thiệu như: Nghị luận xã hội: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp, Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình, Nghị luận về câu nói: Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu, Nghị luận về câu nói: Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới.

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là dạng đề thường gặp trong các đề thi đại học, trung học phổ thông quốc gia, vì vậy việc rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận là vô cùng quan trọng. Để thành thạo hơn trong kĩ năng viết bài, các bạn hãy tập viết bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí mà mình tâm đắc nhất. Để có thêm những gợi ý thú vị cho quá trình viết bài, các bạn hãy cùng tham khảo bài văn mẫu mà chúng tôi giới thiệu bên dưới đây nhé!

Bàn về truyền thống tôn sư trọng đạo Nghị Luận xã hội Học hỏi là việc làm suốt đời Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, soạn Văn lớp 9 Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh), soạn văn lớp 11 Nghị luận xã hội Vấn đề lý tưởng sống của thanh niên

 

Đối với học sinh, một trong những phần các em thường bối rối khi viết văn nghị luận là phần mở bài. Tuy đây không phải là phần trọng tâm của bài văn nhưng nó là phần không thể thiếu, góp phần làm nổi bật vấn đề. Nhiều em học sinh còn lúng túng, mất khá nhiều thời gian cho phần này.

Chúng tôi hướng dẫn các em một số “mẹo vặt ” để viết mở bài. Bài viết có 2 phần : Phần 1 hướng dẫn chung, phần 2 là một số mẹo vặt dành cho học sinh yếu.

I. Hướng dẫn chung

Phần mở bài trong văn nghị luận là phần đặt vấn đề, thông thường có hai cách:

– Trực tiếp: Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên khi mở bài trực tiếp, ta cũng phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà trường. Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm, nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, tuy nhiên thường khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn cho bài viết.

Nếu đề bài yêu cầu nghị luận về tác phẩm thì mở bài phải giới thiệu được tên tác giả, tên tác phẩm, trích dẫn khổ thơ, hoặc giới thiệu vấn đề nghị luận.

– Gián tiếp: Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề.Mở bài theo cách này tạo được sự uyển chuyển, linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người đọc, tuy nhiên kiểu mở bài này dễ dẫn đến sự lan man, lạc đề cho bài viết.

Những bạn học yếu nên mở bài theo cách thứ nhất ( không phải nghĩ nhiều, nhưng không được điểm giỏi)

* Ví dụ minh họa 1

Đề bài : Bàn về quan niệm sống.

- Mở bài trực tiếp:

Trong cuộc sống mỗi người đều có quan niệm sống riêng. Có người chỉ sống vì tiền tài danh vọng mà quên đi giá trị đích thực của cuộc sống.Quan niệm sống tốt là sự hài hòa giữa danh vọng ,tiền bạc với các mối quan hệ và giá trị của con người với thiên nhiên,không bị chi phối bởi vật chất, sống hết mình, làm việc hết mình. (Bài viết của học sinh)

- Mở bài gián tiếp:

Nhà văn Pháp Đ.Đi-đơ-rô từng quan niệm “ Nếu không có mục đích ,anh không làm được gì cả.Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích bình thường.Đây là quan niệm đúng và rất phù hợp với chúng ta.Trong cuộc sống mỗi người đều có một lí tưởng sống riêng để tự vươn tới,tự hoàn thiện và phát triển bản thân. Bất kì ai cũng cần tự tạo cho mình một lí tưởng và có lòng quyết tâm theo lí tưởng ấy ”. (Bài viết của học sinh)

Đối với nghị luận văn học, các em cũng làm tương tự.

* Ví dụ minh họa 2

Đề bài :

Phân tích tình huống truyện độc đáo trong Vợ nhặt của Kim Lân

– Mở bài trực tiếp:

“Vợ nhặt” được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng là một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo ra những giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc cho truyện ngắn chính là việc Kim Lân đã xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo.

- Mở bài gián tiếp:

Đối với nghệ thuật truyện ngắn, tạo ra được một tình huống độc đáo mới lạ để làm bật nổi vấn đề, bật nổi tâm trạng, tư tưởng, tính cách của các nhân vật và chủ đề của tác phẩm là một điều có ý nghĩa then chốt. Một truyện ngắn đặc sắc là nhờ được tổ chức chung quanh một tình huống như thế, và Vợ nhặt của Kim Lân là một trường hợp tiêu biểu.

* Ví dụ minh họa 3

+ Nói đến Chính Hữu không thể không nói đến bài thơ “Đồng chí”.Bài thơ như một điểm sáng trong tập “Đầu súng trăng treo”- tập thơ viết về đề tài người lính của ông. (mở bài trực tiếp)

+ Đề : Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.

Khi “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan ra đời, tôi chắc ít ai nghĩ rằng, thân phận người nông dân dưới ách đế quốc phong kiến lại có thể có một nỗi khổ nào hơn những nỗi khổ của chị Dậu, anh Pha. Nhưng khi Chí Phèo bước ra từ những trang sách của Nam cao, thì người ta mới nhận ra rằng đây là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa. Hình ảnh Chí Phèo qua tác phẩm cùng tên của Nam Cao đã khắc họa một cách đầy ám ảnh hình tượng đó

II. Mẹo viết phần mở bài cho học sinh yếu

Dưới đây sẽ là cách mở bài an toàn cho các bạn học sinh yếu, cách này chỉ áp dụng trong trường hợp vào phòng thi tâm lí hồi hộp, không nghĩ ra được mở bài, vậy thì hãy bỏ ra 5 phút để học thuộc những “mẫu ” có sẵn, vào phòng thi chỉ việc thay tên tác phẩm, tên nhân vật, hoặc thay vấn đề nghị luận là được. Cụ thể, ví dụ mở bài sau :

Nam Cao là một cây bút chuyên về truyện ngắn. Ông đã rất thành công ở các tác phẩm khai thác đề tài về những con người bị tha hóa trong xã hội cũ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là truyện ngắn ” Chí phèo “. Tác phẩm khắc họa thành công chân dung nhân vật Chí phèo, người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa.

Các em có thể dùng mở bài này cho rất nhiều tác phẩm liên quan : ví dụ
+ Kim Lân là một cây bút chuyên về truyện ngắn. Ông đã rất thành công ở các tác phẩm khai thác đề tài người nông dân trong xã hội cũ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là truyện ngắn ” Vợ nhặt”. Tác phẩm khắc họa thành công chân dung nhân vật Bà cụ Tứ, một bà mẹ nông dân nghèo, có tấm lòng nhân hậu….

+ Nguyễn Tuân là một cây bút chuyên về truyện ngắn. Ông đã rất thành công ở các tác phẩm khai thác đề tài về những con người tài hoa trong xã hội cũ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là truyện ngắn ” Chữ người tử tù “. Tác phẩm khắc họa thành công chân dung nhân vật Huấn cao, một người tài hoa xuất chúng, có khí phách và thiên lương trong sáng…

Các em có thể ” chế ra hàng loạt những mở bài tương tự, kể cả những đề thuộc lĩnh vực khác, ví dụ: Huy cận là một cây bút xuất sắc trong phong trào thơ mới. Ông đã rất thành công ở các tác phẩm khai thác đề tài phong cảnh sông nước quê hương. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là Bài thơ “Tràng giang” . Bài thơ được gợi hứng từ cảnh sông hồng mênh mang sóng nước…

Dễ quá phải không nào ! vậy thì các em hãy viết sẵn vài mẫu mở bài, để dùng trong những trường hợp cần thiết nhé.

Tất nhiên, Ad không khuyến khích các em đạo văn, sao chép, vì văn chương không chấp nhận điều đó, nhưng ” bước đường cùng” thì cũng phải dùng đến những mẫu có sẵn này thôi ( !!! ).

Một số mẫu có sẵn, các em có thể học thuộc :

1. Xây dựng một hình tượng nhân vật đã khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay động và chiếm trọn trái tim người đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà thơ/nhà văn … đã làm được điều đó. Nhân vật “ABC/XYZ” của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh của một ( tùy đề bài yêu cầu phân tích nhân vật nào thì khái quát nhân vật đó)

2. Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi mãi với thời gian.

Tác phẩm “ABC/XYZ” của nhà văn/ nhà thơ….là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như thế.

Đặc biệt là trích đoạn….( nếu người ta yêu cầu phân tích đoạn trích)

3. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã góp thêm những trang vàng vào lịch sử dân tộc. Đã có rất nhiều văn nghệ sẽ đã có được cảm hứng sáng tác từ đề tài này. Chính vì vậy đây cũng là giai đoạn văn học có nhiều thành công góp phần làm rạng rỡ nền văn học nước nhà.

”…….” Của nhà văn/ nhà thơ ……… là một trong những đóng góp như vậy.

Hình ảnh của những người lính quả cảm, kiên cường, ngày đêm chiến đấu bảo vệ đất nước/ Nhân vật chính trong tác phẩm ( tên) …đã thật sự để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc (Mở bài như thế này chỉ áp dụng với các bài văn viết về chiến tranh, người lính), ví dụ: Tây Tiến,…

4. Trong trái tim mỗi con người luôn có một khoảng dành riêng cho quê hương, tình cảm ấy dạt dào cháy bỏng & có sức sống mãnh liệt, bền bỉ. Đặc biệt trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm, tình cảm ấy càng tỏa sáng rạng ngời. Với ngòi bút sắc sảo chân thực cùng tâm hồn đồng cảm sâu sắc, nhiều nhà văn VN hiện đại đã khắc họa thành công hình ảnh con ng VN có tình yêu làng quê tha thiết. Nhưng có lẽ thành công hơn cả là nhà văn…. Với nhân vật……..

5. Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi kịch, một Chị Dậu tủi hờn… Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy làm chủ đời mình. Một trong những nhân vật văn học nữ tiêu biêu biểu là nhân vật…. của nhà văn/ nhà thơ…..

Cái này áp dụng cho Truyện Kiều, Chiếc Thuyền Ngoài Xa, Vợ Chồng A Phủ.

6. Trong vô số những nạn nhân của xã hội phong kiến có một tầng lớp mà hết thảy các nhà văn nhân đạo đều đau xót trân trọng và tập chung viết về họ đó là người phụ nữ. trong số những tác phẩm viết về đề tài này nổi bật nhất phảI kể đến tác phẩm….