Cách lấy vi trường kính hiển vi

Hướng dẫn sử dụng kính hiển vi 2 mắt, model: MBL 2000

Phùng Ngọc Lợi2017-11-16T04:27:33+07:00
By Phùng Ngọc Lợi Hướng dẫn sử dụng

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI 2 MẮT

Hãng sản xuất: KRUSS ĐỨC

Model: MBL2000

Cách lấy vi trường kính hiển vi

Thông số kỹ thuật

Độ phóng đại : 1000 lần

Đầu thị kính 2 mắt, đã xử lý chống mốc, phản xạ ánh sáng bằng lăng kính cho hình ảnh sáng, rõ. Độ nghiên 450, có thể xoay tròn 3600, có thể điều chỉnh khoảng cáhc 02 mắt 55-75 mm.

02 Thị kính : 10 X với chiều dài tiêu cự 25mm và thị trường với đường kính 18mm

04 Vật kính tiêu sắc : DIN 4X, 10X, 40X, 100 X (dùng dầu)

Bàn trượt linh động (gồm 2 núm điều chỉnh)

Tụ quang 1.25 NA ABBE

Hệ quang : dùng đèn Tungsten 6V 20W

Nguồn điện : 220V 50Hz

Cấu tạo kính hiển vi 2 mắt

Cách lấy vi trường kính hiển vi

Cách sử dụng kính hiển vi

Kiểm tra kính hiển vi

Đặt kính vào vị trí làm việc, cắm điện hoặc quay gương phản chiếu về phía ánh sáng, đặt kính trên bàn cho ngay ngắn ở tư thế có lợi nhất cho người quan sát. Khi quan sát tiêu bản cần sử dụng cả 2 mắt, mắt trái dùng quan sát, mắt phải dùng để ghi chép hoặc vẽ, không nên nheo một mắt lại để xem, vì như thế rất dễ mỏi mệt và đau đầu. Cần luyện tập để có thể xem kính bằng cả hai mắt.

Quan sát tiêu bản tươi với vật kính khô

Không dùng tụ quang kính và bộ phận chắn sáng, nhất là đối với vật kính có độ phóng đại thấp (38), khi nguồn sáng hẹp thì dùng gương phẳng với vật kính có độ phóng đại thấp, dùng gương lõm với vật kính có độ phóng đại cao (340), khi nguồn sáng rộng thì dùng gương nào cũng được. Hạ thấp tột cùng tụ quang kính và ít mở bộ phận chắn sáng.

Quan sát tiêu bản nhuộm với vật kính dầu

Luôn luôn sử dụng tụ quang kính, nâng cao tụ quang cho sát vào tiêu bản.

Khi sử dụng tụ quang kính cần chú ý mấy điểm:

Đặt phiến kính lên khay kính và cố định, dùng vật kính có độ phóng đại thấp để có ảnh trong môi trường trước. Hạ thấp vật kính cho sát gần tiêu bản (khi hạ vật kính mắt nhìn ngoài để tránh đè mạnh làm vỡ tiêu bản). Theo dõi trong ống kính, rồi từ từ vặn ốc sơ cấp lên, đến khi trông thấy ảnh (thường có hình chớp) thì ngừng vặn ốc sơ cấp và bắt đầu sử dụng ốc vi cấp, vặn hết sức chậm đến khi thấy ảnh rõ nét thì thôi (có thể vặn tới hoặc vặn lui). Sau khi đã điều chỉnh tiêu điểm với vật kính độ phóng đại thấp thì quay vật kính đó ra, nhỏ một giọt dầu bạch hương vào điểm định soi trên tiêu bản, không để giọt dầu lan rộng ra, xoay đầu vật kính dầu vào, và vặn vật kính dầu sát xuống tiêu bản ngậm vào giọt dầu, chú ý mắt nhìn ngoài đẻ dừng vặn sát quá sẽ đè vỡ phiến kính, đến khi thấy chớp ảnh, tức là ảnh đã trông thấy nhưng chưa thấy rõ, lúc này điều chỉnh ốc vi cấp cho đến khi ảnh vật rõ nét trong thị trường.

Cách bảo quản kính hiển vi:

Khi lấy kính từ trong hộp kính hiển vi ra, dùng tay phải nắm chắc, kéo kính ra theo hướng nằm ngang, không để đụng vào thành hộp, sau đó dùng tay trái đỡ chân kính để mang đi (bao giờ cũng phải dùng 2 tay khi di chuyển). Nếu mang đi xa phải cố định chắc chắn để tránh bị lắc.

Không được sờ tay vào đầu vật kính và thị kính, nếu bẩn có thể dùng vải mềm hoặc giấy lau kính để lau. Vật kính dầu dùng xong lấy vải mềm mịn hay giấy dai mịn lau sạch dầu bạch hương ở đầu vật kính, sau đó tẩm xylon lau cho hết dầu (xylon có tác dụng làm tan dầu bạch hương). Cuối cùng lau lại một lần nữa bằng vải mềm, mịn hay giấy mềm.

Khi dùng xong phải xoay các bộ phận của kính về đúng vị trí quy định, không được để vật kính nằm trong trục kính như lúc quan sát mà phải đặt đúng lỗ mù hoặc xoay vật kính ra hai bên và vặn cho áp sát xuống đĩa kính, tụ quang hạ thấp xuống, gương phản chiếu xoay dọc thân kính. Toàn bộ kính đều coi như ở trạng thái nghỉ.